Chuyện ly kỳ về cô bé duy nhất sống sót sau tai nạn máy bay: Rơi từ độ cao 3000m xuống rừng rậm, đi bộ liên tục trong 10 ngày đêm

21 Tháng Tám 20207:22 SA(Xem: 1635)
Chuyện ly kỳ về cô bé duy nhất sống sót sau tai nạn máy bay: Rơi từ độ cao 3000m xuống rừng rậm, đi bộ liên tục trong 10 ngày đêm

Cơ hội sống sót của Juliane trong khu rừng sâu với những vết thương nặng và những con vật hoang dã xung quanh gần như bằng không. Thế nhưng, bằng sức mạnh kì diệu của mình, cô vẫn sống sót.

Đêm Giáng sinh năm 1971, Juliane Koepcke lên chuyến bay LANSA số 508 cùng mẹ và 84 hành khách khác từ Lima, Peru đi Pucallpa, Peru. Thế nhưng, không may chiếc máy bay đã bị sét đánh trúng khi đang bay trên bầu trời.

Máy bay sau đó chao đảo và mất kiểm soát, những tấm kính vỡ tung thành nhiều mảnh và Juliane vẫn đang ngồi trên chiếc ghế của mình, nhanh chóng nhận ra đang bị hút ra khỏi máy bay và rơi tự do. Cô rơi xuống rừng rậm Amazon từ độ cao 3000m, xuyên qua những tán lá dày.

Chuyện ly kỳ về cô bé duy nhất sống sót sau tai nạn máy bay: Rơi từ độ cao 3000m xuống rừng rậm, đi bộ liên tục trong 10 ngày đêm - Ảnh 1.

Khi tỉnh dậy, Juliane chỉ có một mình giữa rừng già, cô độc và sợ hãi. Không có bất kì ai ở cạnh và có vẻ như không còn ai sống sót sau chuyến bay. Cô nhận thấy mình bị chấn động mạnh, gãy xương đòn và có vết cắt sâu ở tay và chân, còn mắt trái cô sưng húp.

Cô không có bất kì vật dụng sinh tồn nào trên người. Cô cũng bị mất kính, một chiếc giày và đang mặc một chiếc váy không có tác dụng bảo vệ cô khỏi rắn, nhện và muỗi.


Cơ hội sống sót của Juliane trong khu rừng sâu với những vết thương nặng và những con vật hoang dã xung quanh gần như bằng không. Thế nhưng, bằng sức mạnh kì diệu của mình, cô vẫn sống sót.

Cô đi bộ 10 ngày trong rừng, chiến đấu với côn trùng, vết thương ngày một lở loét và thậm chí đói đến lả cả người. Ngày cuối, cô tìm thấy một chiếc thuyền nhỏ và một căn chòi bên sông. Juliane dùng sức mạnh cuối cùng lê mình vào căn chòi và bất tỉnh.

Chuyện ly kỳ về cô bé duy nhất sống sót sau tai nạn máy bay: Rơi từ độ cao 3000m xuống rừng rậm, đi bộ liên tục trong 10 ngày đêm - Ảnh 2.

Ngày hôm sau, một nhóm người đi rừng ở Peru đã tìm thấy cô và đưa cô đến thị trấn gần đó.

Juliane Koepcke đã trở thành người nổi tiếng chỉ sau một đêm và được biết đến với biệt danh là "cô gái thần kì". Cô nhận được hàng trăm lá thư từ những người chưa từng gặp với những lời hỏi thăm và động viên. Đây được coi là một hành động sinh tồn phi thường mà thế giới chưa từng thấy trước đây.


Trong một cuộc phỏng vấn, Juliane nói rằng: "Thật là kỳ lạ. Một số bức thư chỉ đơn giản đề là "Juliane - Peru" nhưng tất cả chúng đều tìm được đường đến với tôi".

Hành trình từ cõi chết trở về

Juliane vẫn còn nhớ khoảnh khắc kinh hoàng khi những tia sét sáng lấp lánh bao quanh máy bay. Cô nói: "Khi nhìn thấy những tia sét quanh máy bay, tôi đã rất hoảng sợ. Tôi và mẹ nắm tay nhau nhưng không ai nói với ai câu nào. Những hành khách khác bắt đầu khóc và la hét."

Mẹ tôi nói rất bình tĩnh: "Rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi". Đó là những lời cuối cùng mà tôi nghe được từ mẹ mình."

