Quà Noel cho Chuá Hài Đồng

15 Tháng Mười Hai 20213:00 CH(Xem: 5710)

Gởi tặng một món quà là chúng ta gởi trọn tâm tư tình cảm của mình trong đó, bạn có nghĩ vậy không?

Mùa Giáng sinh, bao nhiêu người đang đi tìm một món quà để tặng cho những người thân quen trong gia đình hay bè bạn, đến hôm nay thì chắc bạn đã chọn đủ các món quà rồi.

Còn một món quà cuối cùng dành cho Chúa Hài Đồng bạn đã chuẩn bị chưa?

blank

Có lẽ tôi cũng như bạn đều nghĩ Chúa thì cần gì những món quà! Hơn nữa nếu đặt một món quà bên hang đá thì có vẻ "lạnh lùng" quá, khác với khi chúng ta trao món quà cho người thân quen, họ vui mừng cầm lấy và nói lời cám ơn thật cảm động.

Còn Chúa Hài Đồng, có lẽ những trang trí, những hoa văn, những lồng đèn...chắc đủ rồi!

Trước đây tôi cũng nghĩ vậy đó bạn, tôi nghĩ quà cho Chuá Hài Đồng là những gì mà mọi người chuẩn bị cho mùa Giáng sinh chung quanh những hang đá là "ý nghĩa" rồi!

Thế rồi cuối cùng tôi mới biết là tôi đã thua xa các chú mục đồng của 2000 năm trước, họ chẳng có gì trong tay, ngoài vài chục con bò, con lừa với tâm hồn đơn sơ đến mừng Chúa Hài Đồng và khi ra về họ cũng chẳng để lại những bò lừa đó.

Họ đã đến với Chúa Hài Đồng bằng tấm lòng chân thành của họ, nghe một lời báo tin có vẻ mơ hồ của Thiên thần về một Đấng Cứu Thế vừa được sinh ra, vậy mà họ đã kéo nhau đi tìm và chúc mừng Ngài. Quà cho Chúa Hài Đồng chỉ là hơi thở ấm áp của bò lừa và tấm lòng của họ.

Bạn và tôi đã trải qua bao nhiêu mùa Noel, bao nhiêu chia sẻ của cuộc sống tâm linh, nhưng có thể chúng ta chưa thực sự cho Chúa Hài Đồng một món quà như thế, vậy bạn và tôi chúng ta ta dâng Chúa Hài Đồng một món quà thật ý nghĩa cho mùa Noel này nhé.

Món quà đó, có khi chẳng phải mua mà nó nằm ngay trong tâm hồn chúng ta, khi chúng ta thành tâm hướng về Ngài, hãy dâng cho Ngài tâm lòng của mình; nó nằm trong đôi bàn tay của mình khi chúng ta dẫn một cụ già qua đường, khi chúng ta chia sẻ một chiếc bánh nhỏ cho người nghèo khổ, hãy dâng cho Ngài đôi bàn tay của mình; nó nằm trong trái tim của mình khi chúng ta thông cảm với nỗi đau thương của người khác; nó cũng nằm trong đôi mắt, đôi môi của chúng ta khi chúng ta nhìn người khác với ánh mắt thân tình, nụ cười thân thiện, hãy dâng cho Ngài cả trái tim và những niềm vui đó.

Bạn nghĩ thế nào, chúng ta sẽ làm chứ, vâng, ít ra chúng ta cũng phải có quà cho Chúa Hài Đồng phải không bạn.

