Tình Yêu và Lý trí

06 Tháng Tám 20202:00 CH(Xem: 6146)

Tình yêu và lý trí

hoa_rung_01-contentNgày xửa ngày xưa, trước khi loài người xuất hiện, các tính cách sống lơ lửng xung quanh nhau và cuộc sống đối với chúng vô cùng chán nản khi chẳng tìm thấy việc gì đó để làm. Một ngày nọ, chúng tập trung lại và bàn về một trò chơi nào đó.


Thông minh đề xuất : "Chúng ta cùng chơi trốn tìm nào!". Tất cả đều đồng ý và vui vẻ bắt đầu trò chơi. Lý trí la lớn "Này các bạn, tôi xung phong làm người tìm, các bạn trốn đi nhé !"

Lý trí tựa vào một gốc cổ thụ và bắt đầu đếm :"Một, hai, ba...", Đức hạnh và Thói xấu cuống cuồng đi kiếm chỗ để nấp. Dịu dàng nấp sau mặt trăng. Phản bội nấp sau những vườn bắp cải. Yêu mến cuộn tròn giữa những đám mây. Nồng nàn trốn ngay giữa trung tâm trái đất. Nói dối giấu mình phía sau của tảng đá nằm bên dưới một hồ lớn. Tham lam trốn trong một bao tải... Và Lý trí đã đếm đến bảy mươi, tám mươi... chín mươi. Lúc này tất cả đều tìm được chỗ ẩn nấp cho mình, ngoại trừ Tình yêu. Tình Yêu không thể tìm cho mình một chỗ để trốn. Và đó cũng lý giải vì sao thật khó khăn để che giấu Tình yêu trong trái tim mình. Khi Lý trí đếm tới một trăm, Tình yêu nhảy đại vào một bụi hoa hồng gần đó và bị những gai nhọn đâm. Tình yêu cố nén đau mà không lên tiếng nhưng lại được tận hưởng hương thơm quyến rũ của từng đóa hoa hồng ...

Lý trí bắt đầu tìm kiếm. Lười biếng được tìm thấy đầu tiên bởi vì Lười biếng không có đủ năng lượng để tìm cho mình một chỗ nấp tốt. Sau đó lần lượt Dịu dàng, Nói dối, Nồng nàn, Yêu mến... cũng được tìm thấy, chỉ trừ Tình yêu. Ghen ghét với Tình yêu, Ghen tỵ đã thì thầm vào tai Lý trí: " Tôi biết bụi hoa hồng đang ẩn giấu bạn Tình yêu đấy ".

Lý trí bước lại gần và bắt đầu tìm kiếm. Lý trí đã xới tung cả bụi hoa mà chẳng thấy bạn mình đâu bèn sử dụng một cành cây để tìm và dừng lại khi trái tim của Lý trí bị những gai hoa hồng làm cho rỉ máu. Tình yêu xuất hiện với hai tay ôm mặt và hai dòng máu chảy ra từ đôi mắt. Trong lúc tìm kiếm, Lý trí đã làm hỏng đôi mắt của Tình yêu. Lý trí khóc thét lên : " Tôi phải làm gì đây? Tôi phải làm gì đây ? Tôi đã làm cho bạn mù. Làm cách nào khiến cho bạn thấy đường trở lại bây giờ ?"

Tình yêu nói: " Bạn chẳng có cách nào làm cho tôi thấy đường lại. Bây giờ nếu bạn muốn giúp tôi, hãy làm người dẫn đường cho tôi ". Và đó là lý do vì sao Tình yêu là mù quáng và luôn đồng hành với Lý trí .

Martin
canh_dep-content

VẾT SẸO

Mẹ ruột chúng tôi mất sau khi sinh em trai út của tôi. Chị Như, chị hai tôi, lúc đó mới lên mười. Tôi, đứa con gái thứ hai, lên tám ốm quặt quẹo. Sau nữa, thằng Thành, năm tuổi, tròn như củ khoai ngơ ngác đi tìm mẹ suốt ngày.

