Chúa Nhật Ngày 30 / 8 / 2020 - 10 Lợi Ích Của Việc Mỗi Ngày Dành Ít Phút Cho Chúa

28 Tháng Tám 20204:55 SA(Xem: 1552)
Chúa nhật Ngày 30 Tháng 8 năm 2020 - Chúa Nhật 22 Quanh Năm - Năm A -
sunday mass10 lợi ích của việc mỗi ngày dành ít phút cho Chúa 
Bài Đọc I: Gr 20, 7-9

"Lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã".

 

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Lạy Chúa, Chúa đã khuyến dụ tôi, và Chúa đã khuyến dụ được tôi. Chúa đã hùng mạnh hơn tôi và thắng được tôi: suốt ngày tôi đã trở nên trò cười, và mọi người đều chế nhạo tôi. Mỗi lần tôi nói, tôi phải la lớn và loan báo sự hung bạo và điêu tàn, cho nên lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã và bị chế nhạo suốt ngày. Tôi đã nói rằng: "Tôi sẽ không nhớ đến Người nữa, sẽ không nhân danh Người mà nói nữa, thì lúc đó trong lòng tôi như lửa đốt nóng, âm ỉ trong xương cốt tôi, tôi kiệt sức, không chịu nổi nữa". Đó là lời Chúa.

 

Đáp Ca: Tv 62, 2. 3-4. 5-6. 8-9

 

Đáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khát khao Chúa.

 

Xướng 1: Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của con, con thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước! - Đáp.

 

Xướng 2: Con cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nhìn thấy quyền năng và vinh quang của Chúa. Vì ân tình của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng con sẽ xướng ca ngợi khen Ngài. - Đáp.

 

Xướng 3: Con sẽ chúc tụng Ngài như thế trọn đời con; con sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa. Hồn con được no thỏa dường như bởi mỹ vị cao lương, và miệng con ca ngợi Chúa với cặp môi hoan hỉ. - Đáp.

 

Xướng 4: Vì Chúa đã ra tay trợ phù con, để con được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài. Linh hồn con bám thân vào Chúa, và tay hữu Chúa nâng đỡ người con. - Đáp.

 
 

Bài Đọc II: Rm 12, 1-2

"Anh em hãy tiến thân làm của lễ sống động".

 

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, tôi nài xin anh em vì lượng từ bi Thiên Chúa, hãy hiến thân anh em làm của lễ sống động và thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là việc phụng thờ hợp lý anh em phải làm. Anh em đừng theo thói đời này, nhưng hãy canh tân lòng trí anh em, để anh em biết đâu là thánh ý Chúa, biết điều gì tốt lành đẹp lòng Chúa và hoàn hảo. Đó là lời Chúa.

 

Alleluia: Ga 6, 64b và 69b

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có những lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 16, 21-27

"Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình".

 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, sẽ bị giết và ngày thứ ba thì sống lại. Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: "Lạy Thầy, không thể thế được! Thầy sẽ chẳng phải như vậy đâu". Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: "Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cớ cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những gì thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người".

Bấy giờ Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy. Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ được sự sống. Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình? Bởi vì Con Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ trả công cho mỗi người tuỳ theo việc họ làm". Đó là lời Chúa.

 

Suy Niệm:

Sau khi Đức Giêsu tỏ cho các Tông Đồ con đường Thập Giá Ngài sắp bước vào. Phêrô, con người đầy nhiệt huyết và rất thương Thầy, ông không thể chấp nhận được: Thầy là Đấng Kitô mà lại phải chịu khổ nạn. Theo các ông, Thầy phải được ca tụng, tôn vinh, được mọi người suy phục mới hợp lý. Vì thế ông vội vàng can ngăn, không muốn Thầy phải đối đầu với sự dữ.

Con đường Thập Giá là con đường duy nhất để Đức Giêsu thực hiện sứ mệnh Cứu Thế theo như ý Thiên Chúa Cha. Phêrô vì thương Thầy nhưng vô tình, trở thành đồng lõa vớ Satan làm cản trở sứ mệnh của Ngài. Đức Giêsu đã thẳng thắn quở trách Phêrô. Chỉ có con đường duy nhất Ngài bước đi là thi hành ý của Chúa Cha cách trọn vẹn.

