Lật lại truyện Tấm Cám: Cô Tấm-một cô gái dở người

24 Tháng Tám 20207:55 CH(Xem: 1754)

Lật lại truyện Tấm Cám: Cô Tấm-một cô gái dở người

Hoàng Mai
Hình minh hoạ. Trang bìa truyện cổ tích Tấm Cám của Việt Nam
Hình minh hoạ. Trang bìa truyện cổ tích Tấm Cám của Việt Nam
blank Phật Giáo Việt Nam

Ngày xửa ngày xưa, có một cô Tấm. Cô Tấm mẹ mất sớm, cha đi lấy vợ có thêm cô Cám, sau đó vài năm cha cũng mất. Tấm ở với mẹ kế. Mẹ kế rất cay nghiệt, bắt Tấm làm lụng luôn chân luôn tay, còn Cám được nuông chiều chả phải làm việc gì.

Một lần mẹ kế bảo hai chị em ra đồng bắt cua…

***

Ơ kìa truyện bảo Cám được nuông chiều không phải làm việc gì mà cũng bị sai đi bắt cua đấy thây?

Xem ra từ thời đó nhà văn đã hơi bốc phét rồi.

Tôi bắt đầu chủ nghĩa xét lại từ đây.

Con bống ngáo ngơ

Đi bắt cua, bị lừa, còn mỗi con cá bống bé, Bụt hiện lên. Thế rồi Tấm nghe lời Bụt, lấy cơm đổ xuống giếng, nuôi con bống. Đến đây ai cũng đã biết.

Nhưng mà nuôi con bống để làm gì? Nuôi để làm con pet thì hơi vô lý vì đời đang khổ như thế, Bụt có phép màu thì tặng cái gì thực tế một tí, chứ ai lại đi an ủi một cô gái bé nhỏ, mất cha mất mẹ, đang bị đày ải bằng cách cho một con pet? Thế có khác nào ông gì bảo dân nghèo chịu khó ngắm pháo hoa để an ủi tinh thần.

Bụt cũng thật quan liêu.

Thế nhưng vẫn bị con pet nó lừa.

Đã là cá của Bụt, nuôi bằng một cách rất thần bí, lại suốt ngày bị đe nẹt phải “ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta/Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”, tức nói dằn mặt: “Mày ăn cơm nhà tao bấy nay, phải trung thành với chủ. Chớ có thờ năm cha ba mẹ”. Xuất phát điểm cao vòi vọi, lại được đầu tư giáo dục hàng ngày như thế, chắc chắn là để start up cho công cuộc gì vĩ đại. Theo motif của các truyện Cinderella, tôi mạnh dạn đoán nó sẽ được sử dụng làm phương tiện để Tấm cưỡi đi gặp hoàng tử sau này. Vì, chỉ có lái xe riêng thì mới phải răn đe suốt ngày, yêu cầu tuyệt đối trung thành đến thế, chứ sao!

Ấy thế mà nó cũng ngáo ngơ bất tận, được nuôi bao lâu đến tận trưởng thành vẫn nhận không ra chủ, để mẹ con con Cám vừa giả giọng một câu đã mắc bẫy, bị xách cổ làm thịt trong phút mốt. So với con Bạch long của Tam Tạng đi thỉnh kinh thì bống rõ là hàng dạt, hàng fake, em chã.

Dân miệt Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế thường gọi người ngáo ngáo, vụng về, là “bôống”. Khéo nguồn gốc từ con bống con ông cháu cha này mà ra.

Bống hy sinh (không oanh liệt) rồi, còn nắm xương tàn. Tấm đi đào trong vườn khắp nơi tìm xương bống mãi không ra. Gặp con gà kêu cho nó nắm thóc nó bới xương cho thì mới đạt.

Ở đây lại tiếp diễn một sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vận mệnh sau này của Tấm.

Và con gà tổ sư tham nhũng

Thứ nhất, con gà ở đâu ra? Trước đó không hề nhắc đến nó. Sau này cũng không. Chỗ này con gà quả thực lai lịch bất minh.

Thứ hai, con gà vừa bới đã ra ngay nắm xương. Chứng tỏ nó là kẻ chứng kiến mẹ con Cám hành hình con bống, biết chỗ chôn xác nạn nhân. Biết mà không tố cáo tội phạm và kẻ phạm tội, đó là phạm tội hình sự.

