Lời Nguyện Trong Cơn Dịch Bệnh

13 Tháng Ba 202011:35 CH(Xem: 2620)

THÔNG BÁO

Lời nguyện trong cơn dịch bệnh

Đây là lời nguyện chính thức của Hội đồng Giám mục Việt Nam để cầu nguyện trong cơn dịch bệnh Covid-cau nguyen19. 

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi toàn năng
chúng con đang họp nhau cầu nguyện,
tha thiết nài xin cho cơn dịch bệnh mau chấm dứt.
 

Lạy Chúa Cha giàu lòng thương xót
xin nhìn đến nỗi thống khổ
của đoàn con trên khắp thế giới,
đặc biệt tại những nơi dịch bệnh đang hoành hành.
Xin củng cố đức tin của chúng con,
cho chúng con hoàn toàn tín thác
vào tình yêu quan phòng của Cha.
 

Lạy Chúa Giêsu là Đấng cứu độ duy nhất,
là vị lương y đầy quyền năng và lòng thương xót,
xin thương cho các bệnh nhân sớm được chữa lành,
và an ủi các gia đình đang gặp khó khăn thử thách.
Xin cho lời chúng con khiêm tốn cầu nguyện,
được chạm tới trái tim nhân lành của Chúa,
xin giảm bớt gánh nặng khổ đau,
và cho chúng con cảm nhận được bàn tay Chúa
đang ân cần nâng đỡ chúng con.
 

Lạy Chúa Thánh Thần là nguồn sức mạnh tình yêu,
xin soi sáng các vị hữu trách và những người có khả năng,
giúp họ sớm tìm ra phương thuốc chữa trị dịch bệnh,
xin ban cho các bác sĩ và nhân viên y tế
sức mạnh của tình thương và lòng nhiệt thành quảng đại,
luôn tận tâm tận lực phục vụ các bệnh nhân.
 

Chúng con xin trao vào đôi tay từ mẫu của Mẹ Maria,
những lời khẩn nguyện trong cơn đại nạn,
nhờ lời Đức Mẹ chuyển cầu,
xin Chúa nhận lời chúng con. Amen
 

Bà Rịa, ngày 17-02-2020
Đã ký
+ Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn
Chủ tịch Ủy Ban Phụng Tự / HĐGMVN

