ĐTC Phanxicô chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin lễ Đức Mẹ Lên Trời

19 Tháng Tám 20204:50 SA(Xem: 1410)

ĐTC Phanxicô chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin lễ Đức Mẹ Lên Trời

Trưa thứ Bảy, lễ Đức Mẹ Lên Trời, vào lúc 12 giờ, Đức Thánh Cha đã chủ sự đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và du khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trước đây, vào ngày lễ này, các vị tiền nhiệm của ngài vẫn chủ sự đọc Kinh Truyền Tin tại dinh thự mùa hè ở Castel Gandolfo. Từ khi được chọn làm Giáo hoàng, do không đi nghỉ hè ở Castel Gandolfo, từ cửa sổ Dinh Tông Tòa Đức Thánh Cha vẫn chủ sự buổi cầu nguyện với các tín hữu như các ngày Chúa nhật khác. Trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha có bài giáo lý ngắn dành cho các tín hữu

Ngọc Yến - Vatican News

Mẹ Lên Trời: bước nhảy vọt của nhân loại

Trước hết, khởi từ sự tiến bộ của nhân loại trong việc đặt chân lên mặt trăng, Đức Thánh Cha dẫn đến ân sủng Hồn Xác Lên Trời của Đức Mẹ: “Khi con người đặt chân lên mặt trăng, có một câu nói đã trở nên nổi tiếng ‘Một bước tiến nhỏ đối với một người, một bước nhảy vọt cho nhân loại’. Thực tế, nhân loại đã đạt đến một cột mốc lịch sử. Nhưng hôm nay, trong ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời, chúng ta cử hành một sự chinh phục vĩ đại hơn nhiều. Đức Mẹ đã đặt chân lên thiên đàng: Mẹ đến đó không chỉ bằng tinh thần, mà còn bằng thể xác, với tất cả con người của Mẹ. Bước đi của Trinh nữ thành Nazareth nhỏ bé này là bước nhảy vọt của nhân loại. Chúng ta khó đặt chân lên thiên đàng nếu trên Mặt đất chúng ta không sống như anh chị em. Nhưng một người trong chúng ta sống trên Thiên đàng cùng với thân xác mang lại cho chúng ta hy vọng: chúng ta hiểu rằng chúng ta là quý giá, được dành riêng hướng tới phục sinh. Thiên Chúa sẽ không để thân xác chúng ta tan biến. Với Chúa sẽ không có gì bị mất!”

Nơi Đức Maria, mục tiêu đã đạt được

“Nơi Đức Maria, mục tiêu đã đạt được và chúng ta có lý do để bước đi: không phải để có được những điều ở dưới thế này, những thứ tiêu tan, mà là quê hương trên trời. Và Đức Mẹ là ngôi sao dẫn lối cho chúng ta. Như Công đồng dạy: ‘Mẹ chiếu sáng như một dấu chỉ niềm hy vọng vững vàng và niềm an ủi cho Dân Chúa trong cuộc lữ hành’" (Lumen gentium, 68).

Mẹ ngợi khen vì Thiên Chúa

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa” (Lc 1,46). Chúng ta thường nghe những lời này, có lẽ chúng ta không còn để ý đến ý nghĩa của những lời này nữa. Và Đức Thánh Cha giải thích: “Ngợi khen có nghĩa là ‘làm điều tuyệt vời’, làm điều vĩ đại. Đức Maria ‘ngợi khen Chúa’: không phải là trong cuộc sống của Mẹ không vấn đề, nhưng Mẹ ngợi khen vì Thiên Chúa. Chúng ta thì ngược lại, chúng ta để cho mình bị ngã quỵ trước khó khăn và sợ hãi! Đức Mẹ thì không phải như vậy, vì Mẹ đặt Chúa là Đấng vĩ đại đầu tiên của cuộc đời. Từ đây, khơi nguồn Ngợi Khen, từ đây niềm vui phát sinh: không phải từ việc không có vấn đề, điều này sớm hay muộn sẽ đến, mà là từ sự hiện diện của Chúa. Bởi vì Chúa vĩ đại. Và nhìn đến những người bé nhỏ”.

Đức Thánh Cha giải thích tiếp: “Thật vậy, Mẹ Maria tự nhận mình nhỏ bé và tán dương những điều cao cả (c. 49) Chúa đã làm cho Mẹ”. Điều cao cả theo Đức Thánh Cha trước hết đó là món quà bất ngờ của sự sống: Đức Maria là một trinh nữ và mang thai; và Elizabeth, người đã già, đang mong có một đứa con. Chúa làm việc kỳ diệu với những người nhỏ bé, với những người không tin mình là vĩ đại nhưng trong cuộc sống lại dành không gian rộng lớn cho Chúa. Ngài mở lòng thương xót đối với những ai tin cậy nơi Ngài và nâng cao những kẻ khiêm nhường. Đức Maria ngợi khen Chúa về điều này.

