ĐTC Phanxicô sẽ tiếp tục lại các buổi tiếp kiến chung có tín hữu tham dự

28 Tháng Tám 20203:49 SA(Xem: 4290)

ĐTC Phanxicô sẽ tiếp tục lại các buổi tiếp kiến chung có tín hữu tham dự

Từ thứ Tư tuần tới ngày 2 tháng 9, sau gần 6 tháng tham dự các buổi tiếp chung trực tuyến qua các phương tiện truyền thông, các tín hữu lại có thể trực tiếp tham dự các buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha vào mỗi sáng thứ Tư.
Sân thánh Damaso
Cortile San Damaso

Hồng Thủy - Vatican News

Sáng ngày 26 tháng 8, Phủ Giáo hoàng đã thông báo rằng “các buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha có sự hiện diện của giáo dân sẽ được tiếp tục lại vào sáng thứ Tư ngày 2 tháng 9.”

Tại Sân thánh Damaso

Thông cáo cho biết theo lời khuyên của chính quyền để hạn chế sự lây lan của virus corona, trong suốt tháng 9, các buổi tiếp kiến sẽ được tổ chức tại Sân thánh Damaso trong dinh Tông tòa.

Trước đây, các buổi tiếp kiến chung thường được tổ chức tại quảng trường thánh Phê-rô, hoặc tại đại thính đường Phao-lô VI trong những tháng mùa đông và mùa hè. Buổi tiếp kiến chung cuối cùng có giáo dân được cử hành vào ngày 26 tháng 2, với sự tham dự của hơn 10.000 tín hữu,  trước khi đại dịch virus corona bùng nổ ở Ý vào tháng 3. Sau đó các buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha được diễn ra trực tuyến tại Dinh Tông tòa, không có tín hữu tham dự, lần đầu tiên vào ngày 11 tháng 3.

Vào cửa tự do

Các buổi tiếp kiến trong tháng 9 sẽ bắt đầu từ 9:30 giờ Roma và “tất cả những ai muốn đều có thể tham dự, không cần vé vào cửa.” Những người tham dự có thể bắt đầu vào cửa từ 7:30, tại Cửa Đồng, một lối vào dinh Tông Tòa ở ngay bên cánh phải của hàng cột quảng trường thánh Phê-rô. (CSR_6173_2020)

Vatican New

Các nhà lãnh đạo Kitô Giáo Úc kêu gọi Thủ Tướng Morrison bác bỏ Vắcxin sử dụng tế bào phôi thai bị phá của Đại Học Oxford
Vũ Văn An

Theo Tuần san The Catholic Weekly của Tổng giáo phận Sydney (https://www.catholicweekly.com.au/church-leaders-call-pm-to-embrace-ethical-vaccines), ba Tổng Giám Mục, đại diện cho ba tín phái khác nhau của Kitô Giáo, đã viết thư cho Thủ Tướng Scott Morrison, bày tỏ nỗi thất vọng của họ trước việc Chính Phủ Liên Bang Úc lưu ý tới vắcxin chống Covid-19 được bào chế từ các tế bào có liên hệ tới các phôi thai người từng bị phá nhiều năm trước đây.

blank


Thư trên tiếp theo việc Ông Morrison tuyên bố vào tuần trước rằng Chính phủ đang thảo luận với công ty dược phẩm AstraZeneca để bảo đảm có được vắcxin đang trong giai đoạn thử nghiệm của Đại Học Oxford và đang tạo áp lực để buộc mọi người dân Úc phải được chích ngừa với loại vắcxin này.

Vắcxin của Đại Học Oxford đang bị tranh luận về phương diện đạo đức vì được chế tạo bằng một tuyến tế bào lấy từ phôi thai người từng bị phá thai trong thập niên 1970.

Lá thư được ký bởi Tổng Giám Mục Công Giáo của Sydney, Anthony Fisher, O.P., Tổng Giám Mục Anh giáo của Sydney và là Tổng Giám Mục Giáo tỉnh New South Wales, Glenn Davies, và Giáo chủ Tổng giáo phận Úc của Chính thống giáo, Makarios.

Thay vào đó, các giáo phẩm cao cấp trên thúc giục Thủ tướng Morrison chọn thứ vắcxin không bị tranh cãi về phương diện đạo đức nếu có sẵn từ nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng hiện đang diễn ra trên khắp thế giới, không dùng tới các tuyến tế bào lấy từ phôi thai người.