Hai năm sau cha tôi tục huyền với người phụ nữ con nhà gia thế, một phụ nữ đẹp mới 27 tuổi. Chúng tôi gọi người này là "má". Cha đi làm từ sáng đến tối, giao phó toàn bộ việc chăm nom con cái cho má tôi. Má làm trăm thứ việc không mấy khi ngơi tay. Chị em tôi no đủ, sạch sẽ, nhà cửa chúng tôi gọn gàng, bữa cơm dọn lên lúc nào cũng nóng sốt.

Cha tôi chung sống với má sau được ba năm thì đau nặng rồi mất. Lúc sắp ra đi, cha không còn nói được chỉ nhìn má tôi rồi khóc. Má lúc đó trẻ quá, đẹp quá lại chẳng phải má ruột của chúng tôi...

Cha vừa nằm xuống được mươi ngày đã có người đến đòi xiết nhà, xiết đồ. Gia đình nhà má khăng khăng bắt má về gả chồng. Rồi một ngày kia má kêu bán nhà, trả hết nợ rồi lặng lẽ dắt díu chúng tôi đi. Đó là năm 1978. Chúng tôi ở đậu nhà người chị họ xa của má, gọi là dì tư Tím. Dì làm nghề ướp cá, bán cá, dì góa bụa và nghèo khó. Căn nhà của dì không khác hơn cái chòi canh dưa là mấy, vậy mà còn chứa thêm má và bốn đứa chúng tôi. Dì tư Tím đem biếu ba con gà mái dầu cho một người quen để xin cho má một chân hộ lý trong bệnh viện đa khoa.

Hằng ngày, má dậy từ 3g30 sáng, vào bệnh viện nấu nước, châm nước cho những bệnh nhân dậy sớm rửa mặt, pha sữa, pha trà để kiếm thêm chút tiền còm mua sách vở cho chị em tôi đi học. Sáu giờ má tất tả về nhà lo cho chúng tôi ăn sáng và đến trường. Bảy giờ má trở lại bệnh viện lau cầu thang, lau sàn, cọ rửa nhà vệ sinh, thay trải giường cho người bệnh, gom rác đem đi đốt… Sau năm giờ chiều, má còn nhận giặt thuê quần áo cho những bệnh nhân khá giả. Đến tám giờ tối má mới về đến nhà, mệt rã rời.

Hôm nào mưa gió má về sớm hơn. Má mua về cho chị em tôi mỗi đứa một trái bắp nướng hay một túi đậu nành rang thơm giòn. Mấy chị em nằm bên má trên một manh chiếu rách, nghe má kể chuyện đời xưa. Thằng út Tài sợ lạnh cứ ôm chặt má mà khen sao má ấm quá. Thằng Thành nhõng nhẽo đòi má gãi lưng. Cũng có khi má dạy chúng tôi những bài hò, bài vè để cả nhà thành một "dàn đồng ca" rất ăn ý, rất vui nhộn, mặc ngoài kia gió thổi mưa tuôn…
Mỗi năm vào ngày giỗ mẹ tôi, má làm một mâm cơm tươm tất. Rồi má thắp mấy nén nhang thơm, gọi hết bốn chị em tôi lại bên bàn thờ mà nói: "Đây là mẹ ruột của các con, người đã sinh ra và nuôi nấng các con. Tuy mẹ các con mất rồi nhưng ở trên trời mẹ các con vẫn luôn phù hộ cho các con mạnh khỏe". Vào ngày giỗ ba, má cũng làm như vậy. Ngày ấy cũng như mãi tới bây giờ cũng vậy, tôi vẫn tin ba mẹ tôi ở trên trời nhìn thấy chúng tôi.
Có một sáng người ta đưa má về. Chân má bị phỏng nước sôi do một bệnh nhân chạy vấp vào má. Vết phỏng rất lớn. Do ăn uống thiếu thốn, sức đề kháng yếu nên chỗ phỏng trên chân má rất lâu không lành, cứ sưng lên đau nhức. Má mất ngủ nhiều, ốm rạc như con cò. Chị hai khóc, năn nỉ má cho đi đổ nước thay má mà má không cho đi. Rồi má nén đau, cố lê chân đi làm trở lại. Về sau vết bỏng ở chân má làm sẹo, một sẹo lồi nhăn nhúm chạy từ cổ chân đến hết mu bàn chân trái. Dáng má đi không còn tự nhiên nữa.