Ngay sau đó, chiếc máy bay mất lái và lao vô định trong không trung, kính vỡ ra thành nhiều mảnh. Trời tối đen kịt, mọi người xung quanh la hét như tận thế và Juliane thấy mình bị đẩy ra khỏi máy bay và rơi tự do khi vẫn đang ngồi trên ghế.

Chuyện ly kỳ về cô bé duy nhất sống sót sau tai nạn máy bay: Rơi từ độ cao 3000m xuống rừng rậm, đi bộ liên tục trong 10 ngày đêm - Ảnh 3.

Nếu có bất cứ điều gì đứng về phía Juliane, thì đó chính là sự giáo dục của cha mẹ cô. Cha mẹ Juliane làm việc tại một trạm nghiên cứu ở Amazon và cô đã học được một số kỹ năng sinh tồn cơ bản để sống sót trong "địa ngục xanh", một tên gọi khác của rừng rậm Amazon.

Có 3 bài học cơ bản mà Juliane học được từ cha là nhà động vật học và mẹ là nhà điểu học. Điều đầu tiên đó là không phải những động vật lớn mà là côn trùng, nhện, kiến, ruồi và muỗi sẽ giết chết bạn. Điều thứ hai, hãy đi tìm một con sông, đó là nơi bạn có thể tìm thấy con người. Và thứ ba, đừng ăn bất kì loại trái cây nào trong rừng, có thể chúng chứa chất độc.

Tại hiện trường vụ tai nạn, Juliane tìm thấy một túi nhỏ bên trong chứa một ít thức ăn khô. Đó là thứ duy nhất cô ăn trong 10 ngày đi lang thang trong rừng. Juliane cũng tìm thấy một con lạch và đi bộ ở dưới nước vì đó là cách an toàn nhất để không bị động vật cắn.

Đôi khi, Juliane phát hiện thấy một con cá sấu đang tiến gần đến mình, nhưng cô biết rằng cá sấu sẽ không tấn công người trừ khi bị khiêu khích.

Trời nóng và mưa liên tục, chiếc váy ngắn của cô không hề phù hợp để đi rừng. Vết thương trên cánh tay của Juliane cũng đã bị nhiễm trùng và chỉ vài ngày sau những con giòi đã xâm nhập vào. Cô mệt mỏi, đau đớn và thậm chí bị ảo giác, nhưng lý trí vẫn bảo cô tiếp tục đi.

Vào ngày thứ 4, Juliane tìm thấy thi thể của ba hành khách. Đó là một cảnh tượng kinh hoàng mà đến tận bây giờ đôi khi cô vẫn nằm mơ thấy. May mắn rằng mẹ cô không phải là một trong số họ.

Cuối cùng, đến ngày thứ 10 men theo con lạch, cô đã bắt gặp một túp lều lợp bằng lá cọ, một động cơ gắn ngoài và một ít xăng. Cô đổ xăng lên vết thương có giòi bọ đang bu quanh, đây cũng là một bài học khác mà cô học từ cha mình. Mặc dù vô cùng đau đớn nhưng lũ giòi đã chết vì xăng.

Ngay sau khi tìm được một chỗ khá an toàn, cô ngất lịm.

Ngày hôm sau, Juliane được cứu bởi một nhóm người đi rừng. Họ đưa cô đến thị trấn gần đó và đưa cô vào bệnh viện. Cô là người sống sót duy nhất sau vụ tai nạn máy bay.

Juliane kể lại sau khi được cứu thoát rằng: "Đến ngày thứ 10, tôi không thể đứng vững được nữa. Tôi cảm thấy rất cô đơn, giống như tôi đang ở trong một vũ trụ khác, cách rất xa loài người. 

Tôi nghĩ rằng tôi đã bị ảo giác khi nhìn thấy một con thuyền thực sự lớn. Khi tôi chạm vào nó và nhận ra nó là thật, điều đó giống như một mũi tiêm adrenaline. 

Sau đó, tôi thấy một con đường nhỏ đi vào rừng, nơi có một túp lều lợp bằng lá cọ, một động cơ và một ít xăng. Tôi bị thương khá nặng ở cánh tay phải, nó bị nhiễm trùng và có những con giòi dài khoảng 1cm. Tôi nhớ con chó của chúng tôi đã từng bị nhiễm trùng như vậy và bố tôi đã đổ dầu hỏa vào, nên tôi cũng lấy xăng ra và nhỏ vào vết thương.

