Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 : Toàn thế giới ngóng chờ kết quả

03 Tháng Mười Một 202010:15 CH(Xem: 1181)
  • Tác giả :

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 : Toàn thế giới ngóng chờ kết quả

Lực lượng Vệ Binh Quốc Gia bang Pennsylvania và cảnh sát Philadelphia đứng canh gác bên ngoài một cơ quan của thành phố Philadelphia (Hoa Kỳ) ngày 02/11/2020. AP - Matt Slocum
Anh VũLực lượng Vệ Binh Quốc Gia bang Pennsylvania và cảnh sát Philadelphia đứng canh gác bên ngoài một cơ quan của thành phố Philadelphia (Hoa Kỳ) ngày 02/11/2020.
Nước Mỹ nín thở, cả thế giới đều hướng về ngày bầu cử tổng thống thứ 46 của họp chủng quốc Hoa Kỳ, chính thức diễn ra hôm nay 03/11/2020. Lướt nhanh trang nhất các tờ báo lớn của Pháp ra trong ngày , không thấy có tờ nào thiếu tựa lớn về bầu cử Mỹ và bên trang trong cũng kín các bài về cuộc bầu cử đặc biệt nhất trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ.

Thế giới hồi hộp đón đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ không khác gì chờ kết quả trận chung kết Cúp bóng đá thế giới.

Tựa lớn của nhật báo Le Monde đánh giá sự kiện là: « Bước ngoặt của Hoa Kỳ ». Libération đặt câu hỏi đầy ẩn ý : « Bầu cử Mỹ : hồi kết của cơn ác mộng ? » Les Echos gọi cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay là « Trận chiến cuối cùng », trong khi nhật báo Công Giáo La Croix chạy tựa đơn giản : « Thời điểm của sự thật », còn nhật báo Le Figaro đánh giá kỳ bầu cử tổng thống Mỹ lần này là : « Cú sốc của hai nước Mỹ ».

Hầu hết các báo đều dành nhiều bài viết để phác họa bối cảnh và tính chất đặc biệt của kỳ bầu cử tổng thống Mỹ đang khép lại trong ngày hôm. Nhật báo Le Monde nhận thấy đây là một « kỳ bầu cử căng thẳng kịch phát vì khủng hoảng dịch Covid 19 ». Theo tờ báo, trận đại dịch đã làm đảo lộn kế hoạch chiến dịch tranh cử của hai ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden. Khủng hoảng Covid 19 đã tạo ra khoảng cách lớn trong cuộc chạy đua giữa 2 đối thủ này. Tất cả các thăm dò dự luận ý định bỏ phiếu đến lúc này đều cho thấy phe Dân Chủ đang bứt phá rõ nét ở các bang chủ chốt.

Tuy vậy, không một cơ quan truyền thông, không mấy nhà quan sát nào dám tin vào những số liệu thăm dò. Trong những ngày cuối cùng chiến dịch tranh cử, ông Trump đang dồn hết nỗ lực hy vọng một lần nữa làm thất bại các thăm dò dư luận đang đặt ưu thế vào Joe Biden, theo Le Figaro.

Tờ báo nhận thấy nhiều chỉ số cho thấy tổng thống sắp mãn nhiệm vẫn còn hy vọng để chiến thắng. Ngoài các phân tích từ cục diện cử tri ở các bang chủ chốt, Le Figaro đưa ra một con số thăm dò của Viện Gallup mới đây, cho thấy ngay giữa đại dịch, 56% người dân Mỹ được hỏi khẳng định họ đang có cuộc sống tốt hơn cách đây 4 năm.

Nguy cơ bạo lực bùng phát trong bầu cử

Ở một khía cạnh khác, các báo đều có điểm chú ý chung là nguy cơ « bạo lực bầu cử chưa từng có », đang được giới quan sát cảnh báo.

Hầu hết các báo đều ghi nhận: Cùng với các cuộc mít tinh đến tận phút chót chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump tiếp tục chiến lược gây hoài nghi với hình thức bỏ phiếu qua bưu điện (trong số hơn 90 triệu phiếu bầu sớm đã có khoảng 60 triệu cử tri Mỹ chọn hình thức bầu cử này), ông liên tiếp reo rắc nghi ngờ sẽ có gian lận bầu cử, khiến không khí trước ngày bầu cử trở nên căng thẳng. Ông Trump đã nhiều lần nhắc lại ông chỉ thua vì bị gian lận phiếu bầu.

