Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (7)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Lm. Phan Tấn Thành O.P.
Mới nhất
A-Z
Z-A
Bốn đặc tính của Giáo hội
19 Tháng Bảy 2021
9:23 SA
Phan Tấn Thành Dẫn nhập Trong các tín biểu, lời tuyên xưng về Giáo hội (Ecclesia) thường được kèm theo vài tính từ, với con số thay đổi. Tín biểu Epistula Apostolorum (khoảng năm 170) chỉ gồm năm mệnh đề, và mệnh đề thứ bốn là: “et in sanctam Ecclesiam” (Denz-Sch 1). “Thánh thiện” là đặc điểm cổ nhất, nói lên sự thuộc về Thiên Chúa. Trong “Tín biểu các thánh tông đồ”, ngoài “sancta” khi thêm “catholica” (sanctam Ecclesiam catholicam); bên Đông phương, tín biểu của Cyrillô Giêrusalem (khoảng năm 348) viết «una santa Chiesa catholica» (Denz-Sch 41) và của Epiphaniô năm 374 “una sola sancta Ecclesia catholica et apostolica” (Denz-Sch 42), đưa đến công thức của công đồng Constantinopolis năm 381 « unam sanctam catholicam et apostolicam Ecclesiam». Trong lịch sử thần học, đã có những quan niệm khác nhau về bản chất của bốn đặc tính này cũng như công dụng của chúng.
Tại Sao Thánh Giá Lại Mang Tượng Chúa Phục Sinh?
14 Tháng Giêng 2021
9:59 SA
Phan Tấn Thành Tại một số nhà thờ mới cất bên Việt Nam, người ta thấy trên Thập giá thay vì tượng Chúa chịu nạn lại có tượng Chúa Phục sinh hay Linh mục Thượng phẩm. Tại sao lại có sự thay đổi ấy? Từ sau công đồng Vaticanô II, người ta chứng kiến một số thay đổi trong lãnh vực phụng vụ. Thoạt tiên xem ra có vẻ mới, và khiến cho có người băn khoăn: phải chăng công đồng Vaticanô II đã thay đổi đức tin của Giáo hội? Thế nhưng nếu xét kỹ ra, thì nhiều sự thay đổi không hoàn toàn mới nhưng lấy lại truyền thống từ lâu đời của Giáo hội mà thôi. Tỉ như ngôn ngữ dùng trong phụng vụ: vào những thế kỷ đầu, phụng vụ được cử hành bằng tiếng địa phương, và thậm chí tại Rôma ngôn ngữ của phụng vụ là tiếng Hy-lạp, tức là tiếng giao thông thương mại thời đó, chứ không phải là tiếng La-tinh. Ta cũng có thể nói một cách tương tự như vậy về việc thay đổi tượng Chúa chịu nạn bằng tượng Chúa Phục sinh: đây không phải là sự canh tân, song là trở về nguồn.
“Hiệp thông các thánh”
13 Tháng Mười Một 2020
1:30 SA
Thuật ngữ communio sanctorum đã được đưa vào “Tín biểu các thánh tông đồ”, và dịch sang tiếng Việt là “các thánh thông công”. Trong việc giải thích tín điều này, các tác giả cổ điển nói sự thông hiệp giữa ba “tình trạng của Giáo hội” (tres status Ecclesiae): Giáo hội chiến đấu, Giáo hội đau khổ, Giáo hội khải hoàn. Công đồng Vaticanô II (LG 48) đã đổi danh xưng thành “Giáo hội lữ hành – thanh luyện – hiển vinh”. Đây không phải là ba Giáo hội nhưng là ba chặng của một Giáo hội duy nhất, với Chúa Kitô là nguyên thủ. Cả ba đều chung một niềm mong đợi, đó là sự quang lâm của Chúa Kitô. Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo (số 954) viết như sau (trích lại LG 49):
Việc Kính Nhớ Người Qua Đời Có Trước Hay Có Sau Việc Kính Nhớ Các Thánh?
04 Tháng Mười Một 2020
5:06 SA
Phụng vụ mừng lễ Các Thánh vào ngày đầu tháng 11, và ngày hôm sau, tưởng nhớ các người qua đời. Xét theo nguồn gốc lịch sử, lễ kính nào ra đời trước: việc kính nhớ các người qua đời có trước, hay lễ các thánh có trước? Linh mục Phan Tấn Thành trả lời. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải phân biệt nhiều vấn đề. Việc kính nhớ các linh hồn qua đời là một chuyện, còn việc dành ra một ngày trong năm để tưởng nhớ tất cả các linh hồn là chuyện khác. Một cách tương tự như vậy, kính nhớ các thánh là một chuyện, còn dành ra một ngày để kính nhớ tất cả các thánh là một chuyện khác. Chúng ta sẽ cố gắng đi từng bước một: chúng ta hãy khởi hành với thực tại ngày nay, rồi chúng ta sẽ đi lùi ngược lại dòng lịch sử. Ngày nay lễ tưởng nhớ các người qua đời diễn ra vào ngày hôm sau lễ các thánh. Từ khi nào lịch phụng vụ ấn định việc cử hành hai ngày lễ đó?
Có Bao Nhiêu Mối Phúc Thật?
20 Tháng Hai 2019
2:36 SA
Kính thưa quý vị độc giả, Chúng ta thường nghe nói đến 8 mối phúc. Nhưng trong bài đọc Tin mừng chúa nhật hôm nay theo thánh Luca, người ta chỉ đếm 4 mối phúc. Xét cho cùng, có bao nhiêu mối phúc? Linh mục Phan Tấn Thành trả lời. Trước khi đi vào vấn đề, thiết tưởng nên nhắc lại khung cảnh của các bản văn. Trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta được nghe bản văn của Luca, kể ra bốn mối phúc kèm theo bốn mối họa. Còn tuyên ngôn về tám mối phúc thì trích từ bài giảng trên núi theo thánh Matthêu. Dĩ nhiên là độc giả có lý để nêu lên thắc mắc: tại sao có sự khác nhau giữa hai danh sách như vậy? Thánh sử nào trung thực với lời giảng của Chúa Giêsu hơn? Một vấn nạn tương tự cũng được nêu lên liên quan đến hai phiên bản kinh Lạy Cha theo thánh Matthêu và thánh Luca, và Matthêu cũng dài hơn. Để trả lời cho các câu hỏi đó, đã có nhiều ý kiến khác nhau. Không cần phải là chuyên gia
Hành Hương Và Du Lịch Có Gì Khác Nhau Không?
07 Tháng Hai 2018
2:59 CH
Kính thưa quý vị đọc giả, Việc tổ chức các cuộc hành hương không còn xa lạ gì đối với các giáo xứ Việt Nam: có những cuộc hành hương trong nước và có những cuộc hành hương ra nước ngoài, đặc biệt đi Thánh địa, Roma, Lộ Đức, Fatima. Nhưng nếu ngồi xe hay ngồi máy bay thì đâu còn có thể gọi là hành hương nữa, mà là du lịch. Muốn gọi là hành hương thì phải đi bộ mới đúng, phải không? Linh mục Phan Tấn Thành trả lời.
Tại Sao Kiêng Thịt Mà Không Kiêng Cá?
28 Tháng Hai 2016
11:09 SA
Luật Giáo hội buộc tín hữu phải ăn chay kiêng thịt. Nhưng mà tại sao phải kiêng thịt ? Tại sao phải kiêng thịt mà không kiêng cá, kiêng trứng hay kiêng trái cây ? Ăn thịt có gì xấu không ?
Quay lại