Tạ ơn Chúa mỗi ngày

Tới đây, áp dụng cho đời sống thiêng liêng của mỗi người Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Chúng ta hãy tự hỏi, chúng ta có nhớ ngợi khen Chúa không? Chúng ta có tạ ơn Chúa vì những điều kỳ diệu Chúa đã làm cho chúng ta không?” Đức Thánh Cha gợi ý một số điều phải tạ ơn Chúa: Cuộc sống mỗi ngày chúng ta lãnh nhận, tình yêu, ơn tha thứ và sự dịu dàng của Chúa. Và còn nữa, Chúa đã ban cho chúng ta Mẹ của Người, anh chị em đồng hành với chúng ta trong cuộc sống. Nếu chúng ta quên đi những điều tốt đẹp, con tim sẽ nhỏ lại. Nhưng nếu, giống như Mẹ Maria, chúng ta nhớ đến những điều vĩ đại mà Chúa làm, nếu ít nhất một lần trong ngày chúng ta ngợi khen Ngài, thì chúng ta tiến một bước dài. Con tim sẽ rộng mở, niềm vui sẽ tăng lên.

Đức Thánh Cha kết thúc bài giáo lý với lời mời gọi: “Chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ là cửa Thiên đàng và bắt đầu mỗi ngày bằng cách ngước nhìn lên trời, hướng về Thiên Chúa, để thưa với Người: “Tạ ơn Chúa!”.
Vatican News