Dì tư Tím mua được một căn nhà ở gần chợ, bán rẻ căn nhà lá cho má con tôi. Năm đó chị hai tôi thi đậu vào Trường cao đẳng Sư phạm Cần Thơ. Thương má cực nhọc, chị định bỏ học đi làm thuê. Má cương quyết không cho. Chưa bao giờ má cương quyết như vậy. Thắp nén nhang trên bàn thờ ba, má khấn (cốt cho chị hai nghe): "Con gái lớn của mình định bỏ học. Khi về nơi chín suối, em biết nhìn anh sao đây…"
Chị hai khóc, xin lỗi má rồi chấp nhận đi học. Hai năm sau tôi cũng vào đại học và cũng được má sắp soạn vali quần áo cho tôi rồi đưa đi. Mở cái vali ra nhìn mà thương má đứt ruột: ngoài quần áo, má còn bỏ vào kim chỉ, dầu gió, tem thư, bông băng, thuốc đỏ, thuốc cảm…

Dường như má có thể gói trọn sự thương yêu của má vào trong từng thứ một. Bốn năm, chị em tôi ra trường lênh đênh tìm việc thì cũng là lúc thằng Thành vào Đại học Luật TP.HCM và năm sau nữa là thằng Tài vào Đại học Y Cần Thơ. Làm sao đong được sự vất vả, cực nhọc của má lúc ấy. Lưng má còng đi, tóc đã lốm đốm bạc, da tay chai sần.

Nhiều năm trôi qua má lần lượt dựng vợ gả chồng cho ba đứa con lớn. Thằng Tài vẫn ở với má và chưa có gia đình riêng. Giờ nó là bác sĩ ngoại khoa của bệnh viện mà xưa má làm hộ lý. Nó tâm sự rằng hễ đi trực đêm mà nghe tiếng rao "nước sôi đây" là giật mình thảng thốt tưởng như tiếng má, nghẹn thắt cả lồng ngực.

Những ngày rảnh rỗi, chị em tôi dẫn lũ con về với má cho má vui. Đám trẻ quấn quít với má không rời nửa bước. Đứa nhổ tóc sâu, đứa bóp tay, đứa bóp chân cho bà. Một lần bé Du con tôi xoa vào vết sẹo trên chân má mà nói: "Bà ngoại ơi, con bị phỏng tay có một chút đã đau ghê. Ngoại phỏng nhiều vậy chắc là khiếp lắm…"Má tôi cười: "Lâu quá, ngoại quên mất rồi".

Một chiều mưa tôi về thăm má, nằm bên má tâm sự chuyện chồng con. Mưa ầm ào, mưa tầm tã, tôi kêu lạnh má liền kéo mềm đắp cho tôi, tôi thì lại đắp cho má y như lúc tôi còn nhỏ ngủ chung với má vậy. Chân tôi lạnh tôi tìm hơi ấm nơi chân má. Tôi chạm vào vết sẹo trên cổ chân má, cái vết sẹo đã thành thân thuộc với tôi vậy mà tự nhiên tôi rơi nước mắt.

Nghĩ lại, tôi có chồng có con, vợ chồng tôi luôn quấn quít đầm ấm… Còn má, má chỉ được hạnh phúc làm vợ trong ba năm lẻ. Trong những năm tháng dằng dặc sau này, chắc cũng có lúc má khát khao một hạnh phúc riêng tư, cũng có lúc má cô đơn, mệt mỏi mà không có ai chia sẻ. Má ơi, sự lựa chọn của má sao nghiệt ngã quá vậy!

Đã bao lần má kể cho các con tôi nghe những câu chuyện cổ tích về công chúa, về hoàng tử, về các cô tiên xinh đẹp… Một ngày kia con tôi lớn lên, tôi sẽ kể cho các con tôi nghe về "Bà Tiên" của chị em tôi, bà tiên tóc bạc, dáng đi hơi khập khiễng vì một vết sẹo dài… Truyện cổ tích má viết cho chúng tôi bằng cả sự nhọc nhằn, sự đau đớn, bằng nước mắt, mồ hôi và bằng cả cuộc đời của Má.

Tác giả bài viết: Lê Thúy Bảo Nhi
hoa_cuc-content

Phép màu giá bao nhiêu?