Les Echos cho hay, ngay từ lúc này phe Cộng Hòa ở nhiều bang đã khiếu nại về thời hạn chót nhận phiếu bầu qua bưu điện sau ngày 03/11 và đòi hủy hàng trăm nghìn phiếu bầu sớm vì cử tri ngồi trong xe nhờ chuyển phiếu vào hòm phiếu (do tình hình dịch bệnh).

Tờ báo cho biết, ngày bỏ phiếu tới gần, căng thẳng cũng lớn theo với các cuộc biểu dương sức mạnh: « Trong bang New Jersey, một tuyến đường xe hơi bị những người ủng hộ Donald Trump phong tỏa, một chiếc xe bus chở nhóm vận động tranh cử của Biden bị quây xung quanh quấy nhiễu trên xa lộ ở Texas, thủ đô Washington che chắn phòng thủ phòng bạo động phá phách. Nhiều bang chuẩn bị các phương án đặc biệt giữ trật tự trong đêm bầu cử…. »

Cùng góc nhìn này, Le Figaro có bài : « Nước Mỹ lo sợ bầu cử nhuốm màu bạo lực ». Tờ báo cho hay, tại các phố ở Washington DC, các cửa hiệu đã dựng ván gỗ quây kín, đề phòng bạo động xảy ra trong đêm đón đợi kết quả bầu cử. Cảnh sát từ nhiều tuần nay đã chuẩn bị cho khả năng có gây rối, dù người chiến thắng là ai. Theo một thăm dò dư luận gần đây, do tờ USA Today thực hiện thì 3/4 người Mỹ cho rằng xẽ xảy ra hỗn loạn bạo lực trong đêm bầu cử. Chỉ có 23% cho rằng sẽ có chuyển giao quyền lực trong ôn hòa.

Bạo lực do xã hội Mỹ chia rẽ sâu sắc

Le Figaro ghi nhận, cuộc bầu cử lần này diễn ra giữa lúc đại dịch Covid hoành hành và trong bầu không khí phân hóa xã hội cực độ. Cả phe Dân Chủ cũng như Cộng Hòa đều có mối lo giống nhau là bạo lực, nhưng lại đổ lỗi cho nhau.

Thậm chí, giám đốc của Internetional Crisis Group (ICG), ông Robert Malley được trích dẫn đã nhận định: « Hoa Kỳ đang đối mặt với nguy cơ bạo lực trong bầu cử chưa từng có trong lịch sử đương đại ». Cơ quan tư vấn chuyên phân tích các xung đột chiến sự quốc tế, hôm 29/10, lần đầu tiên đã ra báo cáo cảnh báo khả năng xảy ra hỗn loạn bạo lực ở Mỹ kỳ bầu cử này.

Trong suốt 25 năm từ khi thành lập đây là lần đầu tiên tổ chức này ra cảnh báo về tình hình nội bộ của nước Mỹ liên quan đến bầu cử, một chuyện mà chính nước Mỹ thường xuyên kêu gọi hay cảnh báo về tính dân chủ đối với nhiều nước khác trên thế giới.

Nhật báo Libération với bài viết : « Nước Mỹ trong rạn nứt mọi mặt » cho thấy, « sau bốn năm cầm quyền của Donald Trump, xã hội Mỹ giờ bị chia rẽ hơn bao giờ hết, nhất là trên các vấn đề bản sắc và văn hóa. Sự phân cực này càng trầm trọng bởi khủng hoảng y tế và kinh tế ». Kịch bản đáng ngại nhất mà Libération, giống như nhiều tờ báo khác nhắc tới, là tối nay ông Donald Trump tuyên bố thắng cử sớm, trước khi các phiếu bầu chưa kiểm xong vì số lượng phiếu bầu qua bưu điện quá lớn.Tranh chấp sẽ xảy ra và kéo theo các cuộc đối đầu giữa hai phe.

Cùng chung nhận định với các báo khác, xã luận nhật báo La Croix, ghi nhận, « chưa bao giờ Hoa Kỳ lại chia rẽ như bây giờ, ít ra là từ những cuộc đụng độ xung quanh phong trào đấu tranh đòi dân quyền trong những năm 1960, thậm chí từ sau cuộc "nội chiến" 1861-1865 ». La Croix nhận thấy có nhiều dấu hiệu cho thấy bạo lực có thể bùng lên sau ngày bầu cử, nguy cơ hiện hữu khi trong một đất nước nhiều công dân được trang bị vũ khí, thậm chí trang bị quá đáng.

