Phần 4: Trung Quốc đại sụp đổ?

24 Tháng Bảy 20219:52 SA(Xem: 680)

Phần 4: Trung Quốc đại sụp đổ?

Nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với việc sụt giảm hiệu suất trong hơn 1 hoặc 2 quý.

Nền kinh tế Trung Quốc đã gặp khó khăn sâu sắc trước cả khi đại dịch virus bùng phát trên toàn cầu. Thuế quan trong thương chiến đã làm xuất khẩu bị giảm, và các chuỗi cung ứng đang rời khỏi Trung Quốc. Nhưng bây giờ triển vọng kinh tế nhìn chung yếu hơn so với nhiều thập kỷ trước. Đây có thể là quý tồi tệ nhất kể từ khi kết thúc Cách mạng Văn hóa năm 1976, với sự sụt giảm thực về GDP trong quý 1.

mao-nhandante

Tất nhiên, bất chấp đại dịch, Bắc Kinh đã khẳng định rằng họ sẽ đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2020. Nhưng điều đó không thực tế. Thậm chí không rõ là Trung Quốc đã thực sự vượt qua đại dịch hay chưa. Mọi người vẫn có thể nhìn thấy hàng đoàn người xếp hàng ở các bệnh viện và danh sách các thuê bao di động gần đây trên China Mobile cho thấy số người dùng giảm đến 21 triệu thuê bao so với ba tháng trước khi đại dịch bắt đầu.

Tương lai gần có thể thật thảm khốc

Tất nhiên, không có nền kinh tế nào được chuẩn bị cho đại dịch toàn cầu, và tất cả các quốc gia vẫn sẽ phải tiếp tục gặp thách thức nghiêm trọng do virus Corona Vũ Hán bùng phát và những hậu quả của nó. Tuy nhiên sự yếu kém cố hữu trong nền kinh tế Trung Quốc khiến quốc gia này đặc biệt dễ bị tổn thương cả trên phương diện suy thoái kinh tế do đại dịch cũng như sự thay đổi trong mô hình thương mại toàn cầu với động thái rời khỏi Trung Quốc đang diễn ra hiện nay. Sự phụ thuộc này càng tồi tệ hơn do nhu cầu trong nước đang đứng bên bờ vực.

Hậu quả là, các trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc như chi tiêu tiêu dùng và bất động sản cũng như xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài đang bị lung lay, thậm chí là đang suy sụp ngay trước mắt Bắc Kinh. Nhiều doanh nghiệp sản xuất thuộc các lĩnh vực cung ứng có lợi nhuận cao ví dụ dược phẩm và y tế sẽ rời khỏi Trung Quốc, chuyển trở về Hoa Kỳ sớm nhất có thể.

Tiêu dùng giảm mạnh năm 2020

Trụ cột quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc chính là nhu cầu nội địa, chiếm 57,8% tăng trưởng kinh tế của đất nước năm 2019. Trong quý đầu năm 2019, tiêu dùng chiếm 2/3 tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Nhưng năm nay sức tiêu dùng suy giảm rất mạnh do đại dịch, tăng trưởng yếu và mất việc làm. 

Việc phong tỏa và đóng cửa nhà máy do dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng bị chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc sẽ làm giảm thu nhập. Chi tiêu tiêu dùng đã bị ảnh hưởng nặng nề. Không có gì ngạc nhiên khi 64,4% người Trung Quốc nói rằng họ sẽ “kiềm chế” hơn trong việc chi tiêu trong dài hạn, trong khi 12,6% khác nói rằng họ sẽ cắt giảm chi tiêu.

Tổng hợp lại, 77% người tiêu dùng chấp nhận cách thức chi tiêu dè dặt hơn. Con số này có vẻ còn nhiều hơn nữa khi giá thực phẩm cao hơn dự kiến ​​do tình trạng thiếu thịt lợn vì sốt lợn châu Phi (ASF).

Lợi nhuận và giá bất động sản đang suy sụp

Chi tiêu tiêu dùng và phát triển bất động sản (BĐS) là hai động lực lớn nhất của nền kinh tế trong 5 năm qua. Cả hai đều đang trong tình cảnh dầu sôi lửa bỏng.

Giảm chi tiêu tiêu dùng trực tiếp ảnh hưởng đến thị trường bất động sản Trung Quốc. Tập đoàn Evergrande, một trong những công ty phát triển bất động sản lớn nhất của Trung Quốc đã tuyên bố thu nhập hàng năm của họ giảm 50%. Lý do là phải giảm giá triệt để bất động sản nhà ở để tăng cầu cho thị trường này.

