Quà Noel cho Chuá Hài Đồng

15 Tháng Mười Hai 20213:00 CH(Xem: 5713)

Gởi tặng một món quà là chúng ta gởi trọn tâm tư tình cảm của mình trong đó, bạn có nghĩ vậy không?

Mùa Giáng sinh, bao nhiêu người đang đi tìm một món quà để tặng cho những người thân quen trong gia đình hay bè bạn, đến hôm nay thì chắc bạn đã chọn đủ các món quà rồi.

Còn một món quà cuối cùng dành cho Chúa Hài Đồng bạn đã chuẩn bị chưa?

blank

Có lẽ tôi cũng như bạn đều nghĩ Chúa thì cần gì những món quà! Hơn nữa nếu đặt một món quà bên hang đá thì có vẻ "lạnh lùng" quá, khác với khi chúng ta trao món quà cho người thân quen, họ vui mừng cầm lấy và nói lời cám ơn thật cảm động.

Còn Chúa Hài Đồng, có lẽ những trang trí, những hoa văn, những lồng đèn...chắc đủ rồi!

Trước đây tôi cũng nghĩ vậy đó bạn, tôi nghĩ quà cho Chuá Hài Đồng là những gì mà mọi người chuẩn bị cho mùa Giáng sinh chung quanh những hang đá là "ý nghĩa" rồi!

Thế rồi cuối cùng tôi mới biết là tôi đã thua xa các chú mục đồng của 2000 năm trước, họ chẳng có gì trong tay, ngoài vài chục con bò, con lừa với tâm hồn đơn sơ đến mừng Chúa Hài Đồng và khi ra về họ cũng chẳng để lại những bò lừa đó.

Họ đã đến với Chúa Hài Đồng bằng tấm lòng chân thành của họ, nghe một lời báo tin có vẻ mơ hồ của Thiên thần về một Đấng Cứu Thế vừa được sinh ra, vậy mà họ đã kéo nhau đi tìm và chúc mừng Ngài. Quà cho Chúa Hài Đồng chỉ là hơi thở ấm áp của bò lừa và tấm lòng của họ.

Bạn và tôi đã trải qua bao nhiêu mùa Noel, bao nhiêu chia sẻ của cuộc sống tâm linh, nhưng có thể chúng ta chưa thực sự cho Chúa Hài Đồng một món quà như thế, vậy bạn và tôi chúng ta ta dâng Chúa Hài Đồng một món quà thật ý nghĩa cho mùa Noel này nhé.

Món quà đó, có khi chẳng phải mua mà nó nằm ngay trong tâm hồn chúng ta, khi chúng ta thành tâm hướng về Ngài, hãy dâng cho Ngài tâm lòng của mình; nó nằm trong đôi bàn tay của mình khi chúng ta dẫn một cụ già qua đường, khi chúng ta chia sẻ một chiếc bánh nhỏ cho người nghèo khổ, hãy dâng cho Ngài đôi bàn tay của mình; nó nằm trong trái tim của mình khi chúng ta thông cảm với nỗi đau thương của người khác; nó cũng nằm trong đôi mắt, đôi môi của chúng ta khi chúng ta nhìn người khác với ánh mắt thân tình, nụ cười thân thiện, hãy dâng cho Ngài cả trái tim và những niềm vui đó.

Bạn nghĩ thế nào, chúng ta sẽ làm chứ, vâng, ít ra chúng ta cũng phải có quà cho Chúa Hài Đồng phải không bạn.

