"Khi cuộc tranh cử của chúng ta tiếp tục, tôi hứa với mọi người rằng, chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi mọi phiếu bầu hợp pháp được tính. Chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi mọi phiếu bầu bất hợp pháp bị loại bỏ!”
Phó Tổng thống Mike Pence đã đến sự kiện Turning Point USA và phát biểu trước các nhà hoạt động chính trị trẻ tuổi Mỹ. Phó Tổng thống nói rằng, ông đến để nói lời cảm ơn, đồng thời chia sẻ những thách thức mà nước Mỹ đang đối mặt.
Trong bài phát biểu của mình, Phó Tổng thống Mike Pence nói rằng, người Mỹ sẽ tiếp tục chiến đấu trong cuộc bầu cử.
Ông cho biết, khi các cuộc bầu sắp tới diễn ra, Kelly Loeffler và Davide Purdue cần tái đắc cử để giữ đa số Đảng Cộng hòa tại Thượng viện.
Phó Tổng thống nói: “Khi cuộc tranh cử của chúng ta tiếp tục, tôi hứa với mọi người rằng, chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi mọi phiếu bầu hợp pháp được tính. Chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi mọi phiếu bầu bất hợp pháp bị loại bỏ!”.
Phó tổng thống Mike Pence cũng đã chia sẻ về một số thành tựu của Chính quyền Tổng thống Trump, bao gồm việc thúc đẩy nền kinh tế và phát triển cũng như phân phối vaccine đến người dân trong thời gian kỷ lục.
Ông cũng cho biết, chính quyền Tổng thống Trump yêu cầu tòa án liên bang bảo vệ quyền tự do ngôn luận trong trường đại học. Ông kêu gọi các nhà hoạt động chính trị trẻ tiếp tục chiến đấu cho tính toàn vẹn của cuộc bầu cử.
Ông nói: “Hãy tham gia vào cuộc chiến về sự liêm chính của bầu cử. Tiếp tục chiến đấu để bảo vệ tất cả những gì chúng ta đã làm. Và tiếp tục chiến đấu kể từ hội nghị thượng đỉnh hành động của sinh viên này và mỗi ngày sau hội nghị để làm nước Mỹ vĩ đại”.
Hội nghị Turning Point USA do nhà hoạt động thuộc Đảng Cộng hòa Charlie Kirk tổ chức. Khoảng 4.000 sinh viên trong độ tuổi từ 15 đến 25 đã tham dự hội nghị.
Hội nghị có mục tiêu là đào tạo về hoạt động tích cực, khả năng lãnh đạo và kết nối.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Ngày 23/12, Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ phủ quyết Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) vì nó không loại bỏ được Mục 230 — lá chắn trách nhiệm bảo vệ các công ty truyền thông xã hội, cùng với nhiều lý do khác
Trong một tuyên bố, đương kim Tổng thống Hoa Kỳ cho biết: “Thật không may, Đạo luật không bao gồm các biện pháp an ninh quốc gia quan trọng, với các điều khoản không tôn trọng các cựu chiến binh và lịch sử quân đội của chúng ta, và mâu thuẫn với nỗ lực của Chính quyền của tôi nhằm đặt nước Mỹ lên hàng đầu trong các hành động trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của chúng tôi. Đó là một 'phần quà' cho Trung Quốc và Nga".
Tổng thống Trump nhận định, đạo luật NDAA mới không thực hiện các thay đổi đối với Mục 230 của Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act - CDA), mặc dù cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều kêu gọi bãi bỏ nó. Những quan chức khuynh hữu cho biết, Mục 230 cho phép các công ty mạng xã hội như Twitter và Facebook tham gia kiểm duyệt các quan điểm bất đồng. Ngoài ra, một số quan chức theo chủ nghĩa cấp tiến chỉ trích đạo luật NDAA vì không xét đến "lời nói thù địch" được đăng trên các nền tảng đó.
Tổng thống Trump tuyên bố, điều luật ban hành hồi năm 1996 này "phải được bãi bỏ", vì nó cho phép "lan truyền thông tin sai lệch của nước ngoài trên mạng trực tuyến", khiến điều luật trở thành "mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia và tính toàn vẹn bầu cử của [nước Mỹ]".