Cơn đau càng trở nên dữ dội hơn khi những con giòi cố gắng tiến sâu hơn vào vết thương. Tôi đã lôi ra khoảng 30 con giòi và rất tự hào về bản thân. Tôi quyết định qua đêm tại đây.

Ngày hôm sau, tôi loáng thoáng nghe thấy có tiếng vài người đàn ông ở bên ngoài. Tôi cảm tưởng như đang nghe thấy tiếng nói của các thiên thần vậy."

Làm thế nào mà Juliane có thể sống sót một cách kì diệu đến vậy?

Khả năng sống sót của Juliane là một chủ đề được bàn tán sôi nổi.

Một số người cho rằng dây an toàn của Julian đã giúp cô giảm thiểu được tác động của lực khi rơi xuống đất và tính mạng của cô có thể đã được cứu do sức mạnh của cơn bão cùng những tán lá cây dày mà cô rơi vào.

Chuyện ly kỳ về cô bé duy nhất sống sót sau tai nạn máy bay: Rơi từ độ cao 3000m xuống rừng rậm, đi bộ liên tục trong 10 ngày đêm - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, sự huấn luyện mà cô học được từ cha mẹ mình đã giúp cô sống sót 10 ngày trong rừng sâu. Mặc dù nhiều người đều thừa nhận rằng ngay cả những người đi rừng nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó có thể sống sót trong rừng rậm Amazon khi mà không có bất kì thiết bị hay biện pháp bảo vệ nào.

Một số người khác cũng cho rằng, chính suy nghĩ duy nhất của Juliane là chỉ tập trung vào việc tìm kiếm sự giúp đỡ đã khiến não bộ của cô không bị phân tâm vì sợ hãi hay hoảng loạn.

Dù lý dó là gì, câu chuyện về sự sống sót của Juliane Koepcke đã cho chúng ta một bài học quý giá: Chính thái độ tinh thần của chúng ta sẽ quyết định tương lai của chúng ta.

Tất cả chúng ta đều có thể bị đánh gục khi trải qua những mất mát trong cuộc sống. Chìa khóa để sống sót qua những khoảnh khắc đau đớn đó là chỉ cần cố gắng và tiếp tục cho đến khi chúng ta vượt qua những đám mây đen và đạt được mục tiêu của mình.