Thứ ba, con gà không tự nguyện mà phải đòi hối lộ nắm thóc mới bới. Chứng tỏ tâm ý không trong sáng, có dấu hiệu trục lợi.

Thứ tư, nắm xương có phải thực là xương con bống không? Hiện trường vụ sát bống đã được thực nghiệm hay chưa? Xương con bống đã được giám định ADN chưa? Biên bản khám nghiệm hiện trường có được lập theo đúng thể thức không? Cục máu nổi lên trên mặt giếng thật là máu bống hay là vật gần giống, mua ở chợ về? Ngoài con gà, có con nào nữa chứng kiến vụ này? Những con ấy đâu?

Cần đặt ra giả thiết con bống đã cấu kết với con gà để làm giả hiện trường mất tích nhằm trốn tránh nghĩa vụ sắp tới. Thường cái loại ăn sẵn như nó rất hèn nhát, thấy sắp phải dấn thân là xách quần chạy biến.

Nếu thế, cần điều tra tiếp phải chăng đã có một âm mưu làm giả xương con bống, để ăn được nắm thóc, qua mắt ông Bụt? Xét rằng con gà nói trên có sự liên quan chặt chẽ với các quan chức nhiều tỉnh đã từng làm giả cả xương liệt sĩ cũng chỉ để ăn được nắm thóc, cần làm rõ mối liên hệ thủy tổ.

Sau này, chuyên ngành hối lộ Việt Nam có một thuật ngữ cơ bản là “quy ra thóc”, chính là bắt nguồn từ vụ việc này.

Với cô gái dở người

Đến đây xin nói về cô Tấm.

Cô Tấm là một cô gái dở người.

Khi mẹ kế sai hai chị em đi bắt cua. “Tấm chăm chỉ bắt được một giỏ đầy. Cám mải chơi nên chả bắt được gì. Cám liền bảo chị: “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”.

Tin lời Cám, Tấm ra chỗ sâu hụp xuống. Cám ở trên bờ trút giỏ của Tấm vào giỏ của mình chạy biến”.

Thường những trẻ sống trong cái ách kìm kẹp đay nghiến sẽ tinh khôn hơn tuổi rất nhiều, còn cô Tấm nghe bất cứ ai nói gì cũng tin ngay, thậm chí không thèm sờ lên đầu xem tóc mình có bị lấm bùn thật không. Cái nết này vài năm nữa chồng con vào rồi thì lại suốt ngày lên mạng share đủ các thứ tin nhảm, “các mẹ ơi các mẹ biết gì chưa”, rồi thì lại lên phường uống nước chè buổi sáng.

Đến khi biết bị lừa rồi cũng chỉ biết khóc. Lẽ ra phải nhanh chân chạy về nhà, vật con Cám kia ra vặn nếu chính tay mày bắt cua thì bắt được bao nhiêu con, bao nhiêu con kềnh, bao nhiêu con bé. Lật cái đáy giỏ không dính tí bùn nào (con kia mải chơi mà, có lội xuống ruộng đâu mà giỏ dính bùn) ra chỉ vào đấy, bằng chứng sờ sờ. Thế mà, hỡi ơi, chỉ khóc…

Khi nuôi con bống thì nuôi đâu không nuôi, lại nuôi ngay trong giếng. Cái giếng nước ăn của cả nhà, mà nó bữa nào cũng đổ cơm xuống đấy, có chết không cơ chứ? Con bống thì bé tí bé tẹo nên mới còn sót lại khỏi con mắt gian tà của con Cám, ấy thế mà ngày nào cũng bị tương xuống ít nhất hai bát cơm, xơi làm sao cho hết? Lại chả ô nhiễm thối rinh cả cái giếng của nhà lên không?

Đã thế, cứ mỗi bữa ăn lại vừa đổ cơm xuống giếng vừa nhìn mặt nước lẩm bẩm lầm bầm một mình. Bảo ở Trâu Quỳ hay Biên Hòa mới ra thì ai chả tin.

Tấm rất đụt. Thụ động. Phụ thuộc.

Lần đầu tiên còn bé, gặp Bụt, từ đó về sau Tấm không còn chút nào tự lập cả, bất cứ điều gì cũng dựa vào Bụt. Động tí là ngồi chảy nước mắt nước mũi. Bống chết: khóc. Bị giao nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo để đi hội: khóc (ít ra cũng phải tự nhặt một lúc rồi thấy vô vọng mới khóc nó mới có cớ chứ!). Được giúp nhặt xong rồi, không có quần áo mới: lại khóc.

