Hàng Giáo Phẩm Việt Nam và những chuyển biến lớn trong tương lai gần

10 Tháng Năm 20202:46 CH(Xem: 1483)
Hàng Giáo Phẩm Việt Nam và những chuyển biến lớn trong tương lai gần
Lê Minh Huy
HÀNG GIÁO PHẨM VIỆT NAM VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN LỚN TRONG TƯƠNG LAI GẦN

Đã hai năm trôi qua kể từ khi vị Giám mục người Việt cuối cùng được bổ nhiệm, ngày 25 tháng 4 năm 2018, linh mục Giuse Nguyễn Đức Cường, mục vụ tại Giáo phận Đà Lạt được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa Giáo phận Thanh Hóa.

Đây là lần đầu tiên sau hơn 30 năm, trong khoảng thời gian trọn hai năm, không có tân giám mục người Việt được bổ nhiệm, kể khoảng thời gian giữa bổ nhiệm Đức Cha Louis Hà Kim Danh (năm 1982) và Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến (năm 1988).

blank


Dựa vào giới hạn tuổi tác, một số thông tin đã được công bố, cùng nhận định các biến chuyển lớn trong hàng ngũ các giám mục tại Việt Nam:

1. Bổ nhiệm Giám mục chính tòa Giáo phận Hải Phòng

Giáo phận Hải Phòng trống tòa kể từ tháng 11 năm 2018 khi Giám mục chính tòa Giuse Vũ Văn Thiên được thăng Tổng giám mục Hà Nội kiêm Giám quản Tông Tòa giáo phận Hải Phòng. Đã hơn 2 năm 6 tháng, giáo phận này vẫn đang trong tình cảnh thiếu vắng chủ chăn.

Đây là giáo phận hiện trống tòa lâu nhất, sau khi giáo phận Phan Thiết có giám mục chính tòa mới là Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng vào đầu tháng 12 năm 2019, chấm dứt khoảng thời gian trống tòa kể từ tháng 3 năm 2017, sau cái chết đột ngột của giám mục Giuse Vũ Duy Thống.

Hiện trên không gian mạng, đã có nhiều đồn đoán về vị tân giám mục chính tòa Hải Phòng, và các thông tin này đều chưa kiểm chứng.

2. Bổ nhiệm Giám mục chính tòa Giáo phận Phát Diệm

Giáo phận Phát Diệm trống tòa kể từ tháng 10 năm 2019, khi Giám mục chính tòa Giuse Nguyễn Năng được thăng Tổng giám mục Sài Gòn. Với vỏn vẹn thời gian trống tòa chỉ mới 6 tháng, nếu xét đến thời gian trống tòa của các giáo phận trong những năm gần đây thì giáo phận Phát Diệm có lẽ sẽ còn phải chờ một khoảng thời gian khá dài để có một vị giám mục chính tòa.

(Tổng giáo phận Sài Gòn: 2 năm 7 tháng: tháng 3 năm 2018 đến tháng 10 năm 2020;
Giáo phận Phan Thiết: 3 năm 9 tháng: tháng 3 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017;
Giáo phận Thanh Hóa: 1 năm 10 tháng: tháng 7 năm 2016 đến tháng 4 năm 2018;
Ggiáo phận Vĩnh Long: 2 năm 2 tháng: tháng 8 năm 2013 đến tháng 10 năm 2015)

3. Chia tách giáo phận Hưng Hóa và bổ nhiệm Giám mục chính tòa Giáo phận Hưng Hóa.

Có nguồn tin của một tác giả viết, nêu trên BBC Tiếng Việt (https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46672630) cho biết đề nghị chia tách giáo phận Hưng Hóa về phía Tòa Thánh đã hoàn thành xong, chỉ chờ chính quyền Việt Nam chấp thuận. Cả hai hồ sơ chia tách giáo phận Hưng Hóa và Vinh đều đã chuyển đến chính quyền Việt Nam và giáo phận Vinh đã được đồng thuận chia tách trước.

Với độ tuổi là 76 tuổi (sinh năm 1944), Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất đã vượt quá độ tuổi hồi hưu của Giáo luật là 75 tuổi. Với những thông tin trên, cùng độ tuổi của Đức Cha Gioan Maria, có thể tin tưởng được việc chia tách giáo phận đã cận kề. Riêng giáo phận Hưng Hóa, nếu chưa chia tách tân giáo phận, độ tuổi của Đức Cha Gioan Maria cho thấy Tòa Thánh sẽ chọn một vị tân giám mục chính tòa cho giáo phận.

