Tu sĩ Đan Viện Thiên An phản bác cáo buộc của Đài truyền hình địa phương

29 Tháng Tám 20201:18 CH(Xem: 1001)
  • Tác giả :

Tu sĩ Đan Viện Thiên An phản bác cáo buộc của Đài truyền hình địa phương

RFA
Hình minh hoạ. Những người lạ mặt căng băng rôn phản đối ở Đan viện Thiên An, Huế hôm 10/8/2020
Hình minh hoạ. Những người lạ mặt căng băng rôn phản đối ở Đan viện Thiên An, Huế hôm 10/8/2020
blank Đan viện Thiên An

Các tu sĩ Đan Viện Thiên An tại tỉnh Thừa Thiên- Huế có yêu cầu lãnh đạo một cơ quan truyền thông Nhà nước Việt nam ở địa phương phải có biện pháp đối với phóng sự cáo buộc các đan sĩ lấn chiếm đất đai.

Mạng Liên đoàn Người Công giáo Á Châu UCANews loan tin vào ngày 28 tháng 8. Theo đó, vào ngày 17 tháng 8 vừa qua, Đài Phát thanh & Truyền Hình Thừa Thiên-Huế cho phát phóng sự với tựa ‘Một số tu sĩ tại Đan Viện Thiên An lấn chiếm đất đai và bóp méo sự thật’.

Phóng sự dài 6 phút rưỡi đề cập đến vụ việc xảy ra vào hai ngày 10 và 11 tháng 8, nói rằng những người quan tâm mang theo biểu ngữ tập trung tại một đồi thông ở xã Thủy Bằng yêu cầu các tu sĩ ngưng chặt thông và lấn chiếm đất đai trái phép.

Phóng sự cho rằng đồi thông thuộc quyền quản lý của xã và cáo buộc một số đan sĩ thường xuyên la hét và xúc phạm người dân. Xướng ngôn viên Nguyễn Thị Diễm My còn nêu ra trong phóng sự là các đan sĩ đưa các video và viết những điều không đúng sự thật trên mạng xã hội.

Các đan sĩ Thiên An cho rằng nội dung phóng sự không đúng và xúc phạm nghiêm trọng đến những người tu hành tại Đan viện.  Điều này bị cho là vi phạm luật báo chí Việt Nam. Thực tế thì những viên chức an ninh, công an và những thành phần xã hội đen giả dạng là người dân đột nhập vào Đan viện trong hai ngày 10 và 11 tháng 8 để gây rối.

Đan viện Thiên An cho biết họ có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu 107 héc ta đất đồi thông và cơ sở trên đó kể từ năm 1970. Sau năm 1975, Đan viện chưa hề hiến tặng, nhượng đất đai của Đan viện cho bất cứ tổ chức và cá nhân nào. Đan viện đã nhiều lần yêu cầu chính quyền địa phương trả lại những phần đất gọi là ‘mượn’ của Đan viện.

Vị đại diện của Đan Viện Thiên An là Linh mục Nguyễn Văn Tâm được UCANews dẫn lời trong lá thư viết ngày 23 tháng 8 là Đan viện đã mời giám đốc Lâm trường Tiền Phong và xướng Ngôn viên Diễm My vào ngày 1 tháng 9 đến Đan viện để được trình bày về những thông tin xác thực và ý kiến từ các đan sĩ.
Theo RFA


Dân mạng than đại hội đảng CSVN chi xài hoang phí tiền thuế dân

HÀ NỘI, Việt Nam (NV)Trong bối cảnh các kỳ đại hội đảng đang diễn ra tuần tự tại các địa phương, một số Facebooker đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về mức độ “tốn kém tiền thuế dân vô tội vạ.”

Hình ảnh được truyền thông nhà nước đăng tải cho thấy các sự kiện này được phủ đầy lẵng hoa cao quá đầu người từ hội trường đến sân khấu. Đó là blankchưa kể mỗi cuộc họp đại hội đảng đều tốn chi phí cho các vật dụng lưu niệm, cặp đựng tài liệu… cho hàng trăm đại biểu, khách mời.

