Quà Noel cho Chuá Hài Đồng

15 Tháng Mười Hai 20213:00 CH(Xem: 5714)

Gởi tặng một món quà là chúng ta gởi trọn tâm tư tình cảm của mình trong đó, bạn có nghĩ vậy không?

Mùa Giáng sinh, bao nhiêu người đang đi tìm một món quà để tặng cho những người thân quen trong gia đình hay bè bạn, đến hôm nay thì chắc bạn đã chọn đủ các món quà rồi.

Còn một món quà cuối cùng dành cho Chúa Hài Đồng bạn đã chuẩn bị chưa?

blank

Có lẽ tôi cũng như bạn đều nghĩ Chúa thì cần gì những món quà! Hơn nữa nếu đặt một món quà bên hang đá thì có vẻ "lạnh lùng" quá, khác với khi chúng ta trao món quà cho người thân quen, họ vui mừng cầm lấy và nói lời cám ơn thật cảm động.

Còn Chúa Hài Đồng, có lẽ những trang trí, những hoa văn, những lồng đèn...chắc đủ rồi!

Trước đây tôi cũng nghĩ vậy đó bạn, tôi nghĩ quà cho Chuá Hài Đồng là những gì mà mọi người chuẩn bị cho mùa Giáng sinh chung quanh những hang đá là "ý nghĩa" rồi!

Thế rồi cuối cùng tôi mới biết là tôi đã thua xa các chú mục đồng của 2000 năm trước, họ chẳng có gì trong tay, ngoài vài chục con bò, con lừa với tâm hồn đơn sơ đến mừng Chúa Hài Đồng và khi ra về họ cũng chẳng để lại những bò lừa đó.

Họ đã đến với Chúa Hài Đồng bằng tấm lòng chân thành của họ, nghe một lời báo tin có vẻ mơ hồ của Thiên thần về một Đấng Cứu Thế vừa được sinh ra, vậy mà họ đã kéo nhau đi tìm và chúc mừng Ngài. Quà cho Chúa Hài Đồng chỉ là hơi thở ấm áp của bò lừa và tấm lòng của họ.

Bạn và tôi đã trải qua bao nhiêu mùa Noel, bao nhiêu chia sẻ của cuộc sống tâm linh, nhưng có thể chúng ta chưa thực sự cho Chúa Hài Đồng một món quà như thế, vậy bạn và tôi chúng ta ta dâng Chúa Hài Đồng một món quà thật ý nghĩa cho mùa Noel này nhé.

Món quà đó, có khi chẳng phải mua mà nó nằm ngay trong tâm hồn chúng ta, khi chúng ta thành tâm hướng về Ngài, hãy dâng cho Ngài tâm lòng của mình; nó nằm trong đôi bàn tay của mình khi chúng ta dẫn một cụ già qua đường, khi chúng ta chia sẻ một chiếc bánh nhỏ cho người nghèo khổ, hãy dâng cho Ngài đôi bàn tay của mình; nó nằm trong trái tim của mình khi chúng ta thông cảm với nỗi đau thương của người khác; nó cũng nằm trong đôi mắt, đôi môi của chúng ta khi chúng ta nhìn người khác với ánh mắt thân tình, nụ cười thân thiện, hãy dâng cho Ngài cả trái tim và những niềm vui đó.

Bạn nghĩ thế nào, chúng ta sẽ làm chứ, vâng, ít ra chúng ta cũng phải có quà cho Chúa Hài Đồng phải không bạn.