Xã luận tờ báo phân tích: « Căn nguyên của thực tế này có từ trong quá khứ. Donald Trump không phải là người khởi xướng, nhưng trong suốt nhiệm kỳ, ông thường xuyên tận dụng sự chia rẽ để củng cố cơ sở cử tri của mình…. Ông chọn chia để trị. Chính vì thế người ta không thể mong ông tái đắc cử. Còn nếu Joe Biden chiến thắng, ông sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ vô cùng lớn để làm dịu vết thương. Vì lợi ích của các công dân Mỹ và cũng vì phần còn lại của thế giới ».

Thế giới nín thờ chờ kết quả

Trong một bài viết khác lấy tiêu đề : « Phần còn lại của thế giới nín thở », La Croix ghi nhận, « thời gian như ngừng trôi trên khắp hành tinh cho tới khi có kết quả bầu cử Mỹ mà kết cục của nó sẽ có tác động đối với nhiều nước ».

Tờ báo nêu 3 trường hợp tiêu biểu là Trung Quốc, Mêhicô và Pháp, tất nhiên còn nhiều nước khác nữa cũng đang hồi hộp ngóng chờ kết quả chung cuộc của kỳ bầu cử đặc biệt này của nước Mỹ.

Với Trung Quốc, về mặt chính thức Bắc Kinh không tỏ ra thích ai hơn giữa Donald Trump hay Joe Biden, mà điều họ muốn là một mối quan hệ bình lặng và tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ và quan hệ Trung-Mỹ có vấn đề với cả đảng Dân Chủ cũng như đảng Cộng Hòa, dù từ khi ông Trump đắc cử tổng thống 2016, quan hệ hai nước bị xấu đi chưa từng thấy. Sẽ còn khó chịu hơn cho Trung Quốc khi mà phe Dân Chủ vẫn thường cứng rắn hơn so với Cộng Hòa trên lĩnh vực nhân quyền, La Croix nhận định.

Với Mêhicô, đất nước láng giềng của Mỹ đang mong ứng cử viên Joe Biden thắng để có thể chấm dứt 4 năm bị lăng mạ và trừng phạt đeo bám vì chuyện di dân, theo La Croix.

Với nước Pháp của tổng thống Macron và nước Mỹ của Donald Trump, quan hệ giữa hai đồng minh lúc nóng lúc lạnh và có dấu ấn nhiều bất đồng trên các hồ sơ lớn của quốc tế vì những quyết định đơn phương của tổng thống Trump. Paris vẫn cố gắng kìm nén để những bất đồng không phá hỏng quan hệ hợp tác song phương dù bề ngoài vẫn tỏ ra bất cần Mỹ. Không tỏ rõ nghiêng về ai, nhưng Paris hy vọng một sự thay đổi trong quan hệ với đồng minh Hoa Kỳ sau bầu cử.

Cùng cái nhìn với La Croix, Le Figaro cũng ghi nhận qua tựa: « Sau trận "cuồng phong" Trump, thế giới nín thở ». Theo nhật báo thiên hữu Pháp, « vào mỗi kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, thế giới thường trở nên yên ắng trong vòng 6 tháng và các quyết định lớn của nhiều quốc gia được kìm lại để chờ đến khi thông báo kết kết quả bầu cử tổng thống Mỹ và chính quyền mới định hình 3 tháng sau. Thế nhưng hiếm khi nào cộng đồng quốc tế lại hồi hộp đón chờ kết qủa bỏ phiếu như kỳ bầu cử lần này ».

Tờ báo lý giải, 4 năm cuồng phong của Trump đã làm thay đổi căn bản cục diện cũng như cách thức quan hệ quốc tế. Cũng như cuộc bầu cử Mỹ sẽ có người thắng người thua, phần còn lại của thế giới cũng sẽ có người hân hoan, kẻ thất vọng với kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ. Hôm nay có lẽ là ngày dài nhất của không chỉ nước Mỹ mà còn với cả thế giới.

