Công an Phú Yên bắt giữ hai người với cáo buộc "xâm phạm an ninh quốc gia"

24 Tháng Tám 20207:45 CH(Xem: 824)
  • Tác giả :

Công an Phú Yên bắt giữ hai người với cáo buộc "xâm phạm an ninh quốc gia"

RFA
Hình minh hoạ. Ông Phạm Hổ và bà Trần Thị Tuyết Diệu
Hình minh hoạ. Ông Phạm Hổ và bà Trần Thị Tuyết Diệu
blank Photo: RFA

Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Phú Yên hôm 22-8-2020 cho hay, cơ quan này đã bắt tạm giam 2 người ở tỉnh này là ông Phạm Hổ và bà Trần Thị Tuyết Diệu vì các cáo buộc liên quan đến an ninh quốc gia.

Theo TTXVN, ông Phạm Hổ, năm nay 71 tuổi bị bắt với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 2 Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bà Trần Thị Tuyết Diệu, 32 tuổi, bị cáo buộc tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam” theo điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Phú Yên cho biết, theo điều tra ban đầu, ông Phạm Hổ lập trang facebook kết bạn với một số thành viên trong tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do ông Đào Minh Quân ở Mỹ đứng đầu.

Ông Phạm Hổ được cho đã làm thơ, viết bài có nội dung ca ngợi tổ chức này và kêu gọi mọi người tham gia ủng hộ hoạt động của tổ chức, đăng tải công khai trên facebook cá nhân.

Công an cũng cho rằng, từ cuối năm 2019 đến tháng 3-2020, ông Phạm Hổ được một số thành viên của tổ chức gửi cho 2 chiếc điện thoại để liên lạc và 6 cuốn “Hiến pháp Đệ tam Việt Nam Cộng hòa” để ông Hổ đọc và hội luận trên các diễn đàn của tổ chức.

Theo báo Công an, bà Trần Thị Tuyết Diệu, là cựu phóng viên báo Phú Yên.

Từ cuối năm 2017 đến tháng 5-2020, bà Diệu bị cáo buộc đã sử dụng nhiều tài khoản trên các trang mạng xã hội để đăng tải hàng trăm bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung ca ngợi, cổ vũ cho những nhà bất đồng chính kiến mà nhà nước cho là "các đối tượng hoạt động chống phá".

Công an quy kết bà Diệu là đã xúc phạm, bôi nhọ lãnh tụ; xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của đảng Cộng sản, pháp luật của nhà nước; xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam; phỉ báng, kích động lật đổ chính quyền nhân dân; đưa thông tin sai sự thật về các cơ quan thực thi pháp luật trên mạng xã hội.

Theo tổ chức Người bảo vệ nhân quyền, trong những năm gần đây lực lượng công an đã nhiều lần sách nhiễu bà Diệu, thậm chí có lần bà còn bị bắt bởi công an tỉnh Nghệ An và sau đó đã tra tấn bà.

Bà Diệu là Facebooker thứ 12 bị bắt giữ và truy tố từ đầu năm 2020 đến nay với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước".

Hôm 17-8-2020, ông Gareth Ward, Đại sứ Anh Quốc tại Hà Nội khi lên tiếng về phiên tòa xử 8 thành viên nhóm Hiến Pháp đã cho rằng:

"Tôi hy vọng rằng Việt Nam cũng sẽ thay đổi cách nhìn nhận với những người cổ vũ cho tự do ngôn luận và một nền báo chí tự do, coi đây không phải mối đe dọa mà là những đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và sẽ giúp Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn"
Theo RFA


CSVN kiểm soát, siết chặt Google và Facebook hơn nữa

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhà cầm quyền CSVN gia tăng áp lực với các công ty mạng Google, Facebook, ép họ phải “chặn, gỡ thông tin” bị coi là “xấu, độc” đối với chế độ độc tài và kỳ tham nhũng.

Báo điện tử VNExpress của Bộ Thông Tin và Truyền Thông CSVN cho hay chế độ Hà Nội đang chuẩn bị sửa đổi lại “Nghị định 181 quy định chi tiết Luật Quảng Cáo.” Lý do thấy viện dẫn là những kiểm soát, chế tài hiện tại dù đã là ngặt nghèo nhưng vẫn “còn thiếu, chưa đủ sức răn đe cũng như chưa khả thi trong thực tế.”

VN-internet

CSVN gia tăng áp lực với các công ty Google, Facebook. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

“Nghị định 181 quy định chi tiết Luật Quảng Cáo” có từ năm 2013, chi tiết hóa thi hành “Luật Quảng Cáo” ban hành năm trước đó về các điều kiện kinh doanh dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam. Quảng cáo trên các mạng xã hội thời đó vẫn chưa mấy thịnh hành, các doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với Google (YouTube) và Facebook mà chế độ Hà Nội không làm gì được, từ lấy tiền thuế dịch vụ đến nội dung “xấu độc” với chế độ.

Sau nhiều lần thúc ép, mấy năm gần đây, các công ty Google, Facebook đã gia tăng gỡ bỏ hoặc ngăn chặn các clip hoặc bài viết đả kích hoặc vạch cái lưng xấu xí của chế độ độc tài đảng trị, nhưng vẫn không hết. Nay lại sửa cái nghị định kể trên không ngoài mục đích siết chặt hơn nữa. Vừa là giúp chế độ lấy thêm tiền thuế dịch vụ, vừa ngăn chặn kỹ lưỡng hơn các thứ thông tin “ngoài luồng.”

Theo VNExpress, Bộ Thông Tin và Truyền Thông CSVN, qua sửa đổi “bổ sung nhiều quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới như Facebook, Google tại Việt Nam. Trong đó, các đơn vị này phải chủ động rà soát, kiểm tra sản phẩm để không vi phạm Luật Quảng Cáo và nộp thuế theo quy định.” Đồng thời “đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ phải ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm theo yêu cầu của Bộ Thông Tin và Truyền Thông, cũng như các cơ quan chức năng có thẩm quyền.”

Theo đó, khoản điều 13 của bản dự thảo sửa đổi nghị định 181 về “Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam” thấy viết là “Thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ xử lý thông tin vi phạm theo yêu cầu của Bộ Thông Tin và Truyền Thông và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.”

blank
Nhà báo độc lập Trương Duy Nhất bị CSVN kết án tù 10 năm vì những bài viết đả kích chế độ độc tài, đảng trị và cực kỳ tham nhũng tại Việt Nam trên mạng xã hội. (Hình: VNA/AFP/Getty Images)

Theo VNExpress, năm ngoái, chế độ Hà Nội đã ép “15 doanh nghiệp lớn trong nước dừng quảng cáo YouTube (nền tảng chia sẻ video của Google) do bị gắn quảng cáo vào các video có nội dung phản động.”

Vì chỉ có 45% doanh thu quảng cáo của Google và 30% Facebook thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam, phần còn là ký trực tiếp nên chế độ Hà Nội mất khoản thuế dịch vụ rất lớn.

Hồi Tháng Tư vừa qua, Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) cho hay, công ty Facebook đã khuất phục trước áp lực của chế độ Hà Nội khi họ phải đồng ý gia tăng gỡ bỏ các thông tin, bài viết hoặc những buổi phát trực tiếp (live stream) bị nhà cầm quyền CSVN yêu cầu.

Bây giờ, CSVN chính thức hóa những đòi hỏi đó bằng văn bản có hiệu lực luật pháp.

Chỉ số về tự do báo chí quốc tế mà Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) công bố năm nay xếp hạng CSVN thứ 175 trên 180 nước được khảo sát, tức ở cuối bảng cùng với những nước Cộng Sản cuồng tín hay độc tài quân phiệt như Bắc Hàn, Trung Quốc, Iran, Syria, Cuba và Lào. (TN)
Nguoi-viet.com



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.
“Ở Việt Nam không có các tổ chức tư nhân, không có các hội đoàn tư nhân, mà mọi hội đoàn muốn thành lập đều phải được nhà nước cấp phép. Nhà nước cho phép hoạt động thì cũng sẽ phải cấp ngân sách cho nó. Cho nên, gần đây có rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải có luật lập hội. Hiện nay luật lập Hội vẫn chưa có. Và khi đã có luật lập hội thì cá nhân có thể lập hội và hoạt động theo luật pháp, và đương nhiên là nhà nước không phải trợ cấp tiền cho họ, phải tự tạo ra chi phí của mình một cách hợp pháp. Phải để cho các hội đoàn tự tìm cách gây quỹ tạo kinh phí để hoạt động, nhà nước không nên cấp tiền.”
Tiếp tục tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư thay đổi thói quen, tập quán, thay vì mai táng, chuyển sang hỏa táng... nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm đất, chi phí... Kêu gọi vừa nêu được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đưa ra tại Hội nghị công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu lên tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2021 là cần có cơ chế khuyến khích để huy động nguồn lực trong dân, nhất là vàng, ngoại tệ, như vay tương đương vốn ODA. Xin được nhắc lại nguồn vốn ODA (Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài với các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.
Bạn trẻ Đăng Quang hối hả hòa vào dòng người đông đúc ở Sài Gòn, sau ngày làm việc cuối cùng của năm 2020 để kịp về nhà đón phút giao mùa mừng năm mới 2021. Chia sẻ với RFA mà không mất thời gian suy nghĩ khi chúng tôi liên lạc, Đăng Quang nói rằng bạn có ước vọng tất cả mọi người trên toàn thế giới được sức khỏe và cơn đại dịch COVID-19 được khống chế trong năm 2021. Đăng Quang tâm tình rằng dù cuộc sống gặp không ít khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, nhưng bạn thấy mình may mắn vì vẫn còn được nói, cười, nhìn thấy được người thân
Hôm 30 tháng 12 năm 2020, báo chí Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa thông tin về phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật". Thông tin này được loan dựa trên Quyết định 1722/QĐ-TTg Về việc ban hành danh mục bí mật Nhà nước của Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 3 tháng 11 năm 2020. Ngoài thông tin về an ninh, quốc phòng hay công tác đối ngoại, đối nội của đảng thuộc loại Tuyệt mật, môt số thông tin về nhân sự hay kỷ luật nhân sự trong đảng cũng thuộc loại Tuyệt mật.
Tại Hà Nội vào đầu năm nay, một người phụ nữ có xuất thân nghèo khổ phải đi đến một quyết định dù cuộc sống của cô phải chịu đảo lộn. Hoàn cảnh khó khăn, chồng đau ốm, bản thân cô còn phải lo cho cha mẹ già và con nhỏ. Trong khi đó không có, nên cô đã quyết định sang Đài Loan lao động. Ngày 28 tháng 5, cô bước vào phòng khám sức khỏe để xin giấy chứng nhận; đây là một điều kiện trong quy trình làm thủ tục đi lao động ở nước ngoài. Với kết quả tốt, ngày 4 tháng 9 cô đã lên máy bay, xuất cảnh sang Đài Bắc và không lâu sau đó, bắt đầu làm việc để gửi tiền về nuôi gia đình ở quê nhà.
Hơn 3 tháng sau khi một số bị cáo trong phiên tòa xét xử người dân xã Đồng Tâm đã được giảm án và trả tự do, những người này cho biết đến nay vẫn bị ám ảnh, hoảng loạn, mất ngủ bởi những gì họ trải qua trong lúc bị tạm giam. Bà Lê Thị Oanh, một người dân Đồng Tâm, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 20 tháng 12. “Sau phiên sơ thẩm thì 14 người được về. Khi họ về họ bảo, họ không giám nói. Người dân ra đón ở đầu làng đêm hôm sau phiên tòa sơ thẩm thì ai cũng nói là không bị đánh, không bị làm sao cả”.
Một trong những phiên tòa xét xử giới chức lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam trong năm 2020, được dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều có thể nói là trường hợp cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung. Ông bị đưa ra xử theo cáo buộc “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Cựu Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung bị khởi tố và bắt giam hồi cuối tháng 8 và phiên xử được tiến hành vào trung tuần tháng 12.
Tám Dân biểu Mỹ hôm 18/12 kêu gọi gọi Bộ Ngoại giao và Tài chính Mỹ thực hiện các chế tài cấm vận của Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với những công an Hà Tĩnh, những người đã tra tấn nhà báo Nguyễn Văn Hoá, người bị kết án tù 7 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong phiên toà năm 2017. Nguyễn Văn Hoá là cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA). Vào tháng 11 năm 2016, Hoá đã bị an ninh đánh đập, tịch thu thiết bị khi đang làm việc cho RFA. Khi bị giam giữ, Hoá lại bị tra tấn, ép phải ký biên bản hỏi cung.
Bảo Trợ