Đến thời điểm thóc gạo này thì không thể nói Tấm còn thơ ngây. Nghe hoàng tử mở hội kén vợ đã biết rộn rực rồi mà, chí ít đã đủ tuổi trưởng thành. Thế nhưng não vẫn rất ngắn.

Người thường thấy Bụt hiện lên một lần đã đủ lập bàn thờ vái lạy cả đời. Tấm, chỉ một thời gian ngắn Bụt hiện lên đến ba lần mà vẫn ngơ ngơ ngác ngác. Đã biết phép Bụt là phép màu, ắt hẳn việc nuôi con cá bống, rồi chôn xương nó phải có mục đích gì đó, nhưng Bụt bảo nuôi thì Tấm cun cút nuôi, Bụt bảo chôn thì Tấm cun cút chôn. Ngoài ra không bao giờ tìm hiểu hay hỏi lại một câu vì sao nuôi, vì sao chôn, để làm gì. Tấm chả khác gì cái đứa GATO trong chuyện kể văn phòng, cái đứa mà sếp bảo ra chặn chuyến xe hàng hỏi người ta bán gì thì về trả lời được mỗi câu ấy, trong khi đứa khác thì biết giá cả, thị trường, thậm chí đã ký xong hợp đồng luôn với chủ chuyến hàng luôn rồi. Thật thất vọng!

Nhưng Tấm đụt mà không hiền.

Tấm rất khôn, rất biết lợi dụng hoàn cảnh, biết khơi gợi lòng thương của người khác.

Tấm dựa đủ điều vào Bụt nhưng lại muốn được tiếng không nhờ vả ai cả. Biết Bụt sẽ hiện lên khi mình gặp khó khăn nhưng Tấm không bao giờ thẳng thắn mở miệng gọi Bụt ơi giúp con. Có chuyện gì, Tấm chỉ khóc. Rồi ngồi chờ.

(Đoạn này giống giống cô Ngọc Trinh tự khen mình tuy không giỏi nhưng biết lấy khăn tắm cho người yêu, massage, thỉnh thoảng nấu ăn và không đòi hỏi quá nhiều, thế là ngoan. “Mà ngoan thì được nuôi”, không những nuôi bản thân mình mà còn nuôi cả gia đình.)

(Nếu tôi là Bụt, sau lần giúp thứ hai tôi sẽ mặc xác, chờ cho đến khi Tấm gọi thẳng tên mình. Danh có chính ngôn mới thuận, chứ sao? Ai ở không mà đi giúp hoài!)

Nhưng tuy có dấu hiệu của sự ranh mãnh thì Tấm chung quy vẫn “bôống”. Mặc dù bị người ta hạ sát không biết bao nhiêu lần, đã nhận rõ kẻ sát nhân, cũng đã cất lên tiếng nói sở hữu mạnh mẽ. Ấy là khi thấy Cám giặt áo cho chồng mình, Tấm (lúc này là con chim vàng anh) cất tiếng dọa:

Phơi áo chồng tao

Thì phơi bằng sào
Chớ phơi bờ rào

Rách áo chồng tao.

Danh xưng khẳng định “chồng tao” lặp đi lặp lại hai lần chỉ trong một câu nói, nhất định không chịu xưng “chồng mày” dù về thực tế thì mình đã chết và chồng mình đã kết hôn chính thức với người khác.

Tấm cũng biết dọa dẫm cô em gái cướp chồng rất dữ dội:

“Cót ca cót két

Lấy tranh chồng chị

Chị khoét mắt ra”

Ấy thế nhưng nói ra tiếng người, biết chui vào tay áo, mà vẫn không biết điểm mặt chỉ tên thẳng cho chồng mình biết nguyên do vì sao mình chết.

Đầu thai đi đầu thai lại, cuối cùng từ quả thị chui ra lại được thành người, sống cùng bà lão bán hàng sờ sờ ngay kinh đô nhưng cũng không biết đi đến tận hoàng cung đánh trống kêu oan, tố cáo mẹ con Cám, giành chồng về lại.

“Bôống” đến thế là cùng, chứ còn “bôống” đến mức nào nữa!

Thế mà lại làm được bậc mẫu nghi thiên hạ, kể ra cũng thật là phân vân.