Truyền thông HĐGMVN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
– Vào thứ Ba 8-12-2020, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã công bố Năm Thánh Giuse, để kỷ niệm 150 năm ngày thánh nhân được công bố là người bảo trợ Giáo hội hoàn vũ. Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết ngài thiết lập Năm Thánh này để “mọi tín hữu theo gương Thánh Giuse, củng cố đời sống đức tin bằng cách hằng ngày thực hiện trọn vẹn ý muốn của Chúa.” Dưới đây là những điều bạn cần biết về Năm Thánh Giuse: Tại sao lại có những năm được mang các chủ đề cụ thể (từ Giáo hội)? Giáo hội cử hành diễn trình của thời gian qua lịch phụng vụ - bao gồm các lễ như Phục sinh và Giáng sinh, và các mùa như Mùa Chay và Mùa Vọng. Ngoài ra, các vị Giáo hoàng còn có thể dành riêng những khoảng thời gian nào đó để Giáo hội suy ngẫm sâu sắc hơn về một khía cạnh cụ thể của giáo huấn hoặc niềm tin Công giáo. Một số năm trước đây đã được các vị giáo hoàng gần đây chọn lựa như thế, bao gồm Năm Đức Tin, Năm Thánh Thể và Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Tại Việt Nam, ít ai biết được rằng 150 năm trước khi thi hào Nguyễn Du qua đời (1820), văn chương Công giáo đã có một tác phẩm lục bát bằng chữ Nôm đạt mức tuyệt tác: Tác phẩm Sấm Truyền Ca (1670), diễn ca 5 quyển đầu của Cựu Ước, do cha Lữ Y Đoan, một trong những linh mục thế hệ đầu của địa phận Đàng Trong. Cũng chính năm 1820 tác phẩm được phiên âm sang chữ quốc ngữ. Sau một vận mệnh hẩm hiu suốt hơn ba trăm năm, cuối thế kỷ XX chỉ còn hơn 1/5 tác phẩm sống sót: Sách Sáng Thế Ký (Tạo đoan kinh) và 21 chương đầu của sách Xuất Hành (Lập quốc kinh). Năm 1993 một số trí thức Công giáo đã thực hiện hồ sơ “Về các tác giả Công giáo thế kỷ XVII-XIX”, do Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Tp HCM ấn hành. Quyển sách đã giới thiệu tác phẩm Sấm Truyền Ca đến công chúng.
Từ ngữ: tuyên thánh đúng hơn là phong thánh: Từ phong thánh quen dùng trong tiếng Việt, nguyên ngữ từ tiếng Hy Lạp “Kanon” có nghĩa là thước đo hay tiêu chuẩn hay được nhìn nhận là có giá trị. Ý nghĩa nầy được tìm thấy trong động từ canonizare của tiếng La tinh, rồi canoniser trong tiếng Pháp và Canonize trong tiếng Anh. DHYThuan-ChaDiep.jpg Những tín hữu trong thế kỷ đầu đã phong thánh cho các Tông Đồ khi gọi các Ngài là Thánh. Những vị tử đạo cũng được gọi là thánh. Rồi những thế kỷ kế tiếp, những giáo dân có đời sống thánh thiện, nêu gương sáng và thành mực thước cho người đời cũng được tuyên bố “đang ở trên thiên đàng” tức là thánh. Như vậy theo từ Kanon và theo truyền thống, Giáo Hội không hề phong thánh hay không hề làm cho ai thành thánh cả. Giáo Hội, qua thời gian cầu nguyện lâu dài và qua những phép lạ được thực hiện nhờ lời chuyển cầu của ...
I. Nữ vương các thánh tử đạo 1) Tại sao Đức Maria được gọi là Nữ vương các thánh tử đạo? 2) Tại sao chọn Nữ vương các thánh tử đạo làm bổn mạng tỉnh dòng? 3) Tỉnh dòng có tình cảm gì đối với Nữ vương các thánh tử đạo? II. Nữ vương các chứng nhân 1) Tân ước có nền tảng cho tước hiệu Đức Maria “Nữ vương các chứng nhân” không? 2) Đức Maria đã sống đời chứng nhân đức tin như thế nào? 3) Tước hiệu “Nữ vương các chứng nhân” có ý nghĩa gì đối với chúng ta? ————- Đây không phải là lần đầu tiên tôi được mời chia sẻ với anh em nhân dịp bổn mạng tỉnh dòng. Vì không muốn lặp lại những điều đã trình bày cho nên năm nay tôi muốn tìm một lối tiếp cận mới liên quan đến danh hiệu bổn mạng tỉnh dòng, qua tựa đề: “Nữ Vương các tử đạo hay Nữ vương các chứng nhân?” Xin anh em hãy kiên nhẫn chịu tử đạo khi nghe bài suy niệm hơi dài, và có thể gây nhiều cú sốc.