Tịnh Tâm BT

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 12/07, Đức Thánh Cha giải thích dụ ngôn người gieo giống trong bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ XV mùa Thường Niên và mời gọi các tín hữu hãy biến tâm hồn mình thành mảnh đất tốt để hạt giống Lời Chúa đã được gieo vãi trong tâm hồn chúng ta lớn lên và sinh hoa trái cho chúng ta và cho tha nhân. Hồng Thủy - Vatican News Vào lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật 12/07, như thường lệ, từ cửa sổ Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phê-rô. Dù trưa mùa hè ở Roma thật nóng, với ánh mặt trời chói chang và nóng đến trên 33 độ, và trong thời gian đề phòng virus corona, nhưng cũngcó vài trăm tín hữu tham dự buổi đọc kinh với Đức Thánh Cha. Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói:
Có lẽ trong đời sống đức tin, phần đông tín hữu chúng ta ưa thích làm những việc của Chúa hơn quan tâm chọn Chúa làm trung tâm và cùng đích của đời mình. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta phủ nhận tinh thần tích cực và lòng nhiệt thành của những ai thực thi những việc của Chúa, từ trong những lễ nghi thờ phượng cho đến những phục vụ trong sinh hoạt cộng đoàn Dân Chúa. Nhưng trên hết, đối tượng mà chúng ta chọn lựa ưu tiên trong đời sống đức tin vẫn luôn luôn là Chúa, Đấng là tất cả trong mọi sự.
“Phúc cho đầy tớ nào chủ gặp thấy còn tỉnh thức khi chủ trở về” (Lc 12,37). Đâu đâu trên thế giới người ta cũng đi tìm tình yêu, vì ai cũng tin rằng chỉ có tình yêu mới cứu được thế giới, chỉ có tình yêu mới làm cho cuộc đời có ý nghĩa và đáng sống. Nhưng rất ít người hiểu được tình yêu thực sự là gì và làm thế nào tình yêu nảy sinh trong tâm hồn con người. Tình yêu thường được đồng hoá với những tình cảm tốt đẹp của ta đối với người khác, hoặc là sự nhân hậu, không bạo động hay sẵn sàng phục vụ. Tuy nhiên, tất cả những tình cảm này tự chúng không phải là tình yêu.
Chúng ta được mời gọi nên thánh. “Hãy nên thánh, vì Ta là thánh” (Lv 11,44; 1Pr 1,16). Đó là đích nhắm và là thách đố cho mỗi người. Đích nhắm vì “anh em hãy nên hoàn thiện.” (Mt 5,43–48), vì nơi đó có bình an, hạnh phúc. Thách đố vì nên thánh là đi ngược lại với những mời gọi của thế trần, nơi đó luôn có nhiều hấp dẫn gọi mời. Mỗi người đều có con đường nên thánh rất riêng, tùy theo bậc sống và môi trường người ấy dấn thân. Chút chia sẻ dưới đây cho chúng ta thấy giáo dân có một con đường nên thánh rất đặc thù.
Thân phận con người là hữu hạn: “Hữu sinh, hữu tử”. Nghĩa là có sinh ắt phải có tử; nhưng ngày sinh thì biết, ngày tử thì không. Chết ở đâu, khi nào và chết bằng cách nào chúng ta không hề hay biết, chỉ biết rằng sinh ra trong cõi đời này, sống trong cõi tạm này và ngày nào đó ta sẽ phải buông bỏ tất cả để chấm dứt cuộc đời chóng qua này. Như thế, đời người được ví như một chuyến đi, một hành trình có khởi đầu và kết thúc như một “cuộc chơi” mà không ai thoát khỏi. ‘Sinh, lão, bệnh, tử’ đã trở thành quy luật của một đời người và là định mệnh của con người. Quan niệm ấy không chỉ đúng với Phật giáo nhưng còn đúng với nhiều người. Với Kitô giáo thì bệnh tật và tội lỗi là do con người. Bởi, hệ lụy này chính là sự đổ vỡ tương quan giữa Nguyên tổ với Thiên Chúa khi ông bà bất tuân lệnh Chúa truyền và họ phải chuốc lấy khổ đau, bệnh tật và sự chết (x. St 2, 7-8; 3, 1-7).