Sau khi Tổng thống Trump đe dọa sẽ phủ quyết dự luật, Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện là ông Mitch McConnell thuộc đảng Cộng hòa tuyên bố sẵn sàng để bác bỏ quyền phủ quyết của Tổng thống tại Thượng viện. Hồi đầu tháng này, Thượng viện Mỹ đã thông qua NDAA với sự ủng hộ áp đảo của lưỡng đảng.
Phát biểu vào khoảng 1h45 sáng ngày 22/12 (theo giờ Mỹ), ông McConnell cho biết: “Trong trường hợp Tổng thống phủ quyết dự luật, và Hạ viện đã bỏ phiếu để bác bỏ quyền phủ quyết, thì Thượng viện sẽ có cơ hội xử lý quyền phủ quyết vào thời điểm đó".
Lãnh đạo McConnell đã thông báo tại sàn Thượng viện rằng: "Lãnh đạo đảng Dân chủ và tôi đã đồng ý với yêu cầu nhất trí như sau: Thượng viện sẽ chỉ họp cho các phiên họp chiếu lệ cho đến ngày 29/12, khi chúng ta sẽ trở lại phiên họp".
Trước đó, ông McConnell cho biết, dự luật này giúp tăng cường quân đội Mỹ để chống lại các đối thủ như Nga và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump nhận định, dự luật NDAA mới trực tiếp đi ngược lại quan điểm chính sách đối ngoại của ông, cụ thể là nỗ lực của ông trong việc đưa quân Mỹ trở lại từ Afghanistan, Hàn Quốc và Đức.
Ông viết: “Đây không chỉ là một chính sách tồi tệ mà còn vi hiến. Điều II của Hiến pháp quy định Tổng thống trở thành Tổng tư lệnh Lục quân và Hải quân Hoa Kỳ và nắm trong tay quyền hành pháp. Do đó, quyết định về việc triển khai bao nhiêu quân và ở đâu, bao gồm cả Afghanistan, Đức và Hàn Quốc, đều thuộc về [Tổng thống]".
Tổng thống Trump cũng đã đặt vấn đề về việc đổi tên một số cơ sở quân sự có ý nghĩa lịch sử.
“Chính quyền của tôi tôn trọng di sản của hàng triệu quân nhân và nữ quân nhân Mỹ đã phục vụ với niềm tự hào tại các căn cứ quân sự này, và cả những người, từ những địa điểm này, đã chiến đấu, đổ máu và hy sinh cho đất nước của họ”, ông Trump viết.
Ông tiếp tục: “Từ những cơ sở này, chúng ta đã chiến thắng 2 cuộc Thế chiến. Tôi rõ ràng phản đối những nỗ lực mang động cơ chính trị như thế này nhằm rửa sạch lịch sử và làm ô nhục những tiến bộ to lớn mà đất nước chúng ta đã đấu tranh trong việc thực hiện các nguyên tắc sáng lập của chúng ta".
Đầu tuần này, Thượng nghị sĩ John Thune cho biết, có thể mất vài ngày để thông qua quy trình lập pháp sau khi ông Trump phủ quyết dự luật NDAA mới. Ông Thune là thành viên cấp cao thứ 2 của đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ.
“Sẽ mất hơn một ngày nếu chúng tôi nhận được lời phản đối, và tôi nghĩ có lẽ chúng tôi sẽ nhận được. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, nếu Hạ viện [quyết định] bác bỏ [quyền phủ quyết] thì… chúng tôi sẽ phải thiết lập [quy trình lập pháp] và có thể mất vài ngày để làm điều đó”, ông Thune nói với các phóng viên.
Bình luận được đưa ra khi Thượng nghị sĩ Rand Paul thuộc đảng Cộng hòa khẳng định sẽ làm việc để làm chậm cuộc bỏ phiếu sau khi Tổng thống Trump phủ quyết. Ông Paul là người đã bỏ phiếu chống lại dự luật quốc phòng mới trị giá 732 tỷ USD này của Mỹ.
Ông tuyên bố: “Tôi rất phản đối chiến tranh Afghanistan và tôi đã nói với họ rằng tôi sẽ quay lại để cố gắng ngăn họ dễ dàng vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống".
Du Miên