Đức Thánh Cha công nhận cuộc tử đạo của nữ tu bị sát hại trong nghi lễ thờ Satan

22 Tháng Sáu 20204:33 SA(Xem: 1335)

Đức Thánh Cha công nhận cuộc tử đạo của nữ tu bị sát hại trong nghi lễ thờ Satan

Ngày 19/06 Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của sơ Maria Laura Mainetti, một nữ tu người Ý đã bị 3 thiếu nữ sát hại trong một nghi lễ thờ Satan. Với việc nhìn nhận sự tử đạo này, sơ Mainetti sẽ được tuyên phong chân phước.
Sơ Maria Laura Mainetti   nutu

Hồng Thủy - Vatican News

Ngày 06/06/2000, sơ Mainetti thuộc dòng Thánh giá, 60 tuổi, đã bị ba thiếu nữ đâm chết tại một công viên ở thị trấn Chiavenna, nước Ý.

Nghi lễ thờ Satan

Ba thiếu nữ này biết sơ Mainetti bởi vì sơ dạy giáo lý cho họ. Để dụ sơ đến công viên, họ gọi điện nói rằng một người trong họ cần nói chuyện với sơ, bởi vì cô ta bị hãm hiếp, có thai và muốn phá thai.

Ban đầu ba thiếu nữ khai rằng việc sát hại sơ là một “trò chơi” nhưng sau đó thú nhận rằng họ giết sơ như một nghi lễ thờ ma quỷ.

Tại công viên, ba thiếu nữ bắt sơ Mainetti quỳ xuống đất và sỉ nhục sơ. Một thiếu nữ dùng gạch đánh sơ và một thiếu nữ khác liên tục đập đầu sơ vào tường. Họ đã thay nhau đâm sơ 19 nhát dao; họ muốn đâm sơ 18 lần, mỗi người 6 lần, để tạo thành con số 666.

“Lạy Chúa, xin tha cho họ.”

Sơ Mainetti đã cầu nguyện trong khi bị tấn công và xin Chúa tha thứ cho các thiếu nữ về việc làm này. Những lời cuối của sơ là “Lạy Chúa, xin tha cho họ.”

Sơ Mainetti là bề trên tu viện của các nữ tu dòng Thánh giá ở Chiavenna, một dòng dấn thân giúp đỡ các tội phạm vị thành niên.

Ba thiếu nữ này chưa có tiền án về tội phạm hay bạo lực. Họ thú nhận rằng ban đầu họ dự định giết cha sở của giáo xứ, nhưng vì cha cao lớn hơn nên sẽ rất khó khăn. Các nhà điều tra cho biết các cuốn sổ tay của các cô gái đầy các điều về Satan và họ đã tuyên thệ bằng máu vài tháng trước đó.

Theo báo “Người đưa tin chiều” của Ý, ba thiếu nữ đã bị tù và đã được tự do. Họ đã lập gia đình, thay đổi tên và chuyển đến sống ở các thành phố lớn của Ý. (CNA 19/06/2020)


Kinh Truyền Tin 21/06: Sợ hãi là một kẻ thù tệ hại nhất

Trưa Chúa Nhật 21/06, ĐTC đã cùng với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô đọc Kinh Truyền Tin. Trước khi đọc Kinh Truyền Tin, ngài có một bài huấn dụ ngắn dành cho các tín hữu.


Văn Yên, SJ - Vatican News

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc Kinh Truyền Tin:

Tin Mừng Chúa nhật hôm nay (x. Mt 10,26-33) vang lên lời mời của Chúa Giêsu nhắn gởi các môn đệ đừng sợ hãi, hãy mạnh mẽ và vững tin trước những thử thách của cuộc sống và cảnh báo họ về những nghịch cảnh đang chờ đợi họ. Bài đọc hôm nay là một phần trong diễn từ về truyền giáo mà Thầy chuẩn bị cho các Tông đồ có được kinh nghiệm đầu tiên trong việc loan báo Nước Thiên Chúa. Đức Giêsu khuyến khích họ “đừng sợ”. Sự sợ hãi là một trong những kẻ thù tệ hại nhất trong đời sống Kitô hữu của chúng ta, và Chúa Giêsu nói: “anh em đừng sợ hãi”. Ngài đưa ra ba tình huống cụ thể mà họ sẽ phải đối mặt.

Trước hết, sự thù địch của những người muốn làm im lặng Lời Chúa, khi coi nhẹ nó hoặc bịt miệng người loan báo. Trong trường hợp này, Chúa Giêsu khuyến khích các Tông đồ loan truyền thông điệp cứu độ mà Ngài đã giao phó cho họ. Vào thời điểm đó, Ngài đã truyền cho họ một cách thận trọng, gần như trong bí mật, trong nhóm nhỏ các môn đệ. Nhưng họ sẽ phải loan báo Tin Mừng của Ngài “lúc ban ngày”, nghĩa là giữa thanh thiên bạch nhật và “từ trên mái nhà” - như Chúa Giêsu nói - nghĩa là giữa chốn công khai.