Do đại dịch, từ Chúa nhật 08/3, buổi đọc Kinh Truyền Tin của Đức Thánh Cha với các tín hữu và du khách hành hương không diễn ra tại cửa sổ Dinh Tông tòa như thường lệ, nhưng được chuyển vào Thư viện cũng của Dinh Tông tòa. Và hôm Chúa Nhật 31/5, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại cửa sổ để đọc Kinh Lạy Nữ Vương với các tín hữu. Cũng như mọi lần, trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha có bài huấn dụ ngắn.
Trước khi Chúa Giêsu rời bỏ các môn đệ, Người nói với họ rằng: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống” (Ga 14,18-19). Cách nào đó Chúa Giêsu đã đề cập đến “Đấng Bảo Trợ”, hay Chúa Thánh Thần, Đấng mà Người sẽ ban cho các Tông đồ trong ngày lễ Ngũ tuần. Chúa Giêsu cũng nói đến cách hiện diện khác mà Ngài đã hứa sẽ “ở cùng chúng ta”.
Những bông hoa đầy màu sắc bên ngoài chỉ tỏ lòng mộ mến với Đức Mẹ. Thực ra, những bông hoa được vun tưới trong lòng bằng lời tâm tình cầu nguyện, được ấp ủ bằng kinh Mân côi, được chăm bón bằng tràng hạt, đó mới là những bông hoa sẽ được đón nhận bằng chính Trái tim yêu thương của Mẹ Maria./post 12 Tháng Năm 2013 (Xem: 43352)/
THÁNG 5. 2020 – CẦU CHO CÁC PHÓ TẾ (*) Lạy Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã hiến mạng sống vì tình yêu. Chúng con xin dâng lời cảm tạ vì ân sủng Chúa dành cho các Phó Tế, một ơn gọi phục vụ đặc thù. Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, các Phó Tế là những người coi sóc việc phục vụ trong Giáo Hội: phục vụ Lời Chúa, phục vụ Bàn Thánh và phục vụ người nghèo. Ơn gọi của các Phó Tế nhắc nhớ rằng đức tin, qua các hình thức khác nhau như: phục vụ cộng đoàn, kinh nguyện cá nhân, những hình thức bác ái khác nhau và trong các bậc sống: giáo dân, tu sĩ, thừa tác viên – có một chiều kích thiết yếu đó là phục vụ Thiên Chúa và con người. Thông qua các Phó Tế, Thiên Chúa muốn toàn thể Giáo Hội tái khám phá ý nghĩa phục vụ như một trong những ân sủng đặc trưng của mình. Xin cho các Phó Tế, qua bí tích của sự phục vụ Thiên Chúa và anh chị em, có thể sống ơn gọi trong gia đình, cùng gia đình, trong Giáo Hội và cùng với Giáo Hội. Amen.
Lễ Phục Sinh có một ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với các Kitô Hữu, cho nên Hội Thánh dành cả một tuần lễ, Tuần Bát Nhật để long trọng tưởng niệm biến cố Đức Kitô vinh thắng sự chết mở đường cho nhân loại tiến vào sự sống viên mãn. Kể từ Năm Thánh 2000, Chúa Nhật sau Lễ Phục Sinh đã không chỉ đơn thuần được coi là ngày kết thúc Tuần Bát Nhật Mừng Chúa Phục Sinh nữa, nhưng thêm vào đó, ngày Chúa Nhật thứ II Mùa Phục Sinh chính thức mang tên Ngày Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót. Phải có lý do chính đáng nào đó mới khiến cho Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chọn ngày này để truyền cho cả Giáo Hội long trọng tuyên dương lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa. Cho dù những lý do đó là gì, thì cũng không khó để chúng ta nhận ra rằng đây là một chọn lựa thích hợp vì chưng tất cả các bài đọc Tin Mừng trong suốt Tuần Bát Nhật Phục Sinh đều chứa đựng những chi tiết sống động giúp chúng ta hiểu được tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta vĩ đại đến mức nào.
Bảo Trợ