Một cô bé tám tuổi nghe cha mẹ mình nói chuyện về đứa em trai nhỏ. Cô bé chỉ hiểu rằng em mình đang bị bệnh rất nặng và gia đình cô không còn tiền. Chỉ có một cuộc phẫu thuật rất tốn kém mới cứu sống được em trai cô bé, và cha mẹ em không tìm ra ai để vay tiền. Do đó, gia đình em sẽ phải dọn đến một căn nhà nhỏ hơn vì họ không đủ khả năng tiếp tục ở căn nhà hiện tại sau khi trả tiền bác sĩ. Hình thật của cô bé- và em trai cùng vị bác sĩ giàu lòng nhân ái.Cô bé nghe bố nói với mẹ bằng giọng thì thầm tuyệt vọng: “Chỉ có phép màu mới cứu sống được Andrew”. Thế là cô bé vào phòng mình, kéo ra một con heo đất được giấu kỹ trong tủ. Em dốc hết đống tiền lẻ và đếm cẩn thận.


Rồi cô bé lẻn ra ngoài bằng cửa sau để đến tiệm thuốc gần đó. Em đặt toàn bộ số tiền mình có lên quầy.
Người bán thuốc hỏi: “Cháu cần gì?”
Cô bé trả lời: “Em trai của cháu bệnh rất nặng và cháu muốn mua phép màu.”


- Cháu bảo sao? – Người bán thuốc hỏi lại.- Em cháu tên Andrew. Nó bị một căn bệnh gì đó trong đầu mà ba cháu nói chỉ có phép màu mới cứu được nó. Phép màu giá bao nhiêu ạ?- Ở đây không bán phép màu, cháu à. Chú rất tiếc – Người bán thuốc nở nụ cười buồn và tỏ vẻ cảm thông với cô bé.- Cháu có tiền trả mà. Nếu không đủ, cháu sẽ cố tìm thêm. Chỉ cần cho cháu biết giá bao nhiêu?Trong cửa hàng còn có một vị khách ăn mặc thanh lịch. Sau khi nghe câu chuyện, ông cúi xuống hỏi cô bé: “Em cháu cần loại phép màu gì?”- Cháu cũng không biết nữa

Cô bé trả lời, rơm rớm nước mắt. “Nhưng em cháu rất cần phép màu đó. Nó bị bệnh nặng lắm, mẹ cháu nói rằng nó cần được phẫu thuật, và hình như phải có thêm loại phép màu gì đó nữa mới cứu được em cháu. Cháu đã lấy ra toàn bộ số tiền để dành của mình để đi tìm mua phép màu đó.”- Cháu có bao nhiêu? – Vị khách hỏi. Cô bé trả lời vừa đủ nghe: “Một đô la mười một xu.”

Người đàn ông mỉm cười: “Ồ! Vừa đủ cho cái giá của phép màu”.Một tay ông cầm tiền của cô bé, tay kia ông nắm tay em và nói: “Dẫn bác về nhà cháu nhé. Bác muốn gặp em trai và cha mẹ cháu. Để xem bác có loại phép màu mà em cháu cần không.”Người đàn ông thanh lịch đó là Bác sĩ Carlton Armstrong, một phẫu thuật gia thần kinh tài năng.

