Chúa Nhật 21 Thường Niên, Năm A Các Bài Suy Niệm & Chú Giải Lời Chúa

21 Tháng Tám 20204:49 SA(Xem: 1542)

CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN, NĂM A
Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Lời Chúa: Is 22, 19-23; Rm 11, 33-36; Mt 16, 13-20

blank

 

Các bạn nói Chúa Giêsu là ai? – Charles E. Miller

MỤC LỤC
  1. Đức tin vững như tảng đá – ViKiNi
  2. Tôi cũng là người Công Giáo
  3. Ý Chúa
  4. Lời tuyên tín giá trị – Huệ Minh
  5. Đức Yêsu là tất cả
  6. Nhận ra Đức Kitô
  7. Phần quan trọng của cơ thể – Lm Jos. Tạ Duy Tuyền
  8. Xây dựng cuộc đời trên lời Chúa
  9. Tôi đang tìm kiếm gì? – Lm Jos. Tạ Duy Tuyền
  10. Suy niệm của Lm. Anthony Trung Thành
  11. Trở nền Tảng Đá sống động – AM. Trần Bình An
  12. Đá tảng xây dựng Hội Thánh tại gia
  13. Trở nên “đá tảng” xây dựng Hội Thánh tại gia
  14. Đá Tảng Phêrô – Quyền bính vững chắc
  15. Đi sau Chúa – Lm. Phêrô Bùi Quang Tuấn
  16. Đức Kitô, Ngài Là Ai?
  17. Đêm dài nhất của Phêrô – Thiên Phúc
  18. Suy niệm và chú giải của Lm. Inhaxio Hồ Thông
  19. Suy niệm của Lm. Trầm Phúc
  20. Đá Tảng thật, Đá Tảng dỏm – Lm. Anmai
  21. Ngài là Đức Kitô!
  22. Thầy là ai?
  23. Thầy là Đấng Kitô
  24. Người ta bảo Con Người là ai?
  25. Suy niệm của Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy
  26. Hồng ân và trách nhiệm
  27. Các con cho Thầy là ai
  28. Phêrô là Đá: Đá quy tụ, Đá hợp nhất
  29. Yêu mến Hội Thánh
  30. Niềm Tin: Chúa là ai? – Lm. Louis M. Nhiên,CRM
  31. Trụ cột của đức tin – Lm. Giuse Nguyễn Thể Hiện
  32. Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Quốc Quang
  33. Trên tảng đá này
  34. Hội Thánh của Chúa
  35. Suy niệm của Lm. Jos Nguyễn Thái
  36. Đối với bạn, Đức Giêsu Kitô là ai?
  37. Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa
  38. Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa hằng sống
  39. Đối với tôi, Đức Giêsu làai?
  40. Phêrô tuyên tín – R. Veritas
  41. Sống đức tin
  42. Một ngôi nhà xây trên đá cứng
  43. Suy niệm của Lm. Phêrô Nguyễn Hương
  44. Các bạn nói Chúa Giêsu là ai? – Charles E. Miller
  45. Ngọc trong đá
  46. Ủng hộ Giáo hoàng và chống Giáo hoàng
  47. Thầy là Đức Kitô
  48. Khúc rẽ quyết định
  49. Suy niệm của JKN
  50. Giáo Hội
  51. Người Kitô hữu
  52. Thầy là ai?
  53. Thầy là ai?
  54. Đức Giêsu Kitô là ai?
  55. Tuyên xưng
  56. Đức tin – Nền tảng của toà nhà Giáo Hội
  57. Các con bảo Thầy là ai?
  58. Con Người là ai? – Lm Trọng Thưởng
  59. Chìa khoá Nước Trời
  60. “Con Thiên Chúa hằng sống”
  61. Giáo Hội xây trên tảng đá đức tin của Phêrô
  62. Người Kitô hữu
  63. Cơ chế hữu hình – Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
  64. Suy niệm của Jos. Vinc. Ngọc Biển
  65. Suy niệm Lời Chúa các ngày trong Tuần 21 TN
  66. Nhận lãnh trách nhiệm Chúa trao
  67. Đức Giêsu Kitô và Thánh Phêrô
  68. Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt
  69. Phêrô tuyên xưng đức tin – Fiches Dominicales
  70. Suy niệm của Noel Quession
  71. Nhận biết và yêu mến Thiên Chúa
  72. Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống

(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’)

Khi vị tổng thống Hoa Kỳ làm một cuộc họp báo, các phóng viên sẽ đưa ra một số lớn câu hỏi. Hầu như mọi điều do Tổng thống nói đều là những tin tức đáng giá không phải vì lời của Tổng thống sâu xa hay sẽ thay đổi các biến cố trên thế giới nhưng đơn giản chỉ vì ông ta là Tổng thống. Ngay sau khi ông xuống khỏi chức vụ, ông sẽ chẳng còn hấp dẫn mấy với những phương tiện truyền thông đại chúng nữa.

Một con người là ai sẽ làm cho mọi chuyện ra khác lắm. Đó là lý do vì sao Chúa Giêsu đặt câu hỏi về chính mình khi Người hỏi các môn đệ, phần các con bảo Thầy là ai? Phêrô hành động như một vị phát ngôn cho tất cả các tông đồ, ông không mắc phải sai lầm như những người khác nghĩ Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả hay một tiên tri nào khác đã trở lại trái đất này. Phêrô đã tuyên bố cách trang trọng: “Thầy là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa hằng sống”.

Tuyên bố của thánh Phêrô có hai phần: trước hết, ông nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Câu trả lời này là sự xác tín của các môn đệ. Niềm hy vọng một Đấng Mêsia đã trở nên nồng cháy và rõ ràng trong suốt thời cai trị của vua Đavít, đặc biệt là qua tiên tri Nathan vào thế kỷ thứ X trước công nguyên. Niềm hy vọng này đã lớn lên cách mạnh mẽ vào thời Chúa Giêsu, một số người đã trông đợi Đấng Mêsia xuất hiện vào bất cứ lúc nào. Bây giờ các tông đồ đặt trọng tâm niềm hy vọng của mình vào Chúa Giêsu.

Nhưng phần hai lời tuyên bố của thánh Phêrô đã làm kinh ngạc mọi người có mặt ở đấy. Thánh Phêrô tuyên bố rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, không phải bằng cảm giác mà người ta có thể xác định được đức tin của một người nào, nhưng chỉ có một cách duy nhất người ta có thể áp dụng vào một mình Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhấn mạnh không phải do con người đã tỏ lộ cho Phêrô biết điều này, nhưng Người không bằng lòng với cách nói đơn giản: “Thiên Chúa đã mạc khải điều đó”. Người tuyên bố cách rõ ràng: “Chính Cha Thầy ở trên trời đã mạc khải điều này”.

Kiểu ngôn ngữ này làm cho các tông đồ kinh ngạc, Chúa Giêsu đặt nền tảng cho sự thật đáng sợ Thiên Chúa là Cha của Người, rằng Người thật sự là Con Thiên Chúa, không thể mơ hồ hay phân tích cách nào khác nhưng chỉ có một ý nghĩa được chuyển trao cho trí hiểu của cả nhân loại.

Trong việc đáp lại sự diễn tả đức tin của Phêrô, Chúa Giêsu đã nói những lời nổi tiếng này: “Con là Đá trên Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”. Sự nối kết giữa chân lý Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và Giáo hội được đặt nền tảng trên đá thì không có gì làm thay đổi được. Đúng hơn nó trở thành một sứ vụ chắc chắn của Giáo hội để làm rõ ràng, để dạy dỗ và sống theo chân lý Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.