 

10 lợi ích của việc mỗi ngày dành ít phút cho Chúa

 

Chúng ta đã được dạy rất nhiều về việc phải dành giờ cầu nguyện. Các vị thánh đã xác nhận rằng cầu nguyện là hơi thở của đời sống thiêng liêng, giúp chúng ta hướng về Chúa.

Tuy vậy, cuộc sống hối hả và vụ lợi thời nay đã khiến người ta nghi ngờ về điều này. Phần vì không có thời gian, phần vì thấy cầu nguyện chẳng mang lại lợi ích gì, người ta đã bỏ đi thói quen tốt lành ấy. Cũng có rất nhiều người cho rằng cầu nguyện là việc của những người đi tu hoặc những ai rảnh rỗi.
cau nguyen

Có thật là việc cầu nguyện mỗi ngày hoàn toàn vô ích không? Hẳn nhiên không phải vậy, ít ra, chúng ta có thể thấy được 10 lợi ích “tức thì” của cầu nguyện, như sau:
 
1. Sống giây phút hiện tại
Guồng quay của mưu sinh có khi làm người ta quên mất mình đang sống. Họ hay nghĩ về quá khứ hoặc tương lai, mà ít khi biết rằng hiện tại mới là cuộc sống. Dành ít phút lắng đọng mỗi ngày giúp người ta thưởng ngoạn sự sống của mình. Lúc đó, họ thật sự ý thức về sự sống đang tuôn chảy trong mình, cả linh hồn và thân xác được nghỉ ngơi, tách mình ra khỏi tất cả những bận tâm lo lắng. Họ đặt mình trước Đấng là Sự Sống và tiếp tục thụ hưởng sự sống nơi Ngài.

2. Nhìn lại những gì đã qua để tạ ơn
Cuộc sống trôi qua với biết bao biến cố vui buồn nối tiếp nhau. Tất cả đều có những ý nghĩa và tác động nhất định đến cuộc sống của mình. Dưới cái nhìn đức tin, chúng đều là những hồng ân của Chúa. Một vài phút lặng đọng trong ngày để nhìn lại những chuỗi biến cố đó với tâm tình biết ơn là điều vô cùng tuyệt vời, vì nó giúp ta ngày càng chìm sâu trong tương quan thân quen với Chúa và sống sự hiện diện của Chúa trong từng phút giây của đời mình.
pope caunguyen
3. Kiểm duyệt cuộc sống
Cũng không trách khỏi nhiều lúc chúng ta đã có những lời nói, hành vi, tư tưởng sai lạc, làm ảnh hưởng đến chính cuộc sống của mình và người khác. Với những sai sót lớn, ta dễ dàng nhận ra. Nhưng với những sai sót nhỏ, ta dễ dàng bỏ qua hoặc không để ý. Từ từ, chúng sẽ tích tụ lại và làm chúng ta sa lầy hơn. Thường xuyên nhìn lại với cái nhìn suy xét xem mình đã sống cuộc sống của mình thế nào, có gì cần chỉnh sửa lại cho tốt hơn sẽ giúp chúng ta trở nên hoàn thiện hơn và đáng yêu hơn với mọi người

4. Giúp hãm dẹp cơn nóng giận

Cơn nóng giận thường là nguyên cớ cho rất nhiều những lời nói và quyết định sai lầm của chúng ta. Lúc đó, ta bị cảm xúc chi phối nặng nề và không làm chủ được bản thân mình. Kinh nghiệm cho thấy, ta thường hối hận sau đó vì những gì mình đã làm. Trầm tĩnh lại là cách ta làm nguôi cơn nóng giận và khống chế nó. Khi đó cơn nóng giận sẽ từ từ tan đi. Điều này chỉ có được với một người có thói quen trở về với lòng mình mà họ thực tập hàng ngày trong những giây phút thinh lặng.