Nhằm xoa dịu dư luận, giới chức tỉnh Quảng Bình vội vã tổ chức họp báo hôm 27 Tháng Tám để thông báo hủy việc chi hơn $95,000 mua cặp cho đại biểu dự đại hội đảng. (Hình: Hoàn An/Thanh Niên)

Ước tính mỗi kỳ đại hội đảng CSVN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam tiêu tốn hàng triệu đô la, trong lúc kết quả của các sự kiện này đều được tiên đoán trước do việc thỏa thuận sắp đặt ghế với nhau của giới chức.

Chi phí tổ chức đại hội đảng thường được nhà cầm quyền CSVN giấu kín do họ thấy rằng các con số này dễ bị “các thế lực thù địch” chỉ trích về mức độ phung phí. Chỉ khi một vài khoản chi bị rò rỉ trên mạng xã hội hoặc do chính báo đảng phanh phui, công luận mới được biết cụ thể mức độ đảng CSVN chi xài “hoang phí” ngân sách được đóng góp từ người dân.

Trong vụ gần nhất, có lẽ do vấp phải sự chỉ trích công luận về việc lấy tiền thuế dân chi 2.2 tỷ đồng ($95,114) mua cặp giả da cho 600 đại biểu dự đại hội đảng, ông Vũ Đại Thắng, bí thư Tỉnh Ủy Quảng Bình, mới vội vã loan báo “ngừng việc này.”

Cùng thời điểm, hình chụp một văn bản rò rỉ qua mạng xã hội cho thấy nhà cầm quyền “rộng tay” chi gần 6 tỷ đồng ($260,361) cho các đại hội đảng cấp xã, phường ở tỉnh Quảng Trị.

Trước đó, hồi trung tuần Tháng Sáu, mạng xã hội lan truyền hình chụp một văn bản cho thấy Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lạng Sơn đề nghị Bộ Tài Chính CSVN cấp kinh phí tổ chức đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 lên đến 86.52 tỷ ($3.7 triệu).

blank
Tất cả kỳ đại hội đảng các cấp đều ngập tràn lẵng hoa được mua từ tiền thuế dân. (Hình: Báo Bà Rịa-Vũng Tàu)

blankFacebooker Nguyễn Anh Tuấn ở Hà Nội bình luận trên trang cá nhân: “Vốn dĩ đại đa số dân Việt Nam không liên quan và cũng chẳng cần quan tâm tới ‘đại hội đảng,’ vì đó là hoạt động nội bộ của đảng CSVN, một đảng có khoảng 4 triệu đảng viên. Nhưng khốn một cái là ‘đại hội đảng’ lại đốt tiền ngân sách quốc gia, ngốn kinh khủng tiền thuế, đến mức làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Trong khi lẽ ra đảng CSVN phải sử dụng quỹ của đảng này để tổ chức đại hội, như mọi đảng chính trị khác trên thế giới.”

Cùng thời điểm, nhà báo Nguyễn Thông, cựu biên tập viên báo Thanh Niên, bình luận trên trang cá nhân: “…Đại hội ở các nơi, hoa hoét tầng tầng lớp lớp, vải đỏ vải xanh chăng đầy sân khấu, ghế ngồi, lối đi. Không hiểu bố nào đưa ra cái mẫu trang trí lố lăng này, vừa tốn kém vừa rởm đời. Đến chết với các bố. Miệng thì nói tiết kiệm, giản dị, nhưng làm thì một tấc tới giời, ném ngân khố qua cửa sổ như ném bùn. Chỉ có đảng mới có thể bày trò oái oăm được như thế. Dân thì cứ phải tiết kiệm, hễ lãng phí là chết với ông.” (N.H.K)
Nguoi-viet.com




