Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (19)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Thẩm Thệ Hà
Mới nhất
A-Z
Z-A
1. Hàm Râu Lưu Bị
19 Tháng Năm 2018
3:15 SA
Thẩm Thệ Hà - Bài Học Thương Nhau - - Phần thứ nhứt Hôm nay, Keo đi học thật sớm. Vừa ra đến bờ đê, nó đã thấy bé Nga từ trong lũy tre xanh tung tăng chạy ra, hí hởn như có điều gì vui thích lắm. Nga reo lên: - Keo ơi, chờ Nga đi với. Keo đứng lại đợi. Nga tiến lên đi song song cạnh Keo, môi chúm chím cười. Keo hỏi: - Nga thuộc bài không? - Không, nhưng lát nữa vào lớp, Nga đọc qua vài lượt là thuộc. Còn Keo? - Đêm qua đi coi hát về buồn ngủ muốn chết, còn thì giờ đâu mà học... - Không sao đâu, để Nga nhắc cho. Keo có vẻ lo lắng: - Nếu thầy bắt được? - Thì quỳ gối hết cả hai chớ sao. Nga vừa nói vừa đưa tay vén mái tóc bị gió đưa phất phơ trước trán. Đôi má nó phinh phính, ửng đỏ. Mắt nó long lanh, sáng ngờ.
Bài Học Thương Nhau
10 Tháng Bảy 2018
3:12 CH
Thẩm Thệ Hà Bài Học Thương Nhau
Đoạn Kết
06 Tháng Tám 2016
3:02 SA
ĐOẠN KẾT Hai năm sau… Hạnh đã khỏi bệnh và làm nữ giáo viên ở một trường tiểu học tư thục. Minh đã trở nên một thi sĩ trẻ tuổi đầy hứa hẹn và một giáo sư văn chương tại một tư thục thủ đô. Đêm nay, Nghiệp đoàn giáo sư tư thục tổ chức một đêm liên hoan tất niên. Ban văn nghệ Nghiệp đoàn trình diễn một buổi ca vũ nhạc kịch tưng bừng. Đặc sắc nhất của buổi trình diễn văn nghệ nầy là vở nhạc kịch “Huyền-Trân công chúa” do Tuyết Hạnh đóng vai Huyền Trân và Tường Minh đóng vai Khắc Chung. Khán giả đã hoan nghênh nhiệt liệt Huyền Trân và Khắc Chung, làm cho Tuyết Hạnh như sống lại khung cảnh của ngày xa xưa, sống lại những phút rung động lạ lùng bên cạnh một Khắc Chung, oai phong và chung thủy. Đã lâu lắm rồi, hôm nay Hạnh mới thấy tim mình rung động, dòng lệ cảm xúc thuở nào lại trào ra khóe mắt, và tia mắt của ai, lời nói của ai, cử chỉ của ai đã làm bùng cháy lại ngọn lửa yêu đương tưởng đã chết hẳn ở lòng nàng. Ở buổi liên hoan ra, Tường Minh đưa Tuyết Hạnh về nhà. Chiếc
Hoa Trinh Nữ
25 Tháng Tám 2016
2:47 SA
Nhà Xuất Bản Sống Mới 1957 Giới thiệu ngắn Người viết văn thành danh trước khi đất nước bị chia cắt, sau sự hụt hẩn về những đổi thay của chánh trị và văn nghệ mà cầm bút lại sớm nhất và viết với chủ đề mang tính cách xây dựng là Thẩm Thệ Hà. Cùng thời với Hoa Trinh Nữ người khác viết Rừng Thẳm Bể Khơi, Tiếng Suối Sao Leng… đầy rẫy cảnh trai gái tình tứ nhạy cảm thì Thẩm Thệ Hà chọn đề tài nói lên điều xấu của giới trẻ trong trường nội trú: tình cảm đồng phái tính. Ông dùng tệ trạng đó làm nền để nói điều cần nói là phải chửa lại cái tâm lý tình cảm lệch lạc khiến thành vô cảm của những người trẻ nầy, hướng dẫn họ đi vào con đường ích lợi cho xã hội. Thời đó những nhóm nữ sinh CTY, YTC bắt cặp với nhau đã thành bệnh, tiếng nói nhẹ nhàng của Hoa Trinh Nữ có thể coi là một trong những nguyên nhân làm xẹp đi phong trào nầy. Văn trao chuốt, gợi cảm, quyển sách sẽ có giá trị hơn nếu phần đầu không qua kéo dài đến thành loãng.. (NVS-2008)
Phần Thứ Ba
06 Tháng Tám 2016
2:52 SA