Các vị kêu gọi Thủ tướng không biến vắcxin của Đại Học Oxford thành bó buộc nếu chấp nhận nó, và bảo đảm việc không ai bị bắt buộc phải chấp nhận nó “ngược với các niềm tin tôn giáo hay luân lý hữu thức của họ hay bị mất thế vì không chấp nhận nó”.

Các vị viết “dù chấp nhận rằng loại vắcxin đề nghị có thể đã đủ cách xa vụ phá thai từng tạo cơ hội cho việc lấy tuyến tế bào, chúng tôi vẫn gợi ý để ngài thấy rằng bất cứ loại vắcxin nào được cấy lên một tuyến tế bào phôi thai đều sẽ nêu lên nhiều vấn đề nghiêm trọng về lương tâm cho một tỷ lệ dân chúng của chúng ta”.

Ông Morrison vốn nói với các phương tiện truyền thông rằng ông muốn vắcxin chống coronavirus trở thành “bắt buộc bao nhiêu có thể” với “rất nhiều khuyến khích và biện pháp” để có được mức độ chấp nhận cao.

Nhưng Bộ trưởng Y tế Liên bang, Greg Hunt, đi xa hơn, dự kiến sẽ đưa ra chế tài đối với những người từ khước vắcxin chống coronavirus khi có sẵn, như truất quyền hưởng trợ cấp xã hội hay không được quyền hưởng trợ cấp con cái hoặc ghi danh học vườn trẻ.

Tuần này, ông nói với các phương tiện truyền thông: “Chúng tôi tuyệt đối cân nhắc các ý niệm như ‘không chích, không chơi’, ‘không chích, không trả’ (no jab, no play; no jab, no pay)”.

Tổng Giám Mục Fisher, một nhà đạo đức sinh học, nói rằng ngài không tin việc dùng vắcxin Oxford hợp đạo đức nếu có những vắcxin khác thay thế nhưng không hợp tác với các vụ phá thai quá khứ hay tương lai”.

Giáo sư Margaret Somerville thuộc Đại Học Notre-Dame Úc nói rằng “tôi rất bối rối về nó” vì việc dùng nó sẽ chia rẽ xã hội một cách không cần thiết.

Theo bà, nhiều người sẽ phản đối lương tâm đối với việc chích ngừa có liên hệ với phôi thai người bị phá.

Bà nói “Họ không đồng ý bị chích ngừa, vì họ tự coi mình như đồng loã với việc sai trái là việc phá thai. Đây không hẳn là một vấn đề mới mẻ gì.

“Người ta vốn từ khước nhiều loại vắcxin khác có liên quan đến các tế bào hay các mô lấy từ phôi thai người”.

Bà nhận định “Hiện đang có công trình thực hiện trên 160 vắcxin có tiềm năng trên khắp thế giới”, trong đó, chắc chắn có những vắcxin không dùng đến các tế bào lấy từ phôi thai người để chính phủ chọn.

Catherine Nunes, một giáo dân thuộc xứ Mẫu Tâm Maria ở Lewisham, nói bà sẽ bất chấp bất cứ chính quyền nào “tìm cách buộc người ta cộng tác trong sự dữ” có liên hệ tới phá thai này.

Bà cho hay “quả là đáng trách khi một vắcxin nhằm để che chở các công dân dễ bị thương tổn của xã hội ta lại dược bào chế bằng việc phải hy sinh đứa trẻ nhỏ tuổi nhất và dễ bị thương tổn nhất. Sức khỏe và sự an toàn của chúng ta không nên gây thiệt hại cho sự sống của một người khác”.

Nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung Tâm Đạo đức Sinh học Anscombe đặt trụ sở ở Anh, Tiến sĩ Helen Watt, tác giả một khảo luận được nhiều người tôn trọng về Covid-19, nói rằng vắcxin không liên quan gì tới tế bào phôi thai người “sẽ là một giải vây to lớn” đối với những người muốn tránh bất cứ liên hệ nào với một vụ phá thai đã lâu đời.

Theo Cơ Quan Y Tế Liên Hiệp Quốc, hiện có 167 ứng viên Vắcxin chống Covid-19, trong đó, 30 hiện đang được thử nghiệm vào người.