Nhưng Evergrande không phải là tập đoàn phát triển bất động sản duy nhất đang giảm giá “khủng”. Sunac China Holdings, Sinic Holdings và Country Garden cũng đang phải chào bán cho người mua kèm theo các điều khoản ưu đãi đặc biệt, ví dụ như người mua được đơn phương hủy hợp đồng trong vòng 30 ngày kể từ khi mua hàng - tất cả để nhằm lôi kéo người tiêu dùng ký kết hợp đồng.

Phân khúc căn hộ chung cư còn khó khăn hơn nhiều. Cầu căn hộ chung cư chính là động lực phát triển dự án BĐS mới. Nhưng cầu phân khúc này đang giảm mạnh trong bối cảnh một lượng lớn các nhà phát triển bất động sản đang có nguy cơ vỡ nợ đối với các khoản nợ bằng USD hoặc họ đã mất khả năng thanh toán.

Tháng 2, Bloomberg đã báo cáo rằng số liệu tài chính của 30 nhà phát triển bất động sản của Trung Quốc cho thấy doanh số của họ đã sụt giảm 33% so với năm trước.

Đây là sự suy giảm mạnh nhất trong vòng 6 năm qua.

Xuất khẩu suy giảm mạnh nhưng ‘Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến’

Xuất khẩu ròng đóng góp 11% tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2019. Tuy nhiên, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc không có xuất khẩu ròng, thâm hụt thương mại trong 2 tháng đầu năm lên tới 7,1 tỷ USD chỉ là kết quả ngắn hạn của đại dịch. Với cú sốc tổng cung và tổng cầu của kinh tế toàn cầu, xu hướng giảm thiểu phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc cho thấy xuất khẩu cả năm 2020 của Trung Quốc sẽ không sáng sủa. 

Mặc dù Bắc Kinh hy vọng sẽ tăng cường xuất khẩu để giúp thúc đẩy nền kinh tế, nhưng nhu cầu toàn cầu giảm khiến hy vọng này khó thành hiện thực. “Điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra đối với xuất khẩu và các chuỗi cung ứng”, ông Larry Hu, trưởng ban kinh tế Trung Quốc tại Macquarie Capital nói.

Thặng dư thương mại giảm cho thấy thương mại sẽ đóng góp ít hơn cho tăng trưởng kinh tế và tác động tiêu cực tới tăng trưởng có thể lớn hơn người ta nghĩ. Điều tồi tệ nhất sẽ đến sau đó, khi nhu cầu của các quốc gia khác đối với xuất khẩu Trung Quốc giảm xuống.

Đầu tư nước ngoài đang giảm

Trong hai tháng đầu năm 2020, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đã giảm 8,6% so với năm trước, xuống còn 19,26 tỷ USD. Sự sụt giảm đầy kịch tính này hầu hết là do đại dịch bùng phát.

Mặc dù chính quyền Trung quốc ra sức định hướng dư luận về “hết dịch” và “kinh tế Trung Quốc đang khôi phục mạnh mẽ”, FDI không thể trở lại mức cũ vì những lý do khác. Nếu không phải do thông tin sai lệch thì việc dời sản xuất ra khỏi ​​Trung Quốc đã tăng tốc như sự bùng phát virus Corona Vũ Hán. Các nhà máy trong chuỗi cung ứng và việc làm sẽ không trở lại Trung Quốc sớm.

Hơn nữa, thế giới đang trở nên ít tin tưởng hơn vào Trung Quốc, vì ai cũng biết tội lỗi của Trung Quốc trong đại dịch và thế giới đã hiểu rõ hơn. Bắc Kinh biết rằng có vẻ không thuận lợi như trong thời kỳ tiền đại dịch, điều này giải thích cho việc ĐCSTQ tung ra chiến dịch tuyên truyền trong tuyệt vọng để đổ lỗi và làm chệch hướng dư luận. 

Một suy tính trong tầm tay

Dễ hiểu, phản ứng của Bắc Kinh trước những sự việc này là bơm hàng trăm tỷ đô la để kích thích nền kinh tế. Nhưng việc tháo vòng kìm kẹp cho nền kinh tế đã nằm ngoài khả năng của chính quyền ĐCSTQ. 

Nhiều tiền đổ vào kích thích tăng trưởng hơn cũng khó có thể đạt hiệu quả như trước vì nhu cầu tiêu dùng yếu cả trong nước và quốc tế. Quan trọng hơn, niềm tin tiêu dùng và niềm tin kinh doanh suy giảm mạnh mẽ đang chứng minh những “tuyên truyền” và “đổ lỗi” của Bắc Kinh về dịch bệnh đã không hiệu quả. Bắc Kinh cũng có thể phải đối mặt với một tương lai tăng trưởng 2% GDP hoặc thậm chí ít hơn.