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Tin tức từ Vatian và thế giới
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành một thông điệp video, đề nghị những mô thức đặc biệt cho Đại Hội Gia Đình Thế Giới năm 2022, và kêu gọi các giáo phận hãy có những sáng kiến, kế hoạch đề ra những sáng kiến mới như một phần của sự kiện. (Tin Vatican - Devin Watkins) Trong khi chuẩn bị cho Đại Hội Gia đình Thế giới (WMF) diễn ra vào ngày 22-26 tháng 6 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tín hữu trên toàn cầu hãy tham gia vào Đại Hội thứ 10 này. Trong thông điệp video được công bố vào thứ Sáu (2/7/2021), Đức Thánh Cha cho biết một mô thức mới đang được lên kế hoạch cho Đại Hội Gia đình Thế giới (WMF), được tổ chức tại Rome nhưng cũng được tổ chức mọi nơi trên toàn thế giới. Đức Thánh Cha nói: “Sau khi bị hoãn lại một năm do đại dịch, mong muốn được gặp lại là một khát vọng lớn.
Vatican News (16.4.2021) - Trong sứ điệp gửi các tín đồ Hồi giáo nhân tháng Ramadan, Đức Hồng y Miguel Ayuso Guixot, nhấn mạnh đến niềm hy vọng của những người tin vào tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngài mời gọi các Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo trở thành những chứng nhân và người mang hy vọng cho các anh chị em đang gặp khó khăn. Trước hết, Đức Hồng y Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn chúc các tín đồ Hồi giáo một tháng tràn đầy phúc lành và phát triển thiêng liêng. Ngài nhắc rằng: ăn chay, cầu nguyện, bố thí và các thực hành đạo đức khác, đưa chúng ta đến gần hơn với Thiên Chúa và tất cả những người chúng ta đang chung sống và làm việc.
WHĐ (12.04.2021) – Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM) đã khai mạc Hội nghị thường niên lần I/2021, được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 4 tại Toà Giám mục Nha Trang. 19g30 ngày 12 tháng 4 năm 2021, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Tổng Thư ký HĐGM – đã chủ sự Chầu Thánh Thể, tiếp theo là cử hành phụng vụ Kinh Tối. Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cùng với 25 Giám mục chính toà và Giám quản tông toà của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đã hiện diện trong sự tiếp đón nồng hậu và ân cần của Giáo phận Nha Trang. Nhân dịp này, Giáo phận Nha Trang sẽ tổ chức Thánh lễ tạ ơn vào chiều ngày 15 tháng 4 mừng kỷ niệm 350 năm Đức cha Pierre Lambert de la Motte – Đại diện Tông tòa đầu tiên của Đàng Trong – đặt chân đến vùng đất Nha Trang và kỷ niệm 50 năm linh mục của Đức cha Giuse Võ Đức Minh – Giám mục Giáo phận Nha Trang.
Trong bài giảng lễ Truyền Dầu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng loan báo Tin Mừng và bách hại và Thánh giá đi liền với nhau. Đức Thánh Cha mời gọi đừng ngạc nhiên và khủng hoảng khi nhận thấy Thánh giá trong cuộc sống. Thánh giá có sức mạnh tiêu diệt sự ác. Và ơn Chúa cũng được ban cho chúng ta qua những thánh giá trong cuộc sống, vì yêu thương. Hồng Thủy - Vatican News Lúc 10 giờ sáng ngày 1 tháng 4, thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ truyền Dầu tại bàn thờ Ngai tòa trong đền thờ thánh Phê-rô. Mọi năm, khi không có đại dịch, khoảng một ngàn linh mục ở Roma đồng tế với Đức Thánh Cha trong Thánh lễ truyền Dầu. Các linh mục quy tụ quanh Đức Thánh Cha để lặp lại lời tuyên hứa mà các ngài đã tuyên thệ trước giám mục trong ngày lãnh nhận chức linh mục
19g thứ Sáu 19/3 giờ VN: Đàng Thánh Giá trực tuyến trên chính con đường Chúa đã đi lên đồi Golgotha Tại Giêrusalem nơi Chúa Giêsu đã trải qua những giờ phút cuối cùng của Ngài trong cuộc sống dương thế, trong suốt Mùa Chay và đặc biệt là trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, các hiệp sĩ Thánh Mộ và anh chị em tín hữu cùng đi đàng Thánh Giá trên chính con đường Chúa đã đi để lên đồi Golgotha. Được đi lại trên chính con đường thương khó Chúa đã đi qua là một kinh nghiệm sâu sắc thay đổi cuộc đời biết bao người hành hương đến Giêrusalem. Tiếc thay vì hoàn cảnh đại dịch coronavirus kinh hoàng này, điều này không thể thực hiện. Chính vì thế các hiệp sĩ quản thủ Thánh Mộ đã dùng đến phương tiện truyền thông trực tuyến để các tín hữu gần xa có thể hiệp ý với các ngài.
Ngày 8/2/2021 Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chuyến viếng thăm Iraq của Đức Thánh Cha trong các ngày từ 5-8/3 sắp tới. Ngài sẽ thăm các thành phố Najaf, Ur, Erbil, Mosul và Qaraqosh, nơi ngài sẽ viếng thăm nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội Al-Tahira đã bị Nhà nước Hồi giáo đốt phá sau khi nhóm này nắm quyền kiểm soát thị trấn vào năm 2014. Hồng Thủy - Vatican News Ngày thứ nhất 5/3/2021 Đức Thánh Cha sẽ rời Roma vào sáng thứ Sáu 5/3 và đến phi trường thủ đô Baghdad vào ban chiều. Sau nghi thức tiếp đón chính thức tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ hội kiến với Thủ tướng Iraq tại phòng VIP của phi trường. Tiếp đến Đức Thánh Cha sẽ đến Dinh Tổng thống, viếng thăm xã giao Tổng thống; tại đây sẽ có nghi thức chào đón chính thức.
Vào lúc 9:30 sáng thứ Tư 17/2/2021, lễ Tro, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ tại bàn thờ Ngai tòa trong đền thờ thánh Phê-rô. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu sống Mùa Chay như một cuộc hành trình trở về với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và cũng là cơ hội đào sâu tình yêu thương của chúng ta đối với các anh chị em. Hồng Thủy - Vatican News Hàng năm, theo truyền thống, Đức Thánh Cha cử hành lễ Tro vào chiều thứ Tư lễ Tro tại vương cung thánh đường thánh Sabina của dòng Đaminh, trên đồi Avventino ở Roma. Trước Thánh lễ, Đức Thánh Cha thực hiện cuộc hành hương thống hối, đi bộ từ vương cung thánh đường thánh Anselmo của dòng Biển Đức đến vương cung thánh đường thánh Sabina.
“Những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4,20) là chủ đề của Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2021, sẽ được cử hành vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Mười. Trong Sứ điệp Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội ngày nay cần những tấm lòng có khả năng thúc đẩy mình đi đến "các vùng ngoại biên của thế giới". Hồng Thủy - Vatican News Mở đầu Sứ điệp, Đức Thánh Cha khẳng định: “Khi cảm nghiệm được sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, khi nhận ra sự hiện diện hiền phụ của Người trong đời sống cá nhân và cộng đoàn, chúng ta không thể không loan báo và chia sẻ những gì chúng ta đã thấy và đã nghe.” Đàng khác, mầu nhiệm Nhập Thể, Tin Mừng và mầu nhiệm Phục sinh tỏ cho chúng ta thấy Thiên Chúa yêu thương nhân loại, nhắc chúng ta rằng Chúa biết thế giới và biết nó cần ơn cứu độ và mời gọi chúng ta tham gia tích cực vào sứ vụ truyền giáo.
1. ĐẠI DỊCH COVID-19 Sự kiện quan trọng nhất và bao trùm cả năm 2020 là đại dịch Covid-19, do virus Corona chủng mới gây ra, làm thay đổi bao nhiêu nề nếp sinh hoạt phụng vụ và mục vụ trong Giáo hội Công Giáo. Vào ngày 11-3-2020, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh Covid-19 là ‘đại dịch’. Trước đó 2 ngày, nước Ý đã phong tỏa toàn quốc vào ngày 9-3-2020. Trong buổi chiều cùng ngày, Hội đồng Giám mục Ý đã thông báo về việc ngưng toàn bộ các Thánh lễ trên toàn nước Ý từ ngày 10-3 đến ngày 3-4-2020 để ngăn ngừa sự lây lan của virus corona. Ngày 16-5