Trong bức thư của các vị, các nhà lãnh đạo đức tin nói rằng dù các Giáo Hội không chống đối chính việc chích ngừa và ủng hộ các biện pháp chống đại dịch của chính phủ, nhiều người trong các cộng đồng của các vị, vì vốn chống đối việc sử dụng các tế bào của phôi thai người, nên sẽ phải đối đầu với thế lưỡng nan giữa việc rơi vào áp lực phải sử dụng một vắcxin gây hại về đạo đức, và các mất thế nếu từ khước...
Các vị viết thêm “nhiều người cảm thấy rất bối rối không biết phải hành xử ra sao”.
Vietcatholic.net

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Tin tức từ Vatian và thế giới
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành một thông điệp video, đề nghị những mô thức đặc biệt cho Đại Hội Gia Đình Thế Giới năm 2022, và kêu gọi các giáo phận hãy có những sáng kiến, kế hoạch đề ra những sáng kiến mới như một phần của sự kiện. (Tin Vatican - Devin Watkins) Trong khi chuẩn bị cho Đại Hội Gia đình Thế giới (WMF) diễn ra vào ngày 22-26 tháng 6 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tín hữu trên toàn cầu hãy tham gia vào Đại Hội thứ 10 này. Trong thông điệp video được công bố vào thứ Sáu (2/7/2021), Đức Thánh Cha cho biết một mô thức mới đang được lên kế hoạch cho Đại Hội Gia đình Thế giới (WMF), được tổ chức tại Rome nhưng cũng được tổ chức mọi nơi trên toàn thế giới. Đức Thánh Cha nói: “Sau khi bị hoãn lại một năm do đại dịch, mong muốn được gặp lại là một khát vọng lớn.
Vatican News (16.4.2021) - Trong sứ điệp gửi các tín đồ Hồi giáo nhân tháng Ramadan, Đức Hồng y Miguel Ayuso Guixot, nhấn mạnh đến niềm hy vọng của những người tin vào tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngài mời gọi các Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo trở thành những chứng nhân và người mang hy vọng cho các anh chị em đang gặp khó khăn. Trước hết, Đức Hồng y Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn chúc các tín đồ Hồi giáo một tháng tràn đầy phúc lành và phát triển thiêng liêng. Ngài nhắc rằng: ăn chay, cầu nguyện, bố thí và các thực hành đạo đức khác, đưa chúng ta đến gần hơn với Thiên Chúa và tất cả những người chúng ta đang chung sống và làm việc.
WHĐ (12.04.2021) – Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM) đã khai mạc Hội nghị thường niên lần I/2021, được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 4 tại Toà Giám mục Nha Trang. 19g30 ngày 12 tháng 4 năm 2021, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Tổng Thư ký HĐGM – đã chủ sự Chầu Thánh Thể, tiếp theo là cử hành phụng vụ Kinh Tối. Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cùng với 25 Giám mục chính toà và Giám quản tông toà của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đã hiện diện trong sự tiếp đón nồng hậu và ân cần của Giáo phận Nha Trang. Nhân dịp này, Giáo phận Nha Trang sẽ tổ chức Thánh lễ tạ ơn vào chiều ngày 15 tháng 4 mừng kỷ niệm 350 năm Đức cha Pierre Lambert de la Motte – Đại diện Tông tòa đầu tiên của Đàng Trong – đặt chân đến vùng đất Nha Trang và kỷ niệm 50 năm linh mục của Đức cha Giuse Võ Đức Minh – Giám mục Giáo phận Nha Trang.
Trong bài giảng lễ Truyền Dầu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng loan báo Tin Mừng và bách hại và Thánh giá đi liền với nhau. Đức Thánh Cha mời gọi đừng ngạc nhiên và khủng hoảng khi nhận thấy Thánh giá trong cuộc sống. Thánh giá có sức mạnh tiêu diệt sự ác. Và ơn Chúa cũng được ban cho chúng ta qua những thánh giá trong cuộc sống, vì yêu thương. Hồng Thủy - Vatican News Lúc 10 giờ sáng ngày 1 tháng 4, thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ truyền Dầu tại bàn thờ Ngai tòa trong đền thờ thánh Phê-rô. Mọi năm, khi không có đại dịch, khoảng một ngàn linh mục ở Roma đồng tế với Đức Thánh Cha trong Thánh lễ truyền Dầu. Các linh mục quy tụ quanh Đức Thánh Cha để lặp lại lời tuyên hứa mà các ngài đã tuyên thệ trước giám mục trong ngày lãnh nhận chức linh mục