Đại dịch đã bộc lộ vô vàn điểm yếu của nền kinh tế tư bản ăn thịt người của Trung Quốc, một nền kinh tế có thể sẽ không còn bị bưng bít bởi các số liệu thống kê giả, bị che giấu bởi các kích thích kinh tế lớn, được mớm tiền bằng các dự án bất động sản không hiệu quả, hoặc được vá víu bằng nợ ba bên, đầu tư nước ngoài và trộm cắp công nghệ.

Thủy Tiên

Theo The Epoch Times

Tác giả: James Gorrie là một nhà văn và diễn giả ở Nam California. Ông là tác giả cuốn “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc”.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tốc độ tàu cao tốc 200-350 km/h trên toàn mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã mang lại ấn tượng về sự phát triển đáng kinh ngạc trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, mạng lưới đường sắt này không thành công như quảng cáo, nó đã trở thành ác mộng của nền kinh tế. Đáng tiếc là Trung Quốc đã kịp xuất khẩu ác mộng này sang Việt Nam 10 năm trước. Global Times đưa tin, mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc có phạm vi khoảng 38.000 km và Bắc Kinh có kế hoạch sẽ mở rộng mạng lưới này lên quy mô 7 triệu km đến năm 2035. Năm 2008, chuyến tàu cao tốc đầu tiên đã xuất phát từ ga đường sắt Nam Bắc Kinh, ngày nay sau 13 năm, Trung Quốc đã thiết lập mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới.
Cuộc diệt chủng của ĐCSTQ đối với Tây Tạng là lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta Trong bài phát biểu đánh dấu 70 năm ĐCSTQ tiến quân vào và kiểm soát Tây Tạng, dù ông Uông Dương đã hết lời ca ngợi những thành tựu huy hoàng của ĐCSTQ tại Tây Tạng, ông Anders Corr lại nhận thấy những bằng chứng hiển nhiên về tội ác diệt chủng và nỗi ám ảnh của ĐCSTQ đối với việc phải hủy diệt tín ngưỡng và tôn giáo. Ở bài bình luận này, tác giả Corr sẽ phân tích và chỉ rõ ra những dấu hiệu và bằng chứng về tội ác của ĐCSTQ, thông qua phát biểu của ông Uông Dương.
Thống đốc bang California (Mỹ) vừa ban hành đạo luật gây xôn xao dư luận: ‘Cho phép trẻ vị thành niên phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoặc phá thai mà không cần thông báo cho phụ huynh’. Liệu đây là một đạo luật cấp tiến, tự do hay sẽ tiếp tay cho tội ác và sự suy đồi về đạo đức? Trẻ được phá thai hoặc chuyển giới mà không cần thông báo cho phụ huynh Ngày 22/9 vừa qua, Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom đã ban hành hai đạo luật cho phép trẻ vị thành niên có thể thực hiện một số thủ tục y tế như phẫu thuật chuyển đổi giới tính và phá thai mà không cần thông báo với phụ huynh. Một trong hai điều luật là AB-1184, trong đó cấm các công ty bảo hiểm sức khỏe yêu cầu có sự ủy quyền của cha mẹ, trước khi những đứa trẻ bắt đầu làm thủ tục cho các dịch vụ y tế.
Trong bối cảnh chính phủ Afghanistan sụp đổ, người Mỹ và những người Afghanistan làm việc cho Hoa Kỳ buộc phải sơ tán, người ta không khỏi băn khoăn rằng: Liệu điều tương tự có thể xảy ra ở những quốc gia mà Mỹ đang bảo trợ? Và có tác động như thế nào đối với Đài Loan và các đồng minh khác của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương?
Gần đây, dư luận dậy sóng trước tuyên bố của một vị giáo sư rằng học phí cấp đại học nên được coi là rào cản kỹ thuật cho đầu vào. Tư tưởng học phí giống như một khoản đầu tư [ở một số ngành nghề] vốn là tư tưởng được chấp thuận ở các nước có nền giáo dục tiến bộ, nhưng áp dụng tại Việt Nam thì dường như chưa hợp lý lắm. Tăng, giảm hay miễn phí giáo dục? Phát biểu tại diễn đàn Quốc hội sáng 25/7 vừa qua, GS Lê Quân (đại biểu Cà Mau) nói: “Chúng ta cũng phải đảm bảo rằng học phí cũng là một rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào học đại học và trở thành "học đại"", phải coi học phí đối với người học là nguồn đầu tư, thông lệ quốc tế học phí bao giờ cũng bằng gần hai năm tiền lương sau khi tốt nghiệp.
