Chúa Nhật 2 Thường Niên, Năm B Các Bài Suy Niệm & Chú Giải Lời Chúa

13 Tháng Tư 202112:29 SA(Xem: 1148)

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN, NĂM B
Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Lời Chúa: 1Sm 3,3b-10.19; 1Cr 6,13c-15a.17-20; Ga 1,35-42

blank


Hành trình ơn gọi – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

Các bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, dù mạnh mẽ lạ lùng hay nhẹ nhàng bình thường, hành trình ơn gọi nào cũng trải qua bốn giai đoạn.

1- Giai đoạn thứ nhất: Chúa kêu gọi.

Việc Chúa kêu gọi không xảy ra tức khắc trong một lần, nhưng diễn tiến tuần tự, chậm rãi với mức độ tăng dần, tuỳ sự đón nhận của người nghe.

Thoạt tiên là một lời kêu gọi nhẹ nhàng qua một thiên hướng, một ước nguyện của người thân, một gương mẫu, một thần tượng. Ở Samuel, đó là ước nguyện của bà mẹ muốn tạ ơn Chúa. Ở Anrê và Gioan, đó là thiên hướng đi tìm lý tưởng.

Sau đó, Chúa có thể dùng các trung gian dẫn ta đến với Chúa. Trong trường hợp Samuel, người trung gian là thày cả Hêli. Còn trong trường hợp Anrê và Gioan, thánh Gioan Baotixita đã làm trung gian đưa hai môn đệ đến với Đức Giêsu.

2- Giai đoạn hai: Ta đáp trả.

Nếu ta trung thành đáp trả mỗi khi nghe tiếng Chúa kêu gọi, Chúa sẽ tiếp tục gọi ta đi vào những đoạn đường mới, mỗi lúc một khó khăn hơn. Tiếng Chúa mời gọi mỗi lúc một mãnh liệt hơn, đòi hỏi ta phải trả lời mỗi lúc một dứt khoát hơn. Cho đến một thời điểm quyết định, Chúa sẽ đưa ra lời mời gọi cuối cùng đòi ta trọn vẹn dấn thân lên đường theo Chúa. Với Samuel, việc Chúa ba lần cất tiếng gọi chứng tỏ Chúa tha thiết muốn tuyển chọn ông. Với Anrê và Gioan, việc Đức Giêsu mời hai ông đến chỗ Ngài ở đã khiến hai ông phải dứt khoát với quá khứ để bắt đầu một giai đoạn mới.

3- Giai đoạn ba: Sống thân mật với Chúa.

Tuyệt đỉnh của ơn gọi không phải là làm việc cho Chúa, nhưng là sống thân mật với Chúa. Chúa không kêu gọi ta theo một chủ thuyết nhưng kêu gọi ta theo Chúa. Ta đến với Chúa không phải để học những bài học lý thuyết nhưng để tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống của Chúa là sự sống thần linh nâng ta lên hưởng nếm sự ngọt ngào của tình Cha – Con thắm thiết. Sự sống của Chúa là tình yêu đưa ta vào hạnh phúc của người biết mình được yêu thương.

Trong tình yêu Thiên Chúa, tâm hồn ta được gột rửa sạch mọi tội lỗi.

Trong tình yêu Thiên Chúa, trái tim ta trở nên dịu dàng, hiền hoà rộng mở để tha thứ và đón nhận mọi người.

Hạnh phúc sống trong tình yêu Thiên Chúa lớn lao đến độ biến đổi toàn bộ cuộc đời ta. Ai đã một lần nếm cảm sẽ không còn mơ ước điều gì khác nữa.

Sau khi được tiếp xúc thân mật với Chúa, trọn cuộc đời Samuel hoàn toàn dâng hiến cho Chúa. Sau một buổi chiều thân mật sống với Đức Giêsu, hai tông đồ Anrê và Gioan gắn bó với Người, cho đến chết vì Người.

4- Giai đoạn bốn: Làm chứng cho tình yêu Chúa.

Cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa rồi, ta sẽ không thể làm điều gì khác hơn là ra đi làm chứng về tình yêu đó. Giống như dòng suối sung mãn tràn xuống thành thác, tâm hồn tràn đầy tình yêu sẽ cất lên thành lời ca tụng, giới thiệu tình yêu Thiên Chúa cho mọi người.

Sau khi gặp Đức Giêsu, Anrê vội vã đi tìm em là Phêrô để dẫn đến giới thiệu với Người. Từ đó, Anrê theo Đức Giêsu cho đến cuối đời. Ông đã đem chính mạng sống làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa. Ông đã đổ máu ra để chứng thực tình yêu ấy. Ông dám khước từ cuộc sống trần gian vì ông đã biết đến hạnh phúc đích thực trong tình yêu Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa mời gọi đến sống thân mật với Người trong tình Cha-Con thắm thiết.

Lời Chúa vang lên khi ta chịu phép Rửa tội.

Lời Chúa tiếp tục mời gọi ta khi ta lãnh nhận các bí tích, khi ta nghe sách thánh, khi ta học giáo lý, khi ta tĩnh tâm, nghe giảng.

Lời Chúa lúc thì nhẹ nhàng thoang thoảng, khi thì mãnh liệt thiết tha. Nhiều lúc ta tưởng đến nhà thờ vào ngày Chủ nhật là đã đáp lại tiếng Chúa mời gọi, nhưng không phải. Chúa không mời gọi ta chỉ đi lễ như trả nợ. Chúa muốn ta thực sự gặp gỡ Người, tiếp xúc thân mật với Người, sống thân thiết với Người trong tình con thảo.