19g thứ Sáu 19/3 giờ VN: Đàng Thánh Giá trực tuyến trên chính con đường Chúa đã đi lên đồi Golgotha Tại Giêrusalem nơi Chúa Giêsu đã trải qua những giờ phút cuối cùng của Ngài trong cuộc sống dương thế, trong suốt Mùa Chay và đặc biệt là trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, các hiệp sĩ Thánh Mộ và anh chị em tín hữu cùng đi đàng Thánh Giá trên chính con đường Chúa đã đi để lên đồi Golgotha. Được đi lại trên chính con đường thương khó Chúa đã đi qua là một kinh nghiệm sâu sắc thay đổi cuộc đời biết bao người hành hương đến Giêrusalem. Tiếc thay vì hoàn cảnh đại dịch coronavirus kinh hoàng này, điều này không thể thực hiện. Chính vì thế các hiệp sĩ quản thủ Thánh Mộ đã dùng đến phương tiện truyền thông trực tuyến để các tín hữu gần xa có thể hiệp ý với các ngài.
Ngày 8/2/2021 Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chuyến viếng thăm Iraq của Đức Thánh Cha trong các ngày từ 5-8/3 sắp tới. Ngài sẽ thăm các thành phố Najaf, Ur, Erbil, Mosul và Qaraqosh, nơi ngài sẽ viếng thăm nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội Al-Tahira đã bị Nhà nước Hồi giáo đốt phá sau khi nhóm này nắm quyền kiểm soát thị trấn vào năm 2014. Hồng Thủy - Vatican News Ngày thứ nhất 5/3/2021 Đức Thánh Cha sẽ rời Roma vào sáng thứ Sáu 5/3 và đến phi trường thủ đô Baghdad vào ban chiều. Sau nghi thức tiếp đón chính thức tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ hội kiến với Thủ tướng Iraq tại phòng VIP của phi trường. Tiếp đến Đức Thánh Cha sẽ đến Dinh Tổng thống, viếng thăm xã giao Tổng thống; tại đây sẽ có nghi thức chào đón chính thức.
Vào lúc 9:30 sáng thứ Tư 17/2/2021, lễ Tro, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ tại bàn thờ Ngai tòa trong đền thờ thánh Phê-rô. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu sống Mùa Chay như một cuộc hành trình trở về với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và cũng là cơ hội đào sâu tình yêu thương của chúng ta đối với các anh chị em. Hồng Thủy - Vatican News Hàng năm, theo truyền thống, Đức Thánh Cha cử hành lễ Tro vào chiều thứ Tư lễ Tro tại vương cung thánh đường thánh Sabina của dòng Đaminh, trên đồi Avventino ở Roma. Trước Thánh lễ, Đức Thánh Cha thực hiện cuộc hành hương thống hối, đi bộ từ vương cung thánh đường thánh Anselmo của dòng Biển Đức đến vương cung thánh đường thánh Sabina.
“Những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4,20) là chủ đề của Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2021, sẽ được cử hành vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Mười. Trong Sứ điệp Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội ngày nay cần những tấm lòng có khả năng thúc đẩy mình đi đến "các vùng ngoại biên của thế giới". Hồng Thủy - Vatican News Mở đầu Sứ điệp, Đức Thánh Cha khẳng định: “Khi cảm nghiệm được sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, khi nhận ra sự hiện diện hiền phụ của Người trong đời sống cá nhân và cộng đoàn, chúng ta không thể không loan báo và chia sẻ những gì chúng ta đã thấy và đã nghe.” Đàng khác, mầu nhiệm Nhập Thể, Tin Mừng và mầu nhiệm Phục sinh tỏ cho chúng ta thấy Thiên Chúa yêu thương nhân loại, nhắc chúng ta rằng Chúa biết thế giới và biết nó cần ơn cứu độ và mời gọi chúng ta tham gia tích cực vào sứ vụ truyền giáo.
1. ĐẠI DỊCH COVID-19 Sự kiện quan trọng nhất và bao trùm cả năm 2020 là đại dịch Covid-19, do virus Corona chủng mới gây ra, làm thay đổi bao nhiêu nề nếp sinh hoạt phụng vụ và mục vụ trong Giáo hội Công Giáo. Vào ngày 11-3-2020, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh Covid-19 là ‘đại dịch’. Trước đó 2 ngày, nước Ý đã phong tỏa toàn quốc vào ngày 9-3-2020. Trong buổi chiều cùng ngày, Hội đồng Giám mục Ý đã thông báo về việc ngưng toàn bộ các Thánh lễ trên toàn nước Ý từ ngày 10-3 đến ngày 3-4-2020 để ngăn ngừa sự lây lan của virus corona. Ngày 16-5, nước Ý ghi nhận số ca tử vong trong ngày thấp nhất kể từ lúc phong tỏa hôm 9-3, nên đã phê chuẩn sắc lệnh khôi phục phần lớn hoạt động kinh tế, dỡ bỏ lệnh hạn chế di chuyển.
Bảo Trợ