Liệu các cuộc tấn công mạng do Bắc Kinh hậu thuẫn gần đây nhắm vào Mỹ có dẫn đến chiến tranh thật? Đây là câu hỏi mà nhà kinh tế học người Mỹ David P. Goldman đã đặt ra gần đây. Một câu hỏi quan trọng, hiện hữu và rất khó trả lời. Tuy nhiên, vào tháng trước, Tổng thống Joe Biden đã cảnh báo rằng các cuộc tấn công mạng gần đây, bao gồm việc tấn công mạng các cơ quan chính phủ và cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ, rất có thể dẫn đến một “cuộc chiến nổ súng”. Ông Biden tiếp tục: “Tôi nghĩ có nhiều khả năng chúng ta sẽ kết thúc — à, nếu chúng ta có kết cục là một cuộc chiến, một cuộc chiến tranh thực sự với một cường quốc, thì đó sẽ là hậu quả của một tấn công mạng với hậu quả rất lớn”, "cường quốc" đó, tất nhiên, là Trung Quốc. Như ông Goldman lưu ý: "Nận xét của ông Biden được đưa ra trong một văn bản do văn phòng báo chí Tòa Bạch Ốc lưu hành", chúng không phải là sản phẩm của “loạn ngôn tự phát”. Không, họ đã cố tình.
Bệnh dịch lây lan trên toàn quốc là một mối đe dọa tiềm tàng đối với ĐCSTQ. Hiện tại, Delta đang điều khiển nhiều xã hội trên khắp thế giới, nhưng Trung Quốc dường như là nước duy nhất mà biến thể này có thể kết thúc nhiệm kỳ của nhóm cầm quyền. COVID-19 đang tàn phá Trung Quốc Biến thể Delta đang lan nhanh trên khắp đại lục và Bắc Kinh không có giải pháp nào mới ngoài các biện pháp vũ lực tàn bạo, độc tài toàn trị — và đổ lỗi cho người nước ngoài. Hàng triệu người dân Trung Quốc hiện đang bị phong tỏa. Các ca nhiễm gần đây tạo thành đợt bùng phát coronavirus trên diện rộng, thậm chí còn rộng hơn so với đợt bùng phát vào năm ngoái. Đợt bùng phát mới này đã nhanh chóng vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các nhà chức trách và phá vỡ kế hoạch tuyên truyền cốt lõi của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Và nay nước Mỹ đang dần tiến vào một xã hội tự do cực tả, nơi xấu đã trở thành tốt và tốt đã trở thành xấu. Những điều tưởng chừng vô lý thì nay là hiện thực, ví như người nhập cư bất hợp pháp được ra vào tự do trên đất Mỹ, và được hưởng quyền “ưu đãi” hơn cả một công dân Mỹ “chính cống”... Khi những bậc lão thành vừa nhâm nhi cà phê vừa hồi tưởng lại quãng thời gian yên bình cách đây hơn nửa kỷ bằng câu mở đầu “muôn thuở”: “Hồi ấy, bố/mẹ ….”, thì bạn đừng than vãn: “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Bởi nếu có cỗ máy thời gian cho phép bạn quay trở lại thời điểm cách nay hơn nửa thế kỷ, bạn có gật đầu không? Hơn nửa thế kỷ trước, sẽ không có Internet, không có smartphone, điện thì chập chờn và tất nhiên nếu nhà nào sở hữu một cái tivi đen trắng thì trở thành trung tâm "chiếu phim" cho cả cộng đồng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dựa vào hàng loạt lời nói dối về kinh tế để làm lung lay nhận thức của nhiều người về tình hình hiện tại. Trong bài viết này, chúng tôi xem xét một số lời nói dối lớn nhất và đưa ra bức tranh thực sự đằng sau những lời nói dối đó.
Trong 4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, Big Media đã chế tạo ra bao nhiêu lời dối trá để bủa vây ông? Đã có bao nhiêu thông tin bị lật tẩy giúp công chúng được giải khai sự thật? Mời quý độc giả cùng NTD Việt Nam điểm lại 8 lời dối trá nổi bật nhất về ông Trump của Big Media, trong lúc chờ đợi các thông tin cập nhật từ các cuộc thanh tra kết quả bầu cử tại các tiểu bang Arizona và Georgia. Trong suốt 4 năm dẫn dắt nước Mỹ, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đạt được rất nhiều thành tựu. Trong nước, ông Trump không chỉ lấp đầy nền sản xuất rỗng sau nhiều thập kỷ hoang phế, mang lại việc làm và sức tăng trưởng bền hơn cho nền kinh tế, ông còn khôi phục các giá trị truyền thống đang bị bào mòn, xâm lấn triệt để bởi tư tưởng cấp tiến như bảo vệ thai nhi.
Bảo Trợ