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.
“Ở Việt Nam không có các tổ chức tư nhân, không có các hội đoàn tư nhân, mà mọi hội đoàn muốn thành lập đều phải được nhà nước cấp phép. Nhà nước cho phép hoạt động thì cũng sẽ phải cấp ngân sách cho nó. Cho nên, gần đây có rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải có luật lập hội. Hiện nay luật lập Hội vẫn chưa có. Và khi đã có luật lập hội thì cá nhân có thể lập hội và hoạt động theo luật pháp, và đương nhiên là nhà nước không phải trợ cấp tiền cho họ, phải tự tạo ra chi phí của mình một cách hợp pháp. Phải để cho các hội đoàn tự tìm cách gây quỹ tạo kinh phí để hoạt động, nhà nước không nên cấp tiền.”
Tiếp tục tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư thay đổi thói quen, tập quán, thay vì mai táng, chuyển sang hỏa táng... nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm đất, chi phí... Kêu gọi vừa nêu được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đưa ra tại Hội nghị công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu lên tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2021 là cần có cơ chế khuyến khích để huy động nguồn lực trong dân, nhất là vàng, ngoại tệ, như vay tương đương vốn ODA. Xin được nhắc lại nguồn vốn ODA (Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài với các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.
Bạn trẻ Đăng Quang hối hả hòa vào dòng người đông đúc ở Sài Gòn, sau ngày làm việc cuối cùng của năm 2020 để kịp về nhà đón phút giao mùa mừng năm mới 2021. Chia sẻ với RFA mà không mất thời gian suy nghĩ khi chúng tôi liên lạc, Đăng Quang nói rằng bạn có ước vọng tất cả mọi người trên toàn thế giới được sức khỏe và cơn đại dịch COVID-19 được khống chế trong năm 2021. Đăng Quang tâm tình rằng dù cuộc sống gặp không ít khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, nhưng bạn thấy mình may mắn vì vẫn còn được nói, cười, nhìn thấy được người thân
Hôm 30 tháng 12 năm 2020, báo chí Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa thông tin về phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật". Thông tin này được loan dựa trên Quyết định 1722/QĐ-TTg Về việc ban hành danh mục bí mật Nhà nước của Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 3 tháng 11 năm 2020. Ngoài thông tin về an ninh, quốc phòng hay công tác đối ngoại, đối nội của đảng thuộc loại Tuyệt mật, môt số thông tin về nhân sự hay kỷ luật nhân sự trong đảng cũng thuộc loại Tuyệt mật.
Tại Hà Nội vào đầu năm nay, một người phụ nữ có xuất thân nghèo khổ phải đi đến một quyết định dù cuộc sống của cô phải chịu đảo lộn. Hoàn cảnh khó khăn, chồng đau ốm, bản thân cô còn phải lo cho cha mẹ già và con nhỏ. Trong khi đó không có, nên cô đã quyết định sang Đài Loan lao động. Ngày 28 tháng 5, cô bước vào phòng khám sức khỏe để xin giấy chứng nhận; đây là một điều kiện trong quy trình làm thủ tục đi lao động ở nước ngoài. Với kết quả tốt, ngày 4 tháng 9 cô đã lên máy bay, xuất cảnh sang Đài Bắc và không lâu sau đó, bắt đầu làm việc để gửi tiền về nuôi gia đình ở quê nhà.
Hơn 3 tháng sau khi một số bị cáo trong phiên tòa xét xử người dân xã Đồng Tâm đã được giảm án và trả tự do, những người này cho biết đến nay vẫn bị ám ảnh, hoảng loạn, mất ngủ bởi những gì họ trải qua trong lúc bị tạm giam. Bà Lê Thị Oanh, một người dân Đồng Tâm, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 20 tháng 12. “Sau phiên sơ thẩm thì 14 người được về. Khi họ về họ bảo, họ không giám nói. Người dân ra đón ở đầu làng đêm hôm sau phiên tòa sơ thẩm thì ai cũng nói là không bị đánh, không bị làm sao cả”.
Một trong những phiên tòa xét xử giới chức lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam trong năm 2020, được dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều có thể nói là trường hợp cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung. Ông bị đưa ra xử theo cáo buộc “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Cựu Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung bị khởi tố và bắt giam hồi cuối tháng 8 và phiên xử được tiến hành vào trung tuần tháng 12.
Tám Dân biểu Mỹ hôm 18/12 kêu gọi gọi Bộ Ngoại giao và Tài chính Mỹ thực hiện các chế tài cấm vận của Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với những công an Hà Tĩnh, những người đã tra tấn nhà báo Nguyễn Văn Hoá, người bị kết án tù 7 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong phiên toà năm 2017. Nguyễn Văn Hoá là cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA). Vào tháng 11 năm 2016, Hoá đã bị an ninh đánh đập, tịch thu thiết bị khi đang làm việc cho RFA. Khi bị giam giữ, Hoá lại bị tra tấn, ép phải ký biên bản hỏi cung.
Bảo Trợ