 Theo RFI

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Tốc độ tàu cao tốc 200-350 km/h trên toàn mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã mang lại ấn tượng về sự phát triển đáng kinh ngạc trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, mạng lưới đường sắt này không thành công như quảng cáo, nó đã trở thành ác mộng của nền kinh tế. Đáng tiếc là Trung Quốc đã kịp xuất khẩu ác mộng này sang Việt Nam 10 năm trước. Global Times đưa tin, mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc có phạm vi khoảng 38.000 km và Bắc Kinh có kế hoạch sẽ mở rộng mạng lưới này lên quy mô 7 triệu km đến năm 2035. Năm 2008, chuyến tàu cao tốc đầu tiên đã xuất phát từ ga đường sắt Nam Bắc Kinh, ngày nay sau 13 năm, Trung Quốc đã thiết lập mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới.
Cuộc diệt chủng của ĐCSTQ đối với Tây Tạng là lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta Trong bài phát biểu đánh dấu 70 năm ĐCSTQ tiến quân vào và kiểm soát Tây Tạng, dù ông Uông Dương đã hết lời ca ngợi những thành tựu huy hoàng của ĐCSTQ tại Tây Tạng, ông Anders Corr lại nhận thấy những bằng chứng hiển nhiên về tội ác diệt chủng và nỗi ám ảnh của ĐCSTQ đối với việc phải hủy diệt tín ngưỡng và tôn giáo. Ở bài bình luận này, tác giả Corr sẽ phân tích và chỉ rõ ra những dấu hiệu và bằng chứng về tội ác của ĐCSTQ, thông qua phát biểu của ông Uông Dương.
Thống đốc bang California (Mỹ) vừa ban hành đạo luật gây xôn xao dư luận: ‘Cho phép trẻ vị thành niên phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoặc phá thai mà không cần thông báo cho phụ huynh’. Liệu đây là một đạo luật cấp tiến, tự do hay sẽ tiếp tay cho tội ác và sự suy đồi về đạo đức? Trẻ được phá thai hoặc chuyển giới mà không cần thông báo cho phụ huynh Ngày 22/9 vừa qua, Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom đã ban hành hai đạo luật cho phép trẻ vị thành niên có thể thực hiện một số thủ tục y tế như phẫu thuật chuyển đổi giới tính và phá thai mà không cần thông báo với phụ huynh. Một trong hai điều luật là AB-1184, trong đó cấm các công ty bảo hiểm sức khỏe yêu cầu có sự ủy quyền của cha mẹ, trước khi những đứa trẻ bắt đầu làm thủ tục cho các dịch vụ y tế.
Trong bối cảnh chính phủ Afghanistan sụp đổ, người Mỹ và những người Afghanistan làm việc cho Hoa Kỳ buộc phải sơ tán, người ta không khỏi băn khoăn rằng: Liệu điều tương tự có thể xảy ra ở những quốc gia mà Mỹ đang bảo trợ? Và có tác động như thế nào đối với Đài Loan và các đồng minh khác của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương?
Gần đây, dư luận dậy sóng trước tuyên bố của một vị giáo sư rằng học phí cấp đại học nên được coi là rào cản kỹ thuật cho đầu vào. Tư tưởng học phí giống như một khoản đầu tư [ở một số ngành nghề] vốn là tư tưởng được chấp thuận ở các nước có nền giáo dục tiến bộ, nhưng áp dụng tại Việt Nam thì dường như chưa hợp lý lắm. Tăng, giảm hay miễn phí giáo dục? Phát biểu tại diễn đàn Quốc hội sáng 25/7 vừa qua, GS Lê Quân (đại biểu Cà Mau) nói: “Chúng ta cũng phải đảm bảo rằng học phí cũng là một rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào học đại học và trở thành "học đại"", phải coi học phí đối với người học là nguồn đầu tư, thông lệ quốc tế học phí bao giờ cũng bằng gần hai năm tiền lương sau khi tốt nghiệp.