III Tảng sáng hôm sau, tất cả các đội đều tập trung trước trại để đi Nước ngọt. Họ chia làm hai tốp. Một tốp đi dọc theo bãi biển; một tốp đi dọc theo triền núi, cùng hẹn gặp nhau ở Nước Ngọt. Dung, Linh, Nga bàn tán mãi mà chưa nhất định đi vào tốp nào. Bỗng Nga thấy bóng Tuyết Hạnh trong tốp đi theo bãi biển, nàng nhất định: - Chúng mình đi theo tốp kia. Nga vừa nói vừa chỉ tay về phía Tuyết Hạnh. Dung, Linh nhìn theo ngón tay Nga chỉ, đồng mỉm cười tán thành. Bọn Nga kéo nhau đi. Ngang qua đội sáu, Nga nghe có tiếng gọi. Nàng ngảnh nhìn, thì lại là tiếng anh chàng cầu tướng. Giọng anh chàng oang oang như chuông vỡ: - Đội chị Nga đi theo bờ biển phải không chị? Trong lúc Linh hơi cau mặt, Nga vui vẻ đáp: - Phải, còn đội các anh? - Chúng tôi đi theo triền núi. Chúng tôi đề nghị thế này: Chúng ta thử đua coi ai đến trước. Đội nào đến trễ sẽ bị phạt. - Nhưng phạt thế nào mới được chứ? - Xin nhường các chị ra hình phạt trước. Linh dường như đã hết giận, x
Phần Thứ Bảy
06 Tháng Tám 2016
2:56 SA
VII Từ ngày quen với Tuyết Hạnh, tâm hồn Linh bỗng có một sự biến chuyển lạ thường. Có lúc nàng thấy lòng rộn rã một niềm vui, có lúc nàng cảm thấy một nỗi buồn mênh mông vô căn cứ. Những buổi trời mưa tầm tã, Linh thường đứng tựa cửa nhìn mưa rơi. Tiếng gió mưa ào ạt làm Linh nhớ tới tiếng sóng biển thét gầm, nhớ đến tiếng reo vui của đoàn thơ nữ. Linh lại nhớ đến đôi mắt mơ màng với đôi mi chớp chớp động u hoài của Tuyết Hạnh. Linh lại nhớ đến tiếng hát như quyện buồn trên không gian xa thẳm, tiếng hát có mãnh lực làm cho lòng nàng rung động, ước mơ… Mấy tuần nay Linh đâm ra thờ thẫn, chểnh mảng với sự học hay hờn giỗi đâu đâu. Có lần bà giáo sư văn chương đang giảng bài, bắt gặp cặp mắt Linh mơ màng nhìn ra cửa sổ. Bà kêu Linh đứng dậy, bảo Linh lập lại những lời bà vừa giảng. Linh giật mình đứng lên, ngơ ngẩn như từ cung trăng vừa rơi xuống, ấp a ấp úng một lúc rồi nín lặng. Bà giáo sư bảo Linh ngồi xuống rồi dịu dàng nói: “ Em Linh lúc này như người mất hồn ấy! Coi chừng,
Phần Thứ Bốn
06 Tháng Tám 2016
2:53 SA
IV Chiều hôm ấy, trời quang tươi đẹp, mọi người thả ra bãi biển hứng mát. Khi bọn Linh ra đến nơi thì đã thấy Xuân, Minh đang sóng bước trên ria bãi, mắt vơ vẩn nhìn trời nước mênh mong. Bọn Linh đã đến sau lưng họ mà họ vẫn không hay, đến chừng nghe tiếng cười khúc khích phía sau, họ mới dừng bước nhìn lại. Nga tươi cười nói: - Các anh đúng hẹn nhỉ! Linh cũng vui vẻ, đùa: - Thi sĩ có khác! Các anh đi trong thiên hạ như vào chỗ không người, các anh có thèm nhìn đến ai đâu. Dung mỉm cười xen vào: - Linh đừng trêu mà thi sĩ mất hứng, để còn nghe ngâm thơ nữa chứ. Thấy bọn thiếu nữ tấn công một cách ồ ạt, Xuân oang oang cãi: - Các chị đùa chứ có ai là thi sĩ đâu..Ở đây, may ra có anh Minh mới tập tễnh học làm thơ, còn tôi thì hoàn toàn dốt đặc. Tường Minh nói: - Anh Xuân nói phải đó, nếu các chị cho là thi sĩ thì tôi nhất định không dám ngâm thơ nữa. Sợ lại múa rìu qua mắt thợ, phải thế không chị Linh? Linh láu lĩnh: - Nhưng ở đây không có ai là t
Phần Thứ Chín
06 Tháng Tám 2016