Phan Tấn Thành Tại một số nhà thờ mới cất bên Việt Nam, người ta thấy trên Thập giá thay vì tượng Chúa chịu nạn lại có tượng Chúa Phục sinh hay Linh mục Thượng phẩm. Tại sao lại có sự thay đổi ấy? Từ sau công đồng Vaticanô II, người ta chứng kiến một số thay đổi trong lãnh vực phụng vụ. Thoạt tiên xem ra có vẻ mới, và khiến cho có người băn khoăn: phải chăng công đồng Vaticanô II đã thay đổi đức tin của Giáo hội? Thế nhưng nếu xét kỹ ra, thì nhiều sự thay đổi không hoàn toàn mới nhưng lấy lại truyền thống từ lâu đời của Giáo hội mà thôi. Tỉ như ngôn ngữ dùng trong phụng vụ: vào những thế kỷ đầu, phụng vụ được cử hành bằng tiếng địa phương, và thậm chí tại Rôma ngôn ngữ của phụng vụ là tiếng Hy-lạp, tức là tiếng giao thông thương mại thời đó, chứ không phải là tiếng La-tinh. Ta cũng có thể nói một cách tương tự như vậy về việc thay đổi tượng Chúa chịu nạn bằng tượng Chúa Phục sinh: đây không phải là sự canh tân, song là trở về nguồn.
Trả lời: Vâng, quả thật hộp sọ xuất hiện rất thường xuyên trong nghệ thuật Ki-tô Giáo và ngay cả ngày nay. Tôi có thể hiểu câu hỏi của bạn về thực hành này; bởi vì việc đặt hộp sọ ở khắp mọi nơi có vẻ như là một cái gì đó không lành mạnh – đặc biệt đối với những người đang sống trong một xã hội tiêu dùng và thế tục, nơi người ta thường lảng tránh suy nghĩ về những điều sâu sắc chẳng hạn như cái chết và những gì xảy ra sau đó. Một hộp sọ lành mạnh Khi nghệ thuật Ki-tô Giáo miêu tả những hộp sọ ở gần các vị thánh, nó tượng trưng cho sự khôn ngoan và thận trọng của các ngài. Hộp sọ là hình ảnh đại diện một cách sống động và hấp dẫn về cái chết của con người.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma. Hỏi: Thưa cha, liệu Thánh lễ cầu cho người khi còn sống là hiệu lực hơn (mạnh hơn) so với Thánh lễ cầu nguyện sau khi đã chết không? Thánh Anselmô (Anselm) và ĐGH Biển Đức XV đã nói Thánh lễ cầu cho khi còn sống là hiệu lực hơn. Xin cha bình luận việc này cho nhiểu người biết. - S. T., Chicago, Hoa Kỳ Đáp: Trong khi bạn đọc trên không cung cấp nguồn của các ý kiến này của thánh Anselmô (Anselm) và ĐGH Biển Đức XV, tôi vẫn cho đó là ý riêng của bạn ấy.Bằng cách nào chúng ta có thể nói rằng Thánh Lễ này là "mạnh hơn" (hiệu lực hơn) so với Thánh lễ kia?
Phụng vụ mừng lễ Các Thánh vào ngày đầu tháng 11, và ngày hôm sau, tưởng nhớ các người qua đời. Xét theo nguồn gốc lịch sử, lễ kính nào ra đời trước: việc kính nhớ các người qua đời có trước, hay lễ các thánh có trước? Linh mục Phan Tấn Thành trả lời. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải phân biệt nhiều vấn đề. Việc kính nhớ các linh hồn qua đời là một chuyện, còn việc dành ra một ngày trong năm để tưởng nhớ tất cả các linh hồn là chuyện khác. Một cách tương tự như vậy, kính nhớ các thánh là một chuyện, còn dành ra một ngày để kính nhớ tất cả các thánh là một chuyện khác. Chúng ta sẽ cố gắng đi từng bước một: chúng ta hãy khởi hành với thực tại ngày nay, rồi chúng ta sẽ đi lùi ngược lại dòng lịch sử. Ngày nay lễ tưởng nhớ các người qua đời diễn ra vào ngày hôm sau lễ các thánh. Từ khi nào lịch phụng vụ ấn định việc cử hành hai ngày lễ đó?
Cùng với lời kinh cầu nguyện với Đức Mẹ đã được Đức Thánh Cha đọc trong video trong Thánh lễ do Đức Hồng y Giám quản Roma cử hành tại đền thánh Đức Mẹ Tình yêu Chúa ngày 11/03 vừa qua, Đức Thánh Cha đề nghị thêm một kinh nguyện để các tín hữu cầu nguyện vào cuối buổi đọc kinh Mân Côi, xin Đức Mẹ bảo vệ thế giới khỏi đại dịch. Hồng Thủy - Vatican
Những ngày này, cả thế giới hồi hộp với sự lây lan nhanh chóng của virus Corona. Tại Trung Quốc, nhiều thành phố nội bất xuất, ngoại bất nhập. Bầu không khí u ám, chết chóc bao trùm nhiều nơi. Tại Việt Nam cũng như nhiều nước, nhà chức trách ráo riết vào cuộc để ngăn chặn cơn dịch nguy hiểm này. Là người Công Giáo, chúng ta không thể làm gì khác hơn là cầu nguyện trong cơn đại dịch này. Vì virus Corona xuất hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán bên Trung Quốc, nên virus này được đặt tên là corona/coronavirus Vũ Hán,
Bảo Trợ