Kỳ sau xin sẽ bàn tiếp về anh chồng hoàng tử. Mời quý vị đón đọc.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do - RFA

dantoc

nơi gửi thành phố Tuyết Lê

Rất tôn trọng ý kiến của tác giả bài viết. Tuy nhiên đây là một truyện cổ viết cho trẻ em, thuộc về một thời trước xa xăm. Nếu dùng ý thức của người hiện đại để phê phán e không thích hợp. Bởi cái thấy của thời hiện đại chỉ dựa trên duy vật, cái gì thấy được nghe được mới tin. Trong khi con người của thời xa xưa có thể câu thông tâm thức với các sinh linh vô hình, thể hiện tâm đơn thuần của người xưa. Người thời nay vì quá sâu nặng về duy vật nên tâm trở nên chai đá. Không thể dùng tâm này mà phán xét tâm của người thời duy tâm xa xưa được.
Xin nhấn mạnh, những truyền thuyết cổ, cả ở VN và trên thế giới, không phải hoàn toàn bịa đặt, mà là có thật. Chỉ là qua thời gian và truyền miệng nhiều lần nên bị sai lệch và bị hiểu lầm bởi người hiện đại.
Những chuyện như Phù Đổng Thiên Vương chẳng hạn, nghe như thần thoại giả tưởng. Nhưng đã có thật ở một dạng khác mà người ngày nay không hiểu rõ tưởng là chuyện phóng đại về anh hùng do người xưa quá suy tôn.

Người Quan Sát

nơi gửi Quả đất

Chuyện Tấm Cám , câu chuyện tào lao thiên địa, xuất xứ miền Bắc . Cô Cám hiện hình ngay tại hột thị ....

Trong Nam không có cây thị. Di cư vào Nam ,chuyện Tấm Cám ở lại Bắc ... tới 75 coi như Tấm Cám đã chết trong ký ức người di cư , còn người miền Nam lại càng không biết Tấm Cám là gì ?

Không ngờ câu chuyện ba láp , ngu muội ... vẫn sống hùng sống mạnh ở Bắc ... và đang đầu độc cả nước !
Đúng là chính sách ngu dân , biến dân thành người máy , robots .