Tịnh Tâm BT

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Ở Việt Nam hiện nay, nhiều cơ sở Giáo Hội sử dụng giáo dân làm nhân viên thường trực có trả lương, để đảm nhiệm nhiều công việc càng ngày càng đa dạng. Hình thức nhân dụng này đã trở thành phổ biến trong các Giáo Hội Tây Phương, nhất là Hoa Kỳ. Hiện Giáo Hội Hoa kỳ đang được coi là định chế tôn giáo sử dụng nhiều nhân viên giáo dân hơn cả, có lẽ chỉ thua Chính Phủ Liên Bang. Hiện tượng này có những hệ luận tốt xấu, được Francis Maier đề cập tới trong một tham luận đăng trên www.frinstitute.org của Viện Đức Tin và Lý Trí./ 20 Tháng Tám 2012(Xem: 6980) /
Mẹ ơi! Hãy để con ra đời sống với Mẹ, con chính là hình ảnh của Mẹ, là hình ảnh của Thượng Đế, đừng giết con, đừng xoá đi thân xác con, là hình ảnh Thượng Đế trong lòng Mẹ. Mẹ giết sự sống của con là Mẹ đã giết Thượng Đế, Đấng ban sự sống cho Mẹ và cho con, Đấng đã sinh ra Linh hồn của Mẹ và của con! Linh hồn con đang run rẩy, thể xác con đang âu lo, con mong muốn được gặp Mẹ trên cõi đời Mẹ đang sống!/08 Tháng Bảy 2012 (Xem: 5805)/
Ơn gọi luôn luôn phải đến từ hai phía: Chúa gọi và tôi đáp trả. Vậy trong đời sống dâng hiến đâu là yếu tố quyết định: Chúa (chọn) gọi hay tôi (chọn) đáp trả? Câu trả lời quá rõ ràng rồi: Chúa gọi. Nếu Chúa không gọi thì tôi đâu biết đáp trả ai hay đáp trả cái gì. Chúa luôn là người đi bước trước. Thế nhưng vẫn còn một câu hỏi khác nữa cần phải đặt ra đó là “Có phải ý Chúa muốn tôi đi tu hay không?” Nghe hơi kỳ kỳ rồi đấy, đã bảo là Chúa gọi tôi rồi mà bây giờ còn hỏi lại tôi đi tu có phải là ý Chúa hay không. Cứ từ từ suy nghĩ, một vấn đề nghe có vẻ vô lý như vậy nhưng thực ra vẫn có cái lý của nó. Chúng ta biết rằng chữ “ơn gọi” ngày nay không còn được dùng để chỉ riêng cho đời sống dâng hiến nữa. Một người không đi tu thì họ có ơn gọi lập gia đình hoặc là ơn gọi độc thân.
Tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện, trong buổi tiếp kiến chung trực tuyến vào sáng thứ Tư 05/05, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày về đề tài chiêm niệm. Theo ngài, không có đối nghịch giữa cầu nguyện và hành động. Trong Tin mừng chỉ có một tiếng gọi duy nhất, đó là theo Chúa trên con đường tình yêu. Bác ái và chiêm niệm đồng nghĩa với nhau. Hồng Thủy - Vatican News
Trong buổi tiếp kiến chung trực tuyến sáng ngày 14/4/2021, tiếp tục bài giáo lý về việc cầu nguyện của người Kitô hữu, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng lời cầu nguyện thuộc về chính bản chất của Giáo hội;nếu thiếu cầu nguyện thì Giáo hội không thể thực hiện sứ mệnh truyền giáo và phục vụ người khác. Hồng Thủy - Vatican News Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung trực tuyến sáng thứ Tư 14/04 Đức Thánh Cha suy tư về vai trò của Giáo hội như trường học tuyệt vời của việc cầu nguyện. Bắt đầu từ cha mẹ chúng ta, những người dạy chúng ta cầu nguyện, gieo vào tâm hồn chúng ta hạt giống được chín mùi qua đời sống của Ki-tô hữu. Bên cạnh đó, gương sáng của những tín hữu sống đức tin, việc tham dự vào đời sống của giáo xứ và Thánh lễ, giúp chúng ta không chỉ phát triển đời sống cầu nguyện ở mức độ cá nhân nhưng còn được đón nhận di sản cầu nguyện và tu đức phong phú của Giáo hội.