Khó khăn thứ hai mà các nhà truyền giáo của Chúa Kitô sẽ gặp phải là mối đe dọa thể lý chống lại họ. Đó là sự bắt bớ trực tiếp đối với người của họ, ngay cả bị giết chết. Lời tiên tri này của Chúa Giêsu đã trở thành sự thật trong mọi thời: đó là một thực tế đau đớn, nhưng nó làm chứng cho sự trung tín của các chứng nhân. Có bao nhiêu Kitô hữu bị bách hại trên khắp thế giới ngày nay! Họ đau khổ vì Tin Mừng và với tình yêu, họ là những vị tử đạo của thời đại chúng ta. Chúng ta có thể nói chắc chắn rằng thời nay có nhiều vị tử đạo hơn những thời đầu: rất nhiều vị tử đạo, chỉ vì họ là Kitô hữu. Đối với những môn đệ chịu sự bách hại của hôm qua và hôm nay, Chúa Giêsu khuyên: “Đừng sợ những kẻ giết thân xác, nhưng không có quyền giết linh hồn” (c. 28). Chúng ta không cần phải sợ hãi những người cố dập tắt sức mạnh Tin Mừng bằng sự kiêu ngạo và bạo lực. Thật vậy, họ không thể chống lại linh hồn, nghĩa là chống lại sự hiệp thông với Thiên Chúa: điều này không ai có thể lấy đi khỏi người môn đệ, bởi vì đó là một món quà từ Thiên Chúa. Điều duy nhất người môn đệ phải sợ là mất đi món quà thiêng liêng này, mất đi sự gần gũi và tình bạn với Thiên Chúa, khi từ bỏ lối sống theo Tin Mừng và từ đó kéo theo cái chết luân lý, hệ luỵ của tội lỗi.

Loại thử thách thứ ba mà các Tông đồ sẽ phải đối diện đó là sự cảm nhận mà một số người sẽ có thể kinh nghiệm, rằng Thiên Chúa đã bỏ rơi họ, Ngài xa cách và im lặng. Ngay cả điều này, Chúa Giêsu cũng khuyên chúng ta đừng sợ hãi, bởi vì, mặc cho trải qua những cạm bẫy này và cạm bẫy khác, sự sống của các môn đệ vẫn nằm trong tay Thiên Chúa, Đấng yêu thương và gìn giữ chúng ta.

Như ba cám dỗ: thứ nhất, coi nhẹ Tin Mừng; thứ hai, bách hại; và thứ ba, cảm giác Thiên Chúa để chúng ta một mình. Chúa Giêsu cũng chịu thử thách này trong vườn ô liu và trên Thánh Giá, Chúa Giêsu phải kêu lên: “Lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ rơi con?”. Đôi khi chúng ta cảm nhận sự khô khan thiêng liêng này. Nhưng chúng ta không nên sợ nó.

Chúa Cha chăm sóc chúng ta, vì chúng ta rất giá trị trong mắt Ngài. Điều quan trọng là sự cương trực, là sự can đảm của việc làm chứng và làm chứng cho đức tin: “nhận Chúa Giêsu trước mặt mọi người” và tiến bước làm điều thiện.

Xin Đức Maria rất thánh, mẫu gương tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa trong những nghịch cảnh và nguy hiểm, giúp chúng ta không bao giờ rơi vào tuyệt vọng, nhưng luôn luôn phó thác mình cho Thiên Chúa và ân sủng của Ngài, bởi vì ân sủng của Thiên Chúa thì luôn mạnh mẽ hơn sự dữ.