Liệu các cuộc tấn công mạng do Bắc Kinh hậu thuẫn gần đây nhắm vào Mỹ có dẫn đến chiến tranh thật? Đây là câu hỏi mà nhà kinh tế học người Mỹ David P. Goldman đã đặt ra gần đây. Một câu hỏi quan trọng, hiện hữu và rất khó trả lời. Tuy nhiên, vào tháng trước, Tổng thống Joe Biden đã cảnh báo rằng các cuộc tấn công mạng gần đây, bao gồm việc tấn công mạng các cơ quan chính phủ và cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ, rất có thể dẫn đến một “cuộc chiến nổ súng”. Ông Biden tiếp tục: “Tôi nghĩ có nhiều khả năng chúng ta sẽ kết thúc — à, nếu chúng ta có kết cục là một cuộc chiến, một cuộc chiến tranh thực sự với một cường quốc, thì đó sẽ là hậu quả của một tấn công mạng với hậu quả rất lớn”, "cường quốc" đó, tất nhiên, là Trung Quốc. Như ông Goldman lưu ý: "Nận xét của ông Biden được đưa ra trong một văn bản do văn phòng báo chí Tòa Bạch Ốc lưu hành", chúng không phải là sản phẩm của “loạn ngôn tự phát”. Không, họ đã cố tình.
Bệnh dịch lây lan trên toàn quốc là một mối đe dọa tiềm tàng đối với ĐCSTQ. Hiện tại, Delta đang điều khiển nhiều xã hội trên khắp thế giới, nhưng Trung Quốc dường như là nước duy nhất mà biến thể này có thể kết thúc nhiệm kỳ của nhóm cầm quyền. COVID-19 đang tàn phá Trung Quốc Biến thể Delta đang lan nhanh trên khắp đại lục và Bắc Kinh không có giải pháp nào mới ngoài các biện pháp vũ lực tàn bạo, độc tài toàn trị — và đổ lỗi cho người nước ngoài. Hàng triệu người dân Trung Quốc hiện đang bị phong tỏa. Các ca nhiễm gần đây tạo thành đợt bùng phát coronavirus trên diện rộng, thậm chí còn rộng hơn so với đợt bùng phát vào năm ngoái. Đợt bùng phát mới này đã nhanh chóng vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các nhà chức trách và phá vỡ kế hoạch tuyên truyền cốt lõi của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Và nay nước Mỹ đang dần tiến vào một xã hội tự do cực tả, nơi xấu đã trở thành tốt và tốt đã trở thành xấu. Những điều tưởng chừng vô lý thì nay là hiện thực, ví như người nhập cư bất hợp pháp được ra vào tự do trên đất Mỹ, và được hưởng quyền “ưu đãi” hơn cả một công dân Mỹ “chính cống”... Khi những bậc lão thành vừa nhâm nhi cà phê vừa hồi tưởng lại quãng thời gian yên bình cách đây hơn nửa kỷ bằng câu mở đầu “muôn thuở”: “Hồi ấy, bố/mẹ ….”, thì bạn đừng than vãn: “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Bởi nếu có cỗ máy thời gian cho phép bạn quay trở lại thời điểm cách nay hơn nửa thế kỷ, bạn có gật đầu không? Hơn nửa thế kỷ trước, sẽ không có Internet, không có smartphone, điện thì chập chờn và tất nhiên nếu nhà nào sở hữu một cái tivi đen trắng thì trở thành trung tâm "chiếu phim" cho cả cộng đồng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dựa vào hàng loạt lời nói dối về kinh tế để làm lung lay nhận thức của nhiều người về tình hình hiện tại. Trong bài viết này, chúng tôi xem xét một số lời nói dối lớn nhất và đưa ra bức tranh thực sự đằng sau những lời nói dối đó.
Trong 4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, Big Media đã chế tạo ra bao nhiêu lời dối trá để bủa vây ông? Đã có bao nhiêu thông tin bị lật tẩy giúp công chúng được giải khai sự thật? Mời quý độc giả cùng NTD Việt Nam điểm lại 8 lời dối trá nổi bật nhất về ông Trump của Big Media, trong lúc chờ đợi các thông tin cập nhật từ các cuộc thanh tra kết quả bầu cử tại các tiểu bang Arizona và Georgia. Trong suốt 4 năm dẫn dắt nước Mỹ, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đạt được rất nhiều thành tựu. Trong nước, ông Trump không chỉ lấp đầy nền sản xuất rỗng sau nhiều thập kỷ hoang phế, mang lại việc làm và sức tăng trưởng bền hơn cho nền kinh tế, ông còn khôi phục các giá trị truyền thống đang bị bào mòn, xâm lấn triệt để bởi tư tưởng cấp tiến như bảo vệ thai nhi.
Bảo Trợ