5.Suy tính kỹ càng cho vấn đề của mình

Ai cũng có vấn đề của riêng mình và luôn nỗ lực để tìm cách giải quyết. Nhiều khi vì có quá nhiều giải pháp, người ta không biết chọn cái nào cho tốt. Cũng có khi phía trước chỉ là một màn đêm tăm tối, khiến mình chẳng biết phải làm sao. Đôi khi người ta hỏi ý kiến những bậc khôn ngoan. Nhưng bao giờ cũng cần đôi chút tĩnh lặng để suy xét. Các bậc trí giả thường cho rằng mọi giải pháp đều đã được phú bẩm trong lòng mình, chỉ cần thinh lặng là có thể lắng nghe được. Đó chẳng phải là những phút giây ta ở một mình và suy nghĩ đó sao? Những ồn ào bên ngoài sẽ làm cho chúng ta bị rối. Còn thinh lặng sẽ giúp ta sáng ra.
nutucaunguyen

6.Giúp xua tan nỗi sợ

Nỗi sợ là một trong những kẻ thù lớn nhất của con người. Nó cho thấy sự nhỏ bé, thấp hèn và bất lực của chúng ta. Mỗi khi sợ, ta thường cầu cứu sự trợ giúp của người khác. Khi nó vượt quá sức con người, ta thường chạy đến các bậc thần linh. Trong thinh lặng của cầu nguyện, ta được đưa vào đối diện với một vị Thiên Chúa vừa yêu thương ta và quyền năng vô hạn. Bỗng dưng, ta sẽ thấy mình được Ngài che chở bao bọc, hứa hẹn sẽ luôn ở bên và giúp ta vượt thắng mọi gian nguy thử thách. Người nào càng sống tinh thần cầu nguyện, người ấy càng bình tĩnh trước những giông tố của cuộc đời vì họ kín múc được sức mạnh từ Chúa.

7. Những lời kinh giúp ý thức và loại trừ những tư tưởng xấu

Nhiều lúc chúng ta cũng muốn cầu nguyện nhưng chẳng biết cầu nguyện thế nào. Các phương pháp cầu nguyện dường như cao siêu và khó thực hành. Khi ấy, chỉ đơn giản là ta thầm thĩ những câu kinh đã được soạn sẵn. Những lời kinh tưởng chừng khô khan nhưng lại có tác dụng rất lớn. Nếu chúng ta vừa đọc vừa chú tâm đến từng lời kinh, nó sẽ trở thành những tâm tình của chúng ta dâng cho Chúa. Ngoài ra, khi chúng ta tập trung vào nó, nó sẽ giúp xua tan những tà ý đang có trong đầu mình. Nhờ đó, trái tim của chúng ta sẽ được thanh lọc và trở nên tinh tuyền hơn.
caunguyen 1

8. Tiếp xúc với Lời Chúa, nghe Chúa nói với mình

Nếu chúng ta chọn cầu nguyện với Lời Chúa, mỗi ngày suy niệm một đoạn ngắn, ta sẽ có cơ hội chìm sâu trong những mặc khải của Chúa cho chúng ta. Những lời ấy sẽ ban cho chúng ta sức mạnh, giải thoát chúng ta khỏi mọi bận tâm lo lắng. Sâu hơn, ta sẽ nghe được điều Chúa muốn nhắn gửi riêng cho mình. Dần dần, ta sẽ hiểu biết hơn về Chúa, có mối tương quan thân thiết với Chúa, sẽ yêu Chúa hơn và được Chúa biến đổi để nên giống Đức Giêsu Kitô hơn. Lời Chúa không phải là lời bình thường. Lời ấy có sức cứu độ chúng ta và đưa chúng ta về Nước Trời.

9. Đưa tâm hồn hướng về trời cao

Sự thinh lặng trong cầu nguyện sẽ giúp tâm trí chúng ta được giải thoát khỏi mọi thứ tầm thường của đời này. Ta sẽ dần dần được hấp dẫn bởi nét tuyệt đẹp của các nhân đức và bắt đầu kinh tởm những sự xấu xa vẫn đang vây hãm và quyến rũ chúng ta. Bản chất lương thiện trong ta sẽ trỗi dậy và ta biết mình không thuộc về chốn đời tạm này. Ta khám phá ra rằng quê thật của chúng ta là Thiên Đàng, là cõi vinh phúc đời đời, mà muốn trở về nơi ấy, ta phải dứt bỏ những thứ đang mê hoặc chúng ta ở đây, đang khiến chúng ta lầm đường lạc lối. Khi ấy, ta sẽ được nhấc bổng lên tận trời cao, đó là niềm hy vọng của chúng ta.