Ca mổ được hoàn thành mà không mất tiền, và không lâu sau Andrew đã có thể về nhà, khỏe mạnh.Mẹ cô bé thì thầm: “Mọi chuyện diễn ra kỳ lạ như có một phép màu. Thật không thể tưởng tượng nổi. Thật là vô giá!”. Cô bé mỉm cười. Em biết chính xác phép màu giá bao nhiêu. Một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ, và lòng tốt của người bác sĩ.
Khuyết Danh
Ý kiến bạn đọc
24 Tháng Mười Một 20143:54 CH
Khách
" Bạn chẳng có cách nào làm cho tôi thấy đường lại. Bây giờ nếu bạn muốn giúp tôi, hãy làm người dẫn đường cho tôi ".
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Một phụ nữ mất chồng muốn tự tử, ông lái đò hỏi một câu khiến cô bật cười! Một người phụ nữ mất chồng, bèn trầm mình xuống sông mong muốn tìm đến cái chết, được người lái đò cứu, người lái đò hỏi một câu hỏi mà khiến cô bật cười! Hãy cùng đọc ba câu chuyện nhỏ dưới đây, bạn nhé! 1. Người góa phụ và ông lái đò Một người góa phụ trầm mình xuống sông với mong muốn tìm đến cái chết, may mắn được ông lái đò đi ngang qua cứu vớt. Ông lái đò hỏi người góa phụ: “Tại sao lại muốn tìm đến cái chết?”, người góa phụ nói: “Bởi vì chồng của tôi đột ngột chết nên tôi cũng không thể sống nổi nữa”. Ông lái đò hỏi: “Cô kết hôn được bao lâu rồi?” Người góa phụ trả lời: “Được 3 năm”. Ông lái đò lại hỏi: “Lúc chưa kết hôn, cô làm nghề gì?” Người góa phụ trả lời: “Tôi làm nghề nhuộm vải trong thôn”. Ông lái đò lại hỏi: “Khi ấy cuộc sống của cô thế nào?” Người góa phụ trả lời: “Cũng hài lòng”.
Khi tới nơi bờ sông, hai người thấy một ông lão trên chiếc xuồng nhỏ giữa sông đang chao đảo...Họ trố mắt nhìn xem chuyện gì đang xảy ra. Hình như ông lão đang cố gắng chèo chống để vào bờ, nhưng chiếc xuồng cũ nát đã ngập đầy nước
Có ba người cùng tôn giáo, một là nhà truyền giáo, một là tài xế lái xe đò và một nông dân có vợ và 10 con. Ba người đều thâm niên 40 năm chức nghiệp, đã qua đời trùng hợp cùng giờ, cùng một ngày và cùng được lên trình diện Chúa để xin vào thiên đàng.
Lưới đánh cá Trên bờ biển, bên cạnh thuyền đánh cá có hai tấm lưới, một dày một thưa. Nhìn tấm lưới mắt nhỏ, ngư dân nói với tôi: “Nó dùng để đánh bắt tôm tép trên vùng biển cạn”. Theo cách nhìn của tôi thì chỉ cần lưới được đan dày dặn, nó sẽ là công cụ đánh bắt tốt nhất. Bởi vì ngay cả tôm tép cũng không thể lọt lưới, huống chi những con cá to lớn béo khỏe. Ảnh: Shutterstock. Tuy nhiên, người đánh cá chỉ vào tấm lưới mắt nhỏ được đan dày dặn và nói: Tấm lưới này không thể bắt được cá lớn. Bởi vì phải bắt cá lớn trước. Không gian của lưới có hạn, do vậy, đối với chiếc lưới mắt nhỏ sớm đã bị tôm tép chiếm hết và không còn chỗ cho cá lớn chui vào nữa. Lưới đánh bắt cá lớn có mắt rất rộng, không chỉ giúp cho tôm cua mà ngay cả những con cá không đủ kích thước cần bắt cũng sẽ được lọt lưới. Tôi tò mò hỏi, vì sao không thể đan chiếc lưới mắt nhỏ rộng hơn?
Tất cả những đóng góp cho các công cuộc lớn dù nhỏ nhoi đều có giá trị có thể nói là ngang nhau. Vậy chúng ta hãy cố gắng làm một điều gì đó trong khả năng có thể làm được và đừng cho là vô ích...