2:57 SA
IX Tất cả các bạn Tuyết Hạnh đều ái ngại cho nàng vì lúc này trông nàng có vẻ tiều tụy xanh xao. Mỗi người có một ý nghĩ riêng về Tuyết Hạnh. Dung thường nói với các bạn: - Chị Hạnh ham học quá, chị “gạo” suốt ngày đêm. Lúc nào Dung đến chơi cũng thấy chị học. Dung thường khuyên chị: “Chị nên học vừa vừa thôi, không khéo bịnh thì nguy”, nhưng chị chỉ cười. Lần sau Dung đến, vẫn thấy chị vùi đầu vào sách. Nga thở dài: - Chẳng hiểu chị ấy học để làm gì mà học dữ thế? Mình phải hãm bớt máy của chị ấy lại mới được. Linh không nói gì nhưng nàng nghĩ: “Hay là Tuyết Hạnh đang vướng cái tâm bịnh như mình, cho nên mới xanh xao như thế? Chẳng hiểu cô ả nào hay chàng nào có cái hân hạnh chiếm được quả tim của Tuyết Hạnh!” Rồi Linh buồn rầu như vừa đánh mất một vật quí, một vật mà Linh yêu quí nhất đời. Một hôm, vào ngày lễ sinh nhật của Tuyết Hạnh, các bạn đều đến mừng nàng. Tuyết Hạnh hôm ấy có vẻ vui tươi hơn mọi hôm, nhưng vẻ vui tươi của nàng cũng không che dấu được nét m
Phần Thứ Hai
06 Tháng Tám 2016
2:51 SA
II Bóng trăng lưỡi liềm đã lên từ bao giờ, chênh chếch ở một góc trời. Trước trại hè, toàn thể học sinh tập trung lại trên một khoảng đất rộng. Chúng chen chúc nhau đứng thành hình vòng tròn, chừa khoảng giữa làm sân khấu. Ngọn lửa trại bập bùng, thỉnh thoảng tóa lên những tàn lửa bay tản theo ngọn khói đang yểu điệu vươn mình lên không gian. Nga, Linh, Dung đứng bên nhau, lòng rộn ràng một niềm vui khó tả, Nga hí hởn bảo Linh: Linh đã từng dự những buổi lửa trại như thế này chưa, Linh nhỉ? - Hình như chưa, Nga ạ? - Sao lại hình như? - Vì Linh đã từng theo hiệu đoàn đi cắm trại nhiều nơi, nhưng Linh chưa được dự một buổi lửa trại nào thú vị như đêm nay. Dung cười ngặt nghẽo: - Cô ả nói nghe hay nhỉ! Chưa xem biểu diễn mà đã biết là thú vị! Có tiếng cười vang gần đấy làm Linh bẽn lẽn. Thì ra đứng cách đội Linh vài thước là đội sáu có anh chàng cầu tướng suýt bị bể mũi ban chiều. Linh cau mặt tỏ vẻ khó chịu rồi ngảnh đi chỗ khác nhưng tiếng cười vẫn khúc khích
Phần Thứ Mười
06 Tháng Tám 2016
2:58 SA
X Cô nữ y tá đưa tay rờ trán Tuyết Hạnh, dịu dàng hỏi: - Đêm qua cô ngủ được không? - Cảm ơn cô, tôi ngủ ngon lắm. - Cô còn ho nữa không? - Tôi đã bớt ho nhiều. Cô nữ y tá đưa tay cho Hạnh một ống thủy, ân cần dặn: - Cô nhớ lấy nhiệt độ, lát nữa có bác sĩ lại thăm bịnh. Dứt lời, nàng mỉm cười chào Tuyết Hạnh rồi bước sang giường khác, làm phận sự của một người săn sóc bệnh nhân. Tuyết Hạnh nhìn theo thiếu nữ và nàng nhận thấy làn môi thiếu nữ luôn luôn điểm nụ cười. Hạnh tự hỏi không hiểu tại sao thiếu nữ ấy cười được và tại sao nàng có thể sống ở cái thế giới tối tăm này được. Ngày Tuyết Hạnh được bác sĩ cho biết nàng mắc bệnh phổi và cần phải vào bệnh viện chữa bệnh, nàng cảm thấy như cuộc đời u sầu hẳn lại và tất cả bao nhiêu mộng đẹp đều tan đi thành lệ trong không gian. Thế là hết! Bao nhiêu lo sợ, hoài nghi hôm nay đã biến thành sự thật. Và cả một thời xuân đầy hứa hẹn cũng đã tàn đi trong sắc xám, màu tro. Bước chân vào bệnh viện, Tuyết Hạnh có cảm tưở
Quay lại