10. Lãnh nhận ơn lành từ Chúa

Đây là một lợi ích thiết thực hơn bao giờ hết. Trong cầu nguyện, ta có thể xin Chúa những ơn lành cần thiết cho chính mình hay cho người khác. Cuộc sống tại thế này luôn khiến chúng ta sống trong tình trạng thiếu thốn trăm bề, nếu không phải là những thiếu thốn vật chất, thì cũng là tinh thần. Chẳng nơi đâu ta có thể “xin xỏ” một cách thoải mái như trong cầu nguyện vì ta biết rằng mình đang đối diện với một Đấng hằng yêu thương mình và luôn sẵn sàng ban ơn cho mình bất cứ lúc nào hay nơi nào, bao nhiêu cũng được.

Với 10 lợi ích như thế, tại sao chúng ta vẫn còn chần chừ, ngại ngùng, tiếc thời gian mà không dành giờ cho Chúa, phải không?

Piere Lê Hoàng Nam, SJ

 pray - cau nguyen

Cầu Nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, sự thẳng thắn của Chúa dạy chúng con phải quyết liệt dứt khoát với những cám dỗ xúi dục c húng con chống lại ý Cha. Cha phải là tuyệt đối. Ý Cha phải trên tất cả. Dù là ai, dù là tình nghĩa đến đâu cũng không vì thế mà vị nể. Xin Chúa giúp sức cho chúng con để chúng con được trung thành đi theo đường lối của Cha. Amen!
Trương Đình Quân biên soạn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, NĂM C Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Gr 33,14-16; 1Tx 3,12–4,2; Lc 21,25-28.34-36
(1) Thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. (2) Người mở miệng dạy họ rằng: (3) "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. (4) Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. (5) Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an./post 01 Tháng Mười Một 2016 (Xem: 938)/
Yêu tha nhân như chính mình. Thiên Chúa là Đấng vô hình vô ảnh ta không thấy được. Ta nói yêu mến Thiên Chúa, điều đó khó mà kiểm chứng được. Nên Thiên Chúa đã ràng buộc điều răn mến Chúa vào điều răn yêu người. Yêu Chúa thì phải yêu tha nhân. Yêu tha nhân là bằng chứng yêu mến Chúa.Chú giải và chia sẻ Tin mừng Chúa Nhật XXXI TN – năm BNguon Lamhong.org
CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Is 53,10-11; Dt 4,14-16; Mc 10,35-45
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Kn 7,1-7; Dt 4,12-13; Mc 10,17-30
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48 Tin Mừng Chúa nhật XXVI thường niên, năm B
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, NĂM B ......đôi khi chúng ta thấy người này người nọ thực sự yêu thương và phục vụ kẻ khác, nhưng họ lại là người vô thần, là người Phật giáo, thì lập tức chúng ta khựng lại. Chúng ta hãy nhớ lời Chúa: Ai yêu thương thì ở trong Thiên Chúa. Tại sao chúng ta lại khăng khăng phải ở trong đạo mới có tình thương. Chắc gì chúng ta những người có đạo lại sống được tốt lành như họ chưa./17 Tháng Bảy 2018(Xem: 1432)/
Trước hết cần đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra khi chúng ta cử hành nghi thức Thánh Thể. Câu trả lời thật đơn giản, đó là bữa tiệc của Chúa, đánh dấu khởi điểm việc Người chịu khổ nạn và cuộc khổ nạn ấy đang trở thành một thực tại giữa chúng ta và vì chúng ta./09 Tháng Sáu 20122:00 CH(Xem: 7616) Tác giả Karl Rahner Giuse - Nguyễn Cao Luật OP chuyển dịch /
CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa - Lời Chúa: Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37 - Người đã hóa thân làm một con người bé nhỏ, nghèo túng, hèn yếu nhất. Để từ nay, ai đón tiếp một người bé nhỏ nhất là đón tiếp chính Người. Ai giúp đỡ một người yếu hèn nhất là giúp đỡ chính Người. Ai yêu mến một người nghèo túng nhất là yêu mến chính Người./17 Tháng Bảy 2018 (Xem: 1663) GP.Vinh/
CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Is 50,5-9a; Gc 2,14-18; Mc 8,27-35/17 Tháng Bảy 2018 (Xem: 1653) /
Bảo Trợ