(Nguồn: Medium, CNN, Business Insider)  Theo Z Pháp luật và bạn đọc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 THÍCH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Một thích trong túi có tiền Ai mời hiếu, hỷ ...khỏi phiền cháu con Hai thích được bát canh ngon Cao lương chẳng thiết bởi còn răng đâu Ba thích Con, Cháu, Rể, Dâu Gia phong giữ nếp hàng đầu Hiếu - Trung Bốn thích thoả mãn riêng - chung Ăn riêng nhưng vẫn vui cùng cháu con Năm thích Làng phố vuông tròn Đói no - Sướng khổ - Mất còn....có nhau Sáu thích sống thọ chết mau Ốm lâu con khổ lại đau thân mình Bảy thích xã hội gia đình Bạc cờ. ma tuý..... thực tình tránh xa Tám thích mồ mả ông cha Xây cất tôn tạo ít ra bằng người Chín thích đầy ắp tiếng cười Được hưởng không khí vui tươi hàng ngày Mười thích phút chót dương này Tuỳ nghi biện lễ, chớ vay mượn nhiều ***
‘Tinh thần hiệp sĩ’ được hiểu là những phẩm chất như: Trọng danh dự, lòng trung thành, dũng cảm, sự hào phóng và sẵn sàng bảo vệ kẻ yếu. Mặc dù tên và khái niệm nghe có vẻ cổ hủ nhưng nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, dưới nhiều hình thức khác nhau. 'Tinh thần hiệp sĩ' là gì? Một số những nhân vật lịch sử biểu trưng cho “Tinh thần hiệp sĩ” là Vua Arthur, ngài Galahad, và các Hiệp sĩ Bàn tròn. Khi nhắc tới tinh thần hiệp sĩ, người ta có thể hình dung một quý ông thời Victoria bảo vệ danh dự của một quý bà trước những lời xúc phạm của một nhân viên phục vụ. Những người khác có thể nghĩ đến việc đàn ông mở cửa cho phụ nữ hoặc kéo ghế và mời cô ấy ngồi trong nhà hàng.
Từ lâu, người Sài Gòn đã rất khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn. Mọi người vẫn đinh ninh rằng đó là tập họp của một công trình có sự đóng góp trí tuệ của nhiều người, một Hội đồng gồm nhiều: học giả, sử gia, nhà văn uy tín… Nhưng thật sự bất ngờ khi được biết kiệt tác lịch sử này đã được hoàn thành bởi một công chức...! Người đó là Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh-Sài Gòn. Ông Ngô Văn Phát, Nhà văn – bút hiệu Thuần Phong, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu....! Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 Pháp bàn giao chính quyền cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Một danh sách những bản nhạc mùa thu BM Thưởng thức âm nhạc phù hợp với phong cảnh mùa thu. Với nghệ sĩ, thời điểm giao mùa là thứ khiến cho xúc cảm thăng hoa mãnh liệt, và sự giao mùa dường như luôn biết cách làm mới mỗi chúng ta. Trong âm nhạc, sự giao mùa cũng là niềm cảm hứng bất tận để những bài hát nổi tiếng và những tác phẩm kinh điển được viết nên. Bằng chứng là nhiều nhà soạn nhạc của dòng nhạc cổ điển như Antonio Vivaldi, Pyotr Ilyich Tchaikovsky, Joseph Haydn, Alexander Glazunov, Vaughan Williams và một vài tác giả của dòng nhạc đương đại đã khoác lên những tác phẩm của họ màu sắc của các mùa trong năm qua những cái tên có thể kể đến như “The Seasons,” hoặc “The Four Seasons”.
Dựa trên nhiều khám phá khảo cổ học, các nhà khoa học đã thừa nhận phụ nữ Viking ở Scandinavia (Bắc Âu) "quyền lực" hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Ra trận Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ chứa hài cốt của các nữ chiến binh Viking. Từ lâu, người ta cho rằng, ngôi mộ cổ ở thị trấn Birka của người Viking thuộc về một người có tầm quan trọng về quân sự. Sau đó, các nghiên cứu toàn diện về DNA cho thấy chiến binh Birka thực chất là một phụ nữ.
Nhà Trắng là nơi làm việc chính thức của của Tổng thống – người quyền lực nhất nước Mỹ, đồng thời đây cũng là nơi ở của ông và gia đình. Tòa nhà này đã có lịch hàng thế kỷ và trở thành biểu tượng quyền lực của người đứng đầu nước Mỹ. Và tất nhiên bản thân nó cũng ẩn chứa rất nhiều bí mật thú vị mà không phải ai cũng biết. Top 14 điều không phải ai cũng biết về Nhà Trắng
bài hát “ĐỪNG EM” Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=55glr5LDysA Ca sĩ: Đoàn Sơn Thơ: Nguyên Khang Nhạc: Mai Phạm Keyboard: Duy Tiến Video: APHUONGFILM – Melbourne, AUSTRALIA Link Youtube : https://youtu.be/55glr5LDysA Link lời bài hát file PDF: https://drive.google.com/file/d/1eb2g_SGvLK3pOXtcYdsge-MfShAd6EGU/view Trân trọng và cám ơn, Mai Pham
Âm nhạc chữa bệnh “Hãy tập trung vào âm thanh của nhạc cụ,” Andrew Rossetti, một nhà nghiên cứu và trị liệu âm nhạc được cấp phép cho biết khi anh gảy các hợp âm trên một cây đàn guitar Tây Ban Nha cổ điển . “Nhắm mắt lại. Hãy nghĩ về một nơi mà bạn cảm thấy an toàn và thoải mái,” Rossetti nó
Trận Xương Giang là trận chiến cuối cùng đặt dấu chấm hết cho toàn bộ cánh quân của Liễu Thăng. Đây là một trong những trận chiến thảm khốc nhưng oanh liệt nhất của toàn bộ cuộc chiến. Chỉ trong vòng 27 ngày đêm (từ ngày 8/10/1427 đến ngày 3/11/1427) mà có sự tham chiến của gần 20 vạn quân từ đôi bên trên một chiến tuyến khoảng 100 km. Trong trận chiến này, chủ lực của quân Minh sang tiếp viện bị thiệt hại gần như toàn bộ và không thể tham chiến nữa.
Khoa học tồn tại vốn là để giúp con người ngày càng tiến bộ hơn, và cũng là để giải đáp những bí ẩn tồn tại trong cuộc sống. Tuy nhiên, đã có rất nhiều lần các chuyên gia bị lạc lối vì chính những thứ họ tìm ra. Những bí ẩn của thế giới đến nay vẫn chưa có lời giải
Bảo Trợ