Mình ngồi đối diện với một ông bạn vô thần. Ở giữa hai người là hai tách cà phê nóng và một gói thuốc Con Mèo. Cà phê là chồng. Thuốc lá là vợ. Cà phê thì đắng. Thuốc lá thì cay. Cả hai “vợ chồng” tạo ra cảm giác say say và làm cho hai ông bạn “vô-hữu” quấn lấy nhau, dìu nhau vào chuyện đạo, lôi nhau vào chuyện đời, nói mãi không thôi… Bỗng ông bạn vô thần thoọc mình một cái. – Bộ anh không có vợ thiệt hả? – Bộ anh không tin thiệt hả? – Không có vợ thì chịu sao nổi? – Không nổi thì chìm. Chìm thì chết. Nếu không dám chết, thì phải ráng mà nổi. a – Phải công nhận là các anh tu luyện hay thiệt. Ủa… mà sao trong đạo của anh không có nữ linh mục? Như vậy thì có kỳ thị nữ giới, có phân biệt đối xử không? – Đạo tôi không kỳ thị nữ giới, nhưng có phân biệt đối xử và chủ trương phải phân biệt để đối xử hợp tình và đúng lý. – Anh nói gì mà kỳ vậy?
Ngày nọ, một người đàn ông giàu có dẫn mẹ của anh ta tới một phòng khám răng. Sau khi khám xong, vị bác sĩ nói rằng bà cụ cần phải lắp một bộ răng giả. Hỏi han thêm một chút, ông liền đưa ra một số mẫu răng giả cho bà cụ và anh con trai lựa chọn. Sau khi xem hết một lượt, người mẹ này đã lựa chọn cho mình một bộ răng giả có giá rẻ nhất. Vị bác sĩ biết rõ rằng anh con trai của bà cụ kia rất giàu có và phóng khoáng, nên ông đã một mực giới thiệu và giải thích những lợi ích của những bộ răng đắt tiền so với bộ răng rẻ tiền mà bà cụ đã lựa chọn. Nhưng vị bác sĩ không ngờ rằng anh con trai chỉ mải mê gọi điện thoại, hút thuốc lá mà không để ý gì đến lời mình nói. Ông đã có vẻ hơi khó chịu và thất vọng.
TỔNG THỐNG ABRAHAM LINCOLN Cuộc nội chiến nam bắc Mỹ 1861 - 1865 vừa kết thúc . Bắc Mỹ đã chiến thắng và chế độ nô lệ ở nam Mỹ đã được xóa bỏ . Công việc sau chiến tranh thật bề bộn , cửa văn phòng tổng thống luôn bỏ ngỏ để bất kỳ ai cũng có thể gặp tổng thống bất kỳ lúc nào . Tổng thống Abraham Lincoln đang đứng , hai tay chống mép bàn , đầu cúi xuống tấm bản đồ trải rộng. - Kính trình Tổng thống - Lincoln ngẩng lên , trước mặt ông là tổng tư lệnh quân đội. - Có việc gì - Lincoln hỏi rất từ tốn. - Thưa Ngài còn hơn 500 ngàn tù binh định giải quyết ra sao ạ ? - Tù binh nào ???? - Lincoln sẵng giọng. - Những lính miền nam bị ta bắt ạ - viên tổng tư lệnh lúng túng . Lincoln ngồi xuống ghế , chậm rãi: - Tôi nhắc lại , đây là những công dân của nước Mỹ thống nhất , không có tù binh , tôi đã ra lệnh cho các anh phải cấp lương thực , nông cụ cho họ về quê sản xuất
Trong truyền thuyết Ấn Độ cổ đại kể câu chuyện: Có một ông già, trước khi lâm chung để lại di chúc rằng, muốn chia 19 con bò cho ba người con theo quy định: con cả được chia 1⁄2tổng số bò, con thứ hai được chia 1⁄4 tổng số bò, còn con thứ ba được chia 1⁄5 tổng số bò nhưng không được bán để chia tiền. Theo phong tục của Ấn Độ giáo thì bò được coi là vật linh thiêng nên không được giết thịt, chỉ có thể chia cả con đang sống. Sau khi người cha qua đời, ba người con đã tìm hết cách mà vẫn chưa chia được đàn bò, cuối cùng họ quyết định trình quan xét xử. Các quan lại địa phương vốn là túi rượu thịt, gặp việc khó bèn lấy lý do “quan thanh liêm khó quyết đoán việc trong nhà” để từ chối. Ở làng bên có ông già thông thái. Một hôm ông đi qua nhà ba anh em nọ, bèn nghe bàn cãi sôi nổi. Hỏi xong ông mới biết nội dung câu chuyện chia bò. Chỉ thấy ông già trầm tư giây lát rồi nói: “Việc này làmđược!
Một hôm, có người đến Toà Giám Muc Annecy để thăm thánh nhân. Trong câu chuyện trao đổi hai bên, ông ta nhiều lần lớn tiếng cãi vã, đấm bàn đấm ghế, chỉ trích phê bình và mắng nhiếc thánh nhân thậm tệ. Thế nhưng, thánh Phanxicô vẫn cứ ngồi nghe cách thinh lặng.../18 Tháng Bảy 2012(Xem: 6447) ĐHY Nguyễn Văn Thuận/
Bảo Trợ