Tịnh Tâm BT

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
J.B. Đặng Minh An dịch - Lúc 5g chiều ngày 31 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với tất cả các vị trong giáo triều Rôma trong đó có 36 Hồng Y, đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis, Giám Quản Rôma, 7 Giám Mục Phụ Tá và 40 Giám Mục khác, 150 linh mục và khoảng 8 ngàn tín hữu. Hiện diện trong buổi lễ cũng có đông đảo các vị trong Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh.
ĐTC nói: “Hôm nay, chúng ta mừng lễ Thánh gia Nazareth. Thuật ngữ ‘thánh’ đặt gia đình này trong bối cảnh thánh thiện. Đây là một hồng ân của Thiên Chúa, nhưng đồng thời, là tự do và trách nhiệm trong việc thực thi kế hoạch của Ngài. Như vậy, đặc tính của gia đình Nazareth: hoàn toàn sẵn sàng trước Thiên ý”. ĐTC lần lượt giải thích về sự vâng phục của các thành viên trong Gia đình Thánh này.
Việt Nam là dân tộc có cảm thức tôn giáo rất mạnh. Chính vì vậy, những biểu tượng vật thể lẫn phi vật thể của các tôn giáo thường mang vai trò quan trọng, hoặc để lại dấu ấn rất đậm trong đời sống tinh thần của người dân. Cùng với tiếng chuông chùa, tiếng chuông giáo đường là một trong các đại diện đặc trưng của những biểu tượng đó; nó góp phần định hình nên những nét đẹp và giá trị, không chỉ trong đời sống thiêng liêng, mà còn trong đời sống văn hoá hay tinh thần nói chung của cộng đồng, đặc biệt trong nếp sống ngày xưa của các xóm đạo.
Trong bài giáo lý, Đức Thánh Cha nhắc lại ý nghĩa của hang đá Giáng sinh: Thiên Chúa đã trở nên gần gũi với con người. Ngài mời gọi các tín hữu chuẩn bị cho Chúa Giáng sinh bằng cách thế đơn giản là làm hang đá tại gia đình và các nơi sinh hoạt, làm việc, như dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa. Hang đá nói rằng Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống cụ thể của chúng ta.
Thiên Chúa đang yêu bạn ư? Có lẽ bạn đã từng một lần đắm say trong cảm giác đê mê, ê chề trong bản tình ca Giê-su. Mỗi tâm hồn, từng trái tim sẽ có cách cảm nhận riêng trong những biến cố khác nhau, dập dềnh theo những giai điệu khác nhau, đẩy đưa theo cung đàn nhịp sáo. Nhưng bản tình ca ấy, nơi TÌNH YÊU ấy, vẫn âm vang theo những giai điệu rất đặc trưng lạ thường. Trong những thanh âm đồng điệu nơi mỗi con tim, tính chất lịch sử dường như không dám lộ mặt, dường như không dễ thẩm thấu, nhưng nếu không có nó, nếu thiếu chất sử ấy, bản tình ca sẽ không trọn vẹn, không vuông tròn.
\\ Đời sống xã hội hiện đại được đặc trưng bởi sự ồn ào, náo nhiệt, và vội vàng. Ồn ào của cãi vã, của xe cộ, của nhạc hội xập xình; náo nhiệt của mua sắm, của tiệc tùng, của giải trí; và vội vã trong cạnh tranh công việc, trong ‘lướt sóng’ thông tin, trong gặp gỡ thoáng qua. Vui thì vui đó, nhưng nhịp sống này cũng có nguy cơ dìm con người vào một sự trống trải và cô đơn. Trống trải ngay giữa ồn ào, và cô đơn từ giữa đám đông! Khắc Bá, SJ - CTV Vatican News\
Mỗi năm phụng vụ dẫn chúng ta đến lễ Giáng sinh với ba người hướng dẫn: tiên tri Isaia, Thánh Gioan Tiền Hô và Đức Maria, như thế, chúng ta có một tiên tri, một người loan báo, và một người mẹ. Vị đầu tiên tuyên bố Đấng Cứu Thế từ xa, vị thứ hai chỉ cho chúng ta thấy Người có mặt trên thế giới, và vị thứ ba mang Người trong cung lòng mình. Mùa Vọng này tôi nghĩ chúng ta sẽ giao phó hoàn toàn cho Mẹ của Chúa Giêsu.
‘Mùa Giáng Sinh đang đến’! Cách nói này đã phổ biến mỗi độ Đông về; và nó trở nên bình thường trong tâm thức của hầu hết mọi người trên thế giới, không phân biệt tuổi tác, văn hoá hay tôn giáo. Nghĩa là, Noel không còn chỉ là một ‘Thánh Lễ’, mà đã trở thành một ‘mùa’, một dịp lễ hội, thậm chí là lễ hội thuộc hàng lớn nhất của nhân loại. Vì là lễ hội, Noel trở thành mùa của sự nhộn nhịp: nhộn nhịp của buôn bán, nhộn nhịp của trang trí, nhộn nhịp của âm nhạc, nhộn nhịp của tiệc tùng, vv. Chính vì thế, nhiều Kitô hữu cảm thấy khó chịu khi nghĩ đến việc một Thánh Lễ bị biến thể thành một lễ hội mang đầy tính thế tục như thế; và đã có không ít người kêu gọi tẩy chay tất cả những hình thức mang tính ‘hội’ đó. Tuy nhiên, thiết tưởng chúng ta cần bình tâm để phân định về hiện tượng ‘hoà trộn’ giữa lễ và hội như thế, hầu thấy rõ hơn những nét tiêu cực và cả những điểm tích cực của nó.
Để sống niềm hy vọng vào Thiên Chúa và gieo niềm hy vọng cho mọi người, đòi tôi phải luôn tỉnh thức trước cuộc sống của mình. Khi xét mình trong Mùa Vọng, tôi thấy mình có khi tỉnh mà không thức, có lúc thức mà không tỉnh; hoặc tỉnh thức về những điều này nhưng lại mê muội về những điều kia… Do đó, có thể tôi đang rơi vào nhiều lối sống nguy hiểm: – Nguy hiểm cơ bản là lối sống không trưởng thành về nhân bản. – Nguy hiểm đáng sợ là lối sống không trưởng thành về tâm linh. – Nguy hiểm thường xuyên là lối sống không trưởng thành về tri thức. I. Nguy hiểm cơ bản là lối sống không trưởng thành về nhân bản
Sáng Chúa nhật hôm nay, Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ tại đền thờ thánh Phêrô nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập văn phòng tuyên úy Công giáo Congo tại Roma. Cộng đoàn Công giáo Congo Roma được thành lập năm 1994 và có trụ sở tại nhà thờ Giáng sinh. Thánh lễ được cử hành theo nghi lễ Zair.
Bảo Trợ