Vatican News



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhân dịp Cuộc Gặp Gỡ “Tình Hữu Nghị Giữa Các Dân Tộc” Hàng Năm thường được tổ chức tại Rimini nhưng năm nay vì đại dịch Covid-19, nên phải tổ chức trực tuyến, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, qua Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, đã gửi tới Đức Giám Mục Rimini, Francesco Lambiasi, một thông điệp, được hãng tin Zenit dịch sang tiếng Anh với nội dung như sau:
Trưa thứ Bảy, lễ Đức Mẹ Lên Trời, vào lúc 12 giờ, Đức Thánh Cha đã chủ sự đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và du khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trước đây, vào ngày lễ này, các vị tiền nhiệm của ngài vẫn chủ sự đọc Kinh Truyền Tin tại dinh thự mùa hè ở Castel Gandolfo. Từ khi được chọn làm Giáo hoàng, do không đi nghỉ hè ở Castel Gandolfo, từ cửa sổ Dinh Tông Tòa Đức T
Thư Đại diện Tòa Thánh gửi hàng giáo phẩm và tín hữu Việt Nam Quý Đức Hồng y, Quý Đức Tổng Giám mục, Giám mục, Anh chị em thân mến, Trong giai đoạn này khi đại dịch Covid-19 xảy ra ở Đông Nam Á, nhiều người đã kể với tôi về kinh nghiệm của sự bất ngờ và trạng thái đảo lộn. Qua đó, dù tôi không thể rời khỏi Singapore hoặc tiếp xúc trực tiếp với anh chị em, tôi biết được những trải nghiệm của anh chị em.
Không thành sự khi cử hành Bí tích Rửa tội với nghi thức đã được sửa đổi cách tùy tiện và những ai đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội như thế phải được lãnh nhận Bí tích lại theo các quy tắc phụng vụ do Giáo hội thiết lập. Ngọc Yến - Vatican News Ngày 06/8/2020, Bộ Giáo lý Đức tin đã đưa ra câu trả lời, được Đức Thánh Cha phê chuẩn, liên quan đến câu hỏi nghi ngờ thành sự về việc cử hành Bí tích Rửa tội với công thức: “Nhân danh cha mẹ, cha/mẹ đỡ đầu, ông bà, các thành viên trong gia đình, nhân danh cộng đoàn, chúng tôi (số nhiều) rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, thay vì công thức chính thức của Giáo hội là: “Tôi/cha rửa anh/chị/con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm vụ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi thư đến thống đốc Tỉnh Hiroshima của Nhật Bản để bày tỏ gần gũi của ngài và kêu gọi giải trừ vũ khí đặc biệt là vũ khí hạt nhân.
Nhóm tin tặc RedDelta do bọn cầm quyền Trung Quốc bảo trợ đã xâm nhập vào các mạng máy tính của Vatican, và cả vào các cơ quan của Giáo Hội Công Giáo tại Hương Cảng. Công ty an ninh mạng của Hoa Kỳ Recorded Future cho biết như trên hôm thứ Tư 29 tháng 7. Nhận định về biến cố này, Tiến Sĩ Paul Kengor, là giáo sư khoa học chính trị tại Grove City College ở Grove City, Pennsylvania, đã có bài nhận định sau được đăng trên tờ National Catholic Register của Công Giáo Hoa Kỳ.
Ngày 20/07/2020, Bộ Giáo sĩ đã công bố Huấn thị về cải cách giáo xứ và tái cơ cấu giáo phận để phục vụ tốt hơn “sứ vụ duy nhất là rao giảng Tin Mừng.” Hồng Thủy - Vatican News Huấn thị được Đức Hồng y Beniamino Stella, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ cùng với các vị Tổng Thư ký và Phó Tổng Thư ký ký ngày 29/06 vừa qua, có tựa đề: “Sự hoán cải mục vụ của cộng đoàn giáo xứ để phục vụ cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Giáo hội”.
Trong Thánh lễ truyền chức linh mục cho 39 thầy phó tế của giáo phận Xuân Lộc, Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo nhắc nhở các tiến chức suy gẫm và sống Lời Chúa, thánh hóa chính mình trong lễ dâng hàng ngày, đặc biệt là sống khiêm nhường. Ngài cũng mời gọi các tiến chức vâng phục Giám mục giáo phận, hiệp thông với anh em linh mục, liên kết và hòa giải Dân Chúa, để luôn là chứng nhân của lòng Chúa thương xót. Hồng Thủy - Vatican News
Đức tổng giám mục Ivan Jurkovic, Quan Sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh trụ sở Liên Hiệp Quốc và các tổ chức khác ở Geneva, đã nhắc lại sự dấn thân của Tòa Thánh, đối thoại và làm việc với những người khác để tìm giải pháp cụ thể cho các phong trào di cư và tị nạn hàng loạt, nhằm bảo vệ sự sống và phẩm giá con người, giảm bớt đau khổ của người dân và thúc đẩy sự phát triển toàn diện đích thực. Hồng Thủy - Vatican News
ĐTC Phanxicô đã đưa ra một quyết định mới: thanh lọc và chấn chỉnh Cơ quan bảo trì và quản trị Đền Thờ Thánh Phêrô, sau những trình báo về điều ”không ổn” về tài chánh và quản trị tại tổ chức này. G. Trần Đức Anh OP Trong những ngày qua, dư luận đặc biệt chú ý đến tin: ngày 29-6-2020 ĐTC đã bổ nhiệm Đức TGM Mario Giordana, 78 tuổi, cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Haiti và Slovak, làm Đặc Ủy của ngài tại Cơ quan bảo trì và quản trị Đền thờ Thánh Phêrô và giao cho Đức TGM nhiệm vụ cập nhật Qui chế của cơ quan này, làm sáng tỏ về việc quản trị và tổ chức lại các Ban quản trị và kỹ thuật của Cơ Quan bảo trì. Trong nhiệm vụ khó khăn này, Đức TGM Đặc Ủy sẽ được một Ủy ban trợ giúp
Bảo Trợ