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 THÍCH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Một thích trong túi có tiền Ai mời hiếu, hỷ ...khỏi phiền cháu con Hai thích được bát canh ngon Cao lương chẳng thiết bởi còn răng đâu Ba thích Con, Cháu, Rể, Dâu Gia phong giữ nếp hàng đầu Hiếu - Trung Bốn thích thoả mãn riêng - chung Ăn riêng nhưng vẫn vui cùng cháu con Năm thích Làng phố vuông tròn Đói no - Sướng khổ - Mất còn....có nhau Sáu thích sống thọ chết mau Ốm lâu con khổ lại đau thân mình Bảy thích xã hội gia đình Bạc cờ. ma tuý..... thực tình tránh xa Tám thích mồ mả ông cha Xây cất tôn tạo ít ra bằng người Chín thích đầy ắp tiếng cười Được hưởng không khí vui tươi hàng ngày Mười thích phút chót dương này Tuỳ nghi biện lễ, chớ vay mượn nhiều ***
‘Tinh thần hiệp sĩ’ được hiểu là những phẩm chất như: Trọng danh dự, lòng trung thành, dũng cảm, sự hào phóng và sẵn sàng bảo vệ kẻ yếu. Mặc dù tên và khái niệm nghe có vẻ cổ hủ nhưng nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, dưới nhiều hình thức khác nhau. 'Tinh thần hiệp sĩ' là gì? Một số những nhân vật lịch sử biểu trưng cho “Tinh thần hiệp sĩ” là Vua Arthur, ngài Galahad, và các Hiệp sĩ Bàn tròn. Khi nhắc tới tinh thần hiệp sĩ, người ta có thể hình dung một quý ông thời Victoria bảo vệ danh dự của một quý bà trước những lời xúc phạm của một nhân viên phục vụ. Những người khác có thể nghĩ đến việc đàn ông mở cửa cho phụ nữ hoặc kéo ghế và mời cô ấy ngồi trong nhà hàng.
Từ lâu, người Sài Gòn đã rất khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn. Mọi người vẫn đinh ninh rằng đó là tập họp của một công trình có sự đóng góp trí tuệ của nhiều người, một Hội đồng gồm nhiều: học giả, sử gia, nhà văn uy tín… Nhưng thật sự bất ngờ khi được biết kiệt tác lịch sử này đã được hoàn thành bởi một công chức...! Người đó là Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh-Sài Gòn. Ông Ngô Văn Phát, Nhà văn – bút hiệu Thuần Phong, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu....! Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 Pháp bàn giao chính quyền cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Một danh sách những bản nhạc mùa thu BM Thưởng thức âm nhạc phù hợp với phong cảnh mùa thu. Với nghệ sĩ, thời điểm giao mùa là thứ khiến cho xúc cảm thăng hoa mãnh liệt, và sự giao mùa dường như luôn biết cách làm mới mỗi chúng ta. Trong âm nhạc, sự giao mùa cũng là niềm cảm hứng bất tận để những bài hát nổi tiếng và những tác phẩm kinh điển được viết nên. Bằng chứng là nhiều nhà soạn nhạc của dòng nhạc cổ điển như Antonio Vivaldi, Pyotr Ilyich Tchaikovsky, Joseph Haydn, Alexander Glazunov, Vaughan Williams và một vài tác giả của dòng nhạc đương đại đã khoác lên những tác phẩm của họ màu sắc của các mùa trong năm qua những cái tên có thể kể đến như “The Seasons,” hoặc “The Four Seasons”.
Dựa trên nhiều khám phá khảo cổ học, các nhà khoa học đã thừa nhận phụ nữ Viking ở Scandinavia (Bắc Âu) "quyền lực" hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Ra trận Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ chứa hài cốt của các nữ chiến binh Viking. Từ lâu, người ta cho rằng, ngôi mộ cổ ở thị trấn Birka của người Viking thuộc về một người có tầm quan trọng về quân sự. Sau đó, các nghiên cứu toàn diện về DNA cho thấy chiến binh Birka thực chất là một phụ nữ.
Nhà Trắng là nơi làm việc chính thức của của Tổng thống – người quyền lực nhất nước Mỹ, đồng thời đây cũng là nơi ở của ông và gia đình. Tòa nhà này đã có lịch hàng thế kỷ và trở thành biểu tượng quyền lực của người đứng đầu nước Mỹ. Và tất nhiên bản thân nó cũng ẩn chứa rất nhiều bí mật thú vị mà không phải ai cũng biết. Top 14 điều không phải ai cũng biết về Nhà Trắng
bài hát “ĐỪNG EM” Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=55glr5LDysA Ca sĩ: Đoàn Sơn Thơ: Nguyên Khang Nhạc: Mai Phạm Keyboard: Duy Tiến Video: APHUONGFILM – Melbourne, AUSTRALIA Link Youtube : https://youtu.be/55glr5LDysA Link lời bài hát file PDF: https://drive.google.com/file/d/1eb2g_SGvLK3pOXtcYdsge-MfShAd6EGU/view Trân trọng và cám ơn, Mai Pham
Âm nhạc chữa bệnh “Hãy tập trung vào âm thanh của nhạc cụ,” Andrew Rossetti, một nhà nghiên cứu và trị liệu âm nhạc được cấp phép cho biết khi anh gảy các hợp âm trên một cây đàn guitar Tây Ban Nha cổ điển . “Nhắm mắt lại. Hãy nghĩ về một nơi mà bạn cảm thấy an toàn và thoải mái,” Rossetti nó
Trận Xương Giang là trận chiến cuối cùng đặt dấu chấm hết cho toàn bộ cánh quân của Liễu Thăng. Đây là một trong những trận chiến thảm khốc nhưng oanh liệt nhất của toàn bộ cuộc chiến. Chỉ trong vòng 27 ngày đêm (từ ngày 8/10/1427 đến ngày 3/11/1427) mà có sự tham chiến của gần 20 vạn quân từ đôi bên trên một chiến tuyến khoảng 100 km. Trong trận chiến này, chủ lực của quân Minh sang tiếp viện bị thiệt hại gần như toàn bộ và không thể tham chiến nữa.
Khoa học tồn tại vốn là để giúp con người ngày càng tiến bộ hơn, và cũng là để giải đáp những bí ẩn tồn tại trong cuộc sống. Tuy nhiên, đã có rất nhiều lần các chuyên gia bị lạc lối vì chính những thứ họ tìm ra. Những bí ẩn của thế giới đến nay vẫn chưa có lời giải
Bảo Trợ