Chợt Ngài bỗng kêu lên một tiếng lớn rồi tắt thở! Thân xác Ngài rũ xuống, thập giá rung lên nhè nhẹ! Chiều đang dần tàn, cảnh hoàng hôn thật thê lương trong ráng chiều màu tím thẫm ảm đạm! Post 30 Tháng Ba 2013(Xem: 3284)/10 Tháng Tư 202011:00 SA(Xem: 4361)
Chúa Nhật 24 tháng Giêng, Giáo Hội cử hành Chúa Nhật thứ Ba mùa Quanh Năm với chủ đề “Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm”. Tin Mừng theo Thánh Máccô thuật lại cho chúng ta biết hoàn cảnh Chúa kêu gọi các tông đồ đầu tiên như sau: Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa, Người nói: “Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm”. Đang lúc đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển, vì các ông là những người đánh cá. Chúa Giêsu bảo các ông: “Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người”. Lập tức các ông bỏ lưới theo Người.
Ba Vua là ba khuôn mặt không thể thiếu vắng trong mùa Giáng Sinh. Nhắc đến Giáng Sinh là nhắc đến mục đồng thôn Bêlem và Ba Vua. Nhưng người Kitô hữu nói chung rất mù mờ về thân thế của Ba Vua. Nếu đặt câu hỏi, “Ba Vua tên gì?” nhiều tín hữu sẽ lúng túng và ngập ngừng trước câu hỏi vừa được nêu. I. Ba Vua Trong văn bản tiếng “phổ thông Hy Lạp,” theo như thánh sử Mátthêu, khi “Đức Giêsu sinh ra tại Bêlem, xứ Giuđê, trong đời vua Hêrôđê, mágòi (μάγoi) từ phương Đông tìm đến Giêrusalem. Các ông hỏi, — Vua người Do Thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhìn thấy ngôi sao của Người ở phương Đông, và chúng tôi đến để triều bái Người” (Mátthêu 2:1). Trong tiếng cổ Hy Lạp mágòi (μάγoi) không có nghĩa là vua. Mágòi là danh từ số nhiều của mágọs (μάγos), một danh từ giống đực. Mágói, theo như Raymond Brown, là một thuật ngữ bao gồm nhiều nghĩa: chiêm tinh gia, giải mộng gia, phù thủy (pháp sư), và thầy tư tế của tôn giáo vùng Trung Đông.
Thiên Chúa đã phái các thiên thần đến báo cho những người chăn cừu biết một Đấng Cứu Thế đã được sinh ra: “Thiên thần Chúa bỗng hiện đến bên họ và vinh quang Chúa rạng ngời bao quanh họ, làm họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng thiên thần nói với họ: “Đừng sợ! Này ta đem tin mừng cho các ngươi về một niềm vui to tát, tức là niềm vui cho toàn dân: là hôm nay, đã sinh ra cho các ngươi vì Cứu Chúa, tức là Đức Kitô Chúa, trong thành của Đavit” (Lc 2,9-11). Hôm nay Ngài báo tin cho chúng ta Giáng sinh đã được một thế giới vô thần tục hóa đến nỗi ngày càng nhiều người cùng thời với chúng ta đã quên đi nguồn gốc của nó. Chắc chắn, khung cảnh Chúa giáng sinh cho họ một ý tưởng chung, nhưng họ không biết rằng trẻ nhỏ nằm trong máng cỏ đơn sơ này đã đến để mang lại cho họ tình yêu và niềm vui mà họ tìm kiếm trong vô vọng.
Lễ Giáng Sinh luôn rất lạ. Lạ đủ thứ. Lạ từ nội tại tới ngoại tại. Giáng Sinh tại Việt Nam chỉ se lạnh một chút, chẳng thấm gì so với cái lạnh của Hài Nhi Giêsu năm xưa, nhưng cũng là lời nhắc để chúng ta nhớ tới cái lạnh của những phận người cơ nhỡ, những kẻ cô đơn, nghèo khó, thiếu thốn những thứ cơ bản nhất,… Việt ngữ thật chí lý khi nói là giá lạnh hoặc lạnh giá, cái “giá” này mới “đáng giá,” chứ cái “lạnh” chưa thấm thía chi đâu. Điều đáng quan tâm là cái lạnh ngoại tại gợi nhớ tới cái lạnh tâm hồn, cái lạnh linh hồn, cái lạnh tâm linh. Cái lạnh này khủng khiếp, cái lạnh giá băng. Có nhiều kiểu lạnh.
Bảo Trợ