4. Bổ nhiệm Giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang.

Cùng độ tuổi với Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất là Đức Cha Giuse Võ Đức Minh của giáo phận Nha Trang. Đức Cha Giuse năm nay 76 tuổi, vượt quá độ tuổi hồi hưu của Giáo luật là 75 tuổi, đã đảm nhận vai trò giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang từ năm 2009.

Nhiều đồn đoán chưa kiểm chứng gần đây loan tin Tòa Thánh sẽ bổ nhiệm một giám mục phó với quyền kế vị cho Giáo phận Nha Trang.

5. Bổ nhiệm Giám mục chính tòa Giáo phận Hà Tĩnh.

Sinh năm 1945, năm 2020, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đạt độ tuổi đệ nộp đơn xin hồi hưu là 75 tuổi. Vì vậy, trong tương lai gần, nhân sự điều hành giáo phận cũng sẽ có sự thay đổi. Hiện đã có những thông tin chưa kiểm chứng về Tòa Thánh sẽ bổ nhiệm một tân giám mục phó cho giáo phận.

6. Bổ nhiệm Giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc

Sinh năm 1945, Giám mục chính tòa của Giáo phận Xuân Lộc là Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo năm 2020 đạt độ tuổi hồi hưu theo giáo luật. Cũng giống như các giáo phận Hưng Hóa, Nha Trang và Hà Tĩnh, giáo phận này cũng sẽ thay đổi vị giám mục chính tòa giáo phận trong tương lai gần.

7. Bổ nhiệm Giám mục chính tòa Giáo phận Thái Bình

Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ đạt đến tuổi 75 vào tháng 1 năm 2021. Trong tương lai gần, Tòa Thánh cũng cần bổ nhiệm một giám mục chính tòa cho Giáo phận này.

8. Bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Hà Nội

Tổng giáo phận Hà Nội vốn khuyết vị trí Giám Mục Phụ Tá, một vị trí vốn có lịch sử lâu dài tại Tổng giáo phận này, kể từ năm 1981 khi linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá, Tổng giáo phận đã lần lượt có các Giám Mục Phụ Tá sau:

+ Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang (1981 – 1990)
+ Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng (1994 – 2006)
+ Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh (2008 – 2019).

Tính theo lịch sử, khi một Tân Tổng giám mục chính thức cai quản giáo phận, vị Giám Mục Phụ Tá thường được bổ nhiệm cho Ngài trong vòng hai đến bốn năm:

+ Đức Tổng Giám Mục Giuse Maria Trịnh Văn Căn (Tổng giám mục chính tòa: 1979) có Đức Cha phụ tá Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang (1981)
+ Đức Tổng Giám Mục Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng (Tổng giám mục chính tòa: 1994) có Đức Cha phú tá Phaolô Lê Đắc Trọng (1994).
+ Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt (Tổng giám mục chính tòa: 2005) có Đức Cha phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh (2008).

9. Một số giáo phận có thể có giám mục phó, phụ tá khác

+ Giám mục phó Giáo phận Bắc Ninh.
+ Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Sài Gòn.
+ Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Huế.

10. Tước vị Hồng Y

Theo truyền thống, Việt Nam chưa bao giờ thiếu vắng quá lâu một vị Hồng Y Cử tri (Hồng Y dưới 80 tuổi, có quyền tham dự Mật nghị Hồng Y để bầu chọn tân giáo hoàng). Thời gian Giáo hội Việt Nam không có Hồng Y cử tri lâu nhất là bốn năm, giai đoạn 1990 – 1994, còn lại từ khoảng thời gian 1976 đến nay, khoảng thời gian Giáo hội Việt Nam không có Hồng Y cử tri chỉ từ 1 đến 2 năm.

Hiện nay, hai Đức Hồng Y người Việt Nam còn sống là Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Tổng giáo phận Hà Nội (sinh năm 1938; 82 tuổi) và Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của Tổng giáo phận Sài Gòn (sinh năm 1934; 86 tuổi) đều không còn quyền tham dự Mật nghị.

Cùng điểm qua các vị Hồng Y và số Hồng Y cử tri của Việt Nam qua từng giai đoạn:

+ Hồng Y Tiên khởi Giuse Maria Trịnh Như Khuê (Tổng giáo phận Hà Nội), sinh năm 1898, thăng Hồng Y năm 1976, tức 78 tuổi. Đức Hồng Y Khuê đã tham dự hai mật nghị bầu chọn các tân giáo hoàng là Gioan Phaolô I và Gioan Phaolô II (cùng trong năm 1978). Đức Hồng Y Khuê qua đời tháng 11 năm 1978, Giáo hội Việt Nam không còn Hồng Cử tri. Đức Cố Hồng Y là Hồng Y Cử tri giai đoạn 1976 – 1978.

+ Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn (Tổng giáo phận Hà Nội), sinh năm 1921, thăng Hồng Y năm 1979, tức 58 tuổi. Đức Hồng Y qua đời năm 1990, thọ 69 tuổi. Sau cái chết của Đức Hồng Y, Giáo hội Việt Nam không còn Hồng Y Cử tri. Đức Cố Hồng Y là Hồng Y Cử tri giai đoạn 1979 – 1990.

+ Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng (Tổng giáo phận Hà Nội), sinh năm 1919, thăng Hồng Y năm 1994, tức năm 75 tuổi. Đức Hồng Y qua đời năm 2009, thọ 90 tuổi. Đức Cố Hồng Y là Hồng Y Cử tri giai đoạn 1994 – 1999.

+ Đấng Đáng Kính, Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (Giáo triều Rôma), sinh năm 1928, thăng Hồng Y năm 2001, tức năm 73 tuổi. Đức Hồng Y qua đời năm 2002, thọ 74 tuổi. Đức Cố Hồng Y là Hồng Y Cử tri giai đoạn 2001 – 2002.

+ Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (Tổng giáo phận Sài Gòn), sinh năm 1934, thăng Hồng Y năm 2003, tức năm 69 tuổi. Đức Hồng Y là Hồng Y Cử tri giai đoạn 2003 – 2014.

+ Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (Tổng giáo phận Hà Nội), sinh năm 1938, thăng Hồng Y năm 2015, tức năm 77 tuổi. Đức Hồng Y là Hồng Y Cử tri giai đoạn 2015 – 2018.

Các ứng viên sáng giá cho tước vị Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam:

- Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên (tổng giáo phận Hà Nội), sinh năm 1960. Ngài từng đảm nhận vai trò Giám mục chính tòa Hải Phòng và hiện là vị giám mục có thâm niên nhất trong số các vị đang đương nhiệm tại Giáo tỉnh Hà Nội. Tòa Tổng giáo phận Hà Nội là tòa Hồng Y của Việt Nam, khi 4 trên 5 vị tiền nhiệm đều được vinh thăng Hồng Y.

- Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng (tổng giáo phận Sài Gòn), sinh năm 1953. Ngài từng đảm nhận vai trò Giám mục chính tòa Giáo phận Phát Diệm. Tòa Tổng giáo phận Sài Gòn trong suốt lịch sử chỉ có một vị Hồng Y, đó là Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn.

- Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh (tổng giáo phận Huế), sinh năm 1949. Ngài từng đảm nhận vai trò Giám mục chính tòa Giáo phận Thanh Hóa. Tòa Tổng giáo phận Huế chưa từng có một vị Hồng Y cai quản trong suốt lịch sử. Tuy vậy, với cương vị Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tổng giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh cũng là một trong các ứng viên sáng giá cho tước vị Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Lê Minh Huy - Vietcatholic.net
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhân dịp Cuộc Gặp Gỡ “Tình Hữu Nghị Giữa Các Dân Tộc” Hàng Năm thường được tổ chức tại Rimini nhưng năm nay vì đại dịch Covid-19, nên phải tổ chức trực tuyến, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, qua Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, đã gửi tới Đức Giám Mục Rimini, Francesco Lambiasi, một thông điệp, được hãng tin Zenit dịch sang tiếng Anh với nội dung như sau:
Trưa thứ Bảy, lễ Đức Mẹ Lên Trời, vào lúc 12 giờ, Đức Thánh Cha đã chủ sự đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và du khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trước đây, vào ngày lễ này, các vị tiền nhiệm của ngài vẫn chủ sự đọc Kinh Truyền Tin tại dinh thự mùa hè ở Castel Gandolfo. Từ khi được chọn làm Giáo hoàng, do không đi nghỉ hè ở Castel Gandolfo, từ cửa sổ Dinh Tông Tòa Đức T
Thư Đại diện Tòa Thánh gửi hàng giáo phẩm và tín hữu Việt Nam Quý Đức Hồng y, Quý Đức Tổng Giám mục, Giám mục, Anh chị em thân mến, Trong giai đoạn này khi đại dịch Covid-19 xảy ra ở Đông Nam Á, nhiều người đã kể với tôi về kinh nghiệm của sự bất ngờ và trạng thái đảo lộn. Qua đó, dù tôi không thể rời khỏi Singapore hoặc tiếp xúc trực tiếp với anh chị em, tôi biết được những trải nghiệm của anh chị em.
Không thành sự khi cử hành Bí tích Rửa tội với nghi thức đã được sửa đổi cách tùy tiện và những ai đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội như thế phải được lãnh nhận Bí tích lại theo các quy tắc phụng vụ do Giáo hội thiết lập. Ngọc Yến - Vatican News Ngày 06/8/2020, Bộ Giáo lý Đức tin đã đưa ra câu trả lời, được Đức Thánh Cha phê chuẩn, liên quan đến câu hỏi nghi ngờ thành sự về việc cử hành Bí tích Rửa tội với công thức: “Nhân danh cha mẹ, cha/mẹ đỡ đầu, ông bà, các thành viên trong gia đình, nhân danh cộng đoàn, chúng tôi (số nhiều) rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, thay vì công thức chính thức của Giáo hội là: “Tôi/cha rửa anh/chị/con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm vụ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi thư đến thống đốc Tỉnh Hiroshima của Nhật Bản để bày tỏ gần gũi của ngài và kêu gọi giải trừ vũ khí đặc biệt là vũ khí hạt nhân.
Nhóm tin tặc RedDelta do bọn cầm quyền Trung Quốc bảo trợ đã xâm nhập vào các mạng máy tính của Vatican, và cả vào các cơ quan của Giáo Hội Công Giáo tại Hương Cảng. Công ty an ninh mạng của Hoa Kỳ Recorded Future cho biết như trên hôm thứ Tư 29 tháng 7. Nhận định về biến cố này, Tiến Sĩ Paul Kengor, là giáo sư khoa học chính trị tại Grove City College ở Grove City, Pennsylvania, đã có bài nhận định sau được đăng trên tờ National Catholic Register của Công Giáo Hoa Kỳ.
Ngày 20/07/2020, Bộ Giáo sĩ đã công bố Huấn thị về cải cách giáo xứ và tái cơ cấu giáo phận để phục vụ tốt hơn “sứ vụ duy nhất là rao giảng Tin Mừng.” Hồng Thủy - Vatican News Huấn thị được Đức Hồng y Beniamino Stella, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ cùng với các vị Tổng Thư ký và Phó Tổng Thư ký ký ngày 29/06 vừa qua, có tựa đề: “Sự hoán cải mục vụ của cộng đoàn giáo xứ để phục vụ cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Giáo hội”.
Trong Thánh lễ truyền chức linh mục cho 39 thầy phó tế của giáo phận Xuân Lộc, Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo nhắc nhở các tiến chức suy gẫm và sống Lời Chúa, thánh hóa chính mình trong lễ dâng hàng ngày, đặc biệt là sống khiêm nhường. Ngài cũng mời gọi các tiến chức vâng phục Giám mục giáo phận, hiệp thông với anh em linh mục, liên kết và hòa giải Dân Chúa, để luôn là chứng nhân của lòng Chúa thương xót. Hồng Thủy - Vatican News
Đức tổng giám mục Ivan Jurkovic, Quan Sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh trụ sở Liên Hiệp Quốc và các tổ chức khác ở Geneva, đã nhắc lại sự dấn thân của Tòa Thánh, đối thoại và làm việc với những người khác để tìm giải pháp cụ thể cho các phong trào di cư và tị nạn hàng loạt, nhằm bảo vệ sự sống và phẩm giá con người, giảm bớt đau khổ của người dân và thúc đẩy sự phát triển toàn diện đích thực. Hồng Thủy - Vatican News
ĐTC Phanxicô đã đưa ra một quyết định mới: thanh lọc và chấn chỉnh Cơ quan bảo trì và quản trị Đền Thờ Thánh Phêrô, sau những trình báo về điều ”không ổn” về tài chánh và quản trị tại tổ chức này. G. Trần Đức Anh OP Trong những ngày qua, dư luận đặc biệt chú ý đến tin: ngày 29-6-2020 ĐTC đã bổ nhiệm Đức TGM Mario Giordana, 78 tuổi, cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Haiti và Slovak, làm Đặc Ủy của ngài tại Cơ quan bảo trì và quản trị Đền thờ Thánh Phêrô và giao cho Đức TGM nhiệm vụ cập nhật Qui chế của cơ quan này, làm sáng tỏ về việc quản trị và tổ chức lại các Ban quản trị và kỹ thuật của Cơ Quan bảo trì. Trong nhiệm vụ khó khăn này, Đức TGM Đặc Ủy sẽ được một Ủy ban trợ giúp
Bảo Trợ