Hành trình đức tin của người Kitô hữu là một hành trình đi về với Chúa. Sau bao nhiêu năm giữ đạo, tôi đã đi đến đâu? Tôi đã thực sự gặp được Chúa chưa? Tôi đã tiến đến gần Chúa chưa? Hay là tôi mới ở khởi điểm? Hãy đến, Chúa đang mời gọi ta. Chúa đang chờ đợi ta. Chúa đang mở rộng vòng tay, mở rộng trái tim để đón ta đến sống trong tình yêu của Người. Tình yêu ấy là hạnh phúc muôn đời của ta.

GỢI Ý CHIA SẺ

1- Có khi nào bạn nghe thấy tiếng Chúa mời gọi không?

2- Bạn đã quảng đại đáp lại tiếng Chúa mời gọi chưa?

3- Có bao giờ bạn cảm nghiệm được tình yêu của Chúa chưa?


Giaophanvinh.net
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúa nhật Ngày 15 Tháng 11 năm 2020 - Chúa Nhật 33 Quanh Năm- Năm A / Lẽ Sống Hôm Nay: Ngày 15 tháng 11 Kính Thánh Albertô – Giám Mục Tiến Sĩ Đang khi Giáo hội phải đương đầu với những lý thuyết sai lầm, thì thánh Albertô đã xuất hiện như linh hồn của phong trào cải cách triết học và thần học công giáo. Thật vậy, thánh Albertô là một học giả uyên bác đã suốt đời dùng tài đức của mình để tô điểm cho học thuyết của Giáo hội thêm đẹp đẽ lộng lẫy…
CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN, NĂM A Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Kn 6, 12-16; 1Tx 4, 13-18; Mt 25, 1-13
Chúa nhật Ngày 8 Tháng 11 năm 2020 - Chúa Nhật 32 Quanh Năm -Năm A - Lẽ Sống Hôm Nay: Xẻ Áo Trong một ngày đông giá lạnh, Martinô de Porres, lúc ấy đang còn phục vụ trong quân ngũ và chưa lãnh nhận niềm tin Kitô Giáo, gặp một ông ăn mày nghèo khổ đến độ không có lấy một mảnh vải che thân, đang ngồi tựa lưng vào bức tường giơ bàn tay khẳng khiu van xin từng đồng xu nhỏ của những người qua lạị Không sẵn tiền trong túi và cũng không có lương thực để cho, Martinô nhanh nhẹn leo xuống ngựa, tuốt gươm cắt phân nửa áo choàng của mình và quàng lên tấm thân gầy guộc của người ăn xin đang run rẩy vì cái lạnh buốt xương. Kẻ qua đường đồng thanh cười nhạo cử chỉ khác lạ của người sĩ quan trẻ này.
CÁC BÀI SUY NIỆM LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ – 2020 Lời Chúa: Kh 7,2-4.9-14; 1Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a
CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN, NĂM A Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Xh 22, 20-26; 1Tx 1, 5c-10; Mt 22, 34-40
CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO Lời Chúa: Is 2, 1-5; 1Tm 2,1-8; Mt 28,16-20...
Chúa nhật Ngày 18 Tháng 10 năm 2020 - Chúa Nhật 29 Quanh Năm - Năm A / Lẽ Sống Hôm Nay: Sao lại có ta trên đời? Nhiều lúc chúng ta tự hỏi: “mình sinh ra trên đời để làm gì nhỉ?” Tại sao lại “có” mình ở đây? Nếu như thế giới này không có mình, nó sẽ ra sao? Nếu mình chưa từng tồn tại, thì gia đình mình có khác đi không? Những câu hỏi kiểu này thường mang đến cho chúng ta một cảm xúc chơi vơi nào đấy và mãi mãi, chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm ra được câu trả lời thoả đáng. Lý do là vì “mình đã hiện diện ở đây rồi”, nên không có chuyện “mình không hiện hữu”, để có thể suy ra điều gì khác với khả thể đó.
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN, NĂM A Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Is 25, 6-10a; Pl 4, 12-14.19-20; Mt 22, 1-14
Chúa nhật Ngày 11 Tháng 10 năm 2020 - Chúa Nhật 28 Quanh Năm - Năm A .Lẽ Sống Hôm Nay: Mẹ Mân Côi "Lần hạt Mân côi từ bao năm tháng đã là tỏ lòng kính mến Đức Mẹ. Thực hành này đã có một chiều sâu mới trong thời chúng ta. Ngày 7 tháng 10 năm 1571, một thuyền đoàn Kitô Giáo gồm 206 chiến thuyền với 80 ngàn người do thánh Giáo Hoàng Piô thứ V tổ chức, và do Don John của Áo Quốc lãnh đạo đã quyết thắng thuyền đoàn của Thổ Nhĩ Kỳ Hồi Giáo với 320 chiến thuyền và 120 ngàn binh sĩ và người chèo là những tù nhân Kitô giáo của Thổ Nhĩ Kỳ trong vịnh biển Địa Trung Hải. Một lần nữa, đoàn quân Thổ Nhĩ Kỳ Hồi Giáo không chế ngự được đoàn quân Kitô giáo Âu Châu.
CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN, NĂM A Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Is 5, 1-7; Pl 4, 6-9; Mt 21, 33-43
Bảo Trợ