Ý nghĩa này đã được các công đồng sơ khai của Giáo hội (mà Công đồng Vaticano II là Công đồng thứ 21) đã xác định cách rõ ràng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Qua những thế kỷ, Giáo hội vẫn tiếp tục giảng dạy cho mỗi thế hệ người công giáo mới, để làm cho lời tuyên xưng đức tin của thánh Phêrô trở nên chính họ, như chúng ta cũng phải làm cho lời tuyên xưng ấy trở nên chính chúng ta vậy. Chúng ta tin Chúa Giêsu là Đấng Mêsia đại diện của Thiên Chúa. Chúa Giêsu thật sự là Người Con duy nhất của Thiên Chúa, ngang với Đức Chúa Cha trong mọi sự. Sự đồng nhất thật sự này của Chúa Giêsu là những gì làm cho những lời của Người trở nên quý giá cho chúng ta và những hành động của Người thì vô giá.

Sự đồng nhất thật sự này của Chúa Giêsu cũng là những gì làm cho mọi sự Người đã làm, làm đẹp lòng Cha người và mang lại ơn cứu độ cho chúng ta. Mọi sự nơi Chúa Giêsu tuôn trào từ sự đồng nhất thật sự này.

Ôi, sự khôn ngoan và hiểu biết của Thiên Chúa sâu xa biết bao, đã mạc khải cho chúng ta sự đồng nhất của Chúa Giêsu. Đây là chân lý được củng cố trên thế gian và còn tiếp tục trên thiên đàng cho đến đời đời.


Giaophanvinh.net

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, NĂM C Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Gr 33,14-16; 1Tx 3,12–4,2; Lc 21,25-28.34-36
(1) Thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. (2) Người mở miệng dạy họ rằng: (3) "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. (4) Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. (5) Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an./post 01 Tháng Mười Một 2016 (Xem: 938)/
Yêu tha nhân như chính mình. Thiên Chúa là Đấng vô hình vô ảnh ta không thấy được. Ta nói yêu mến Thiên Chúa, điều đó khó mà kiểm chứng được. Nên Thiên Chúa đã ràng buộc điều răn mến Chúa vào điều răn yêu người. Yêu Chúa thì phải yêu tha nhân. Yêu tha nhân là bằng chứng yêu mến Chúa.Chú giải và chia sẻ Tin mừng Chúa Nhật XXXI TN – năm BNguon Lamhong.org
CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Is 53,10-11; Dt 4,14-16; Mc 10,35-45
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Kn 7,1-7; Dt 4,12-13; Mc 10,17-30
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48 Tin Mừng Chúa nhật XXVI thường niên, năm B
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, NĂM B ......đôi khi chúng ta thấy người này người nọ thực sự yêu thương và phục vụ kẻ khác, nhưng họ lại là người vô thần, là người Phật giáo, thì lập tức chúng ta khựng lại. Chúng ta hãy nhớ lời Chúa: Ai yêu thương thì ở trong Thiên Chúa. Tại sao chúng ta lại khăng khăng phải ở trong đạo mới có tình thương. Chắc gì chúng ta những người có đạo lại sống được tốt lành như họ chưa./17 Tháng Bảy 2018(Xem: 1432)/
Trước hết cần đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra khi chúng ta cử hành nghi thức Thánh Thể. Câu trả lời thật đơn giản, đó là bữa tiệc của Chúa, đánh dấu khởi điểm việc Người chịu khổ nạn và cuộc khổ nạn ấy đang trở thành một thực tại giữa chúng ta và vì chúng ta./09 Tháng Sáu 20122:00 CH(Xem: 7616) Tác giả Karl Rahner Giuse - Nguyễn Cao Luật OP chuyển dịch /
CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa - Lời Chúa: Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37 - Người đã hóa thân làm một con người bé nhỏ, nghèo túng, hèn yếu nhất. Để từ nay, ai đón tiếp một người bé nhỏ nhất là đón tiếp chính Người. Ai giúp đỡ một người yếu hèn nhất là giúp đỡ chính Người. Ai yêu mến một người nghèo túng nhất là yêu mến chính Người./17 Tháng Bảy 2018 (Xem: 1663) GP.Vinh/
CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Is 50,5-9a; Gc 2,14-18; Mc 8,27-35/17 Tháng Bảy 2018 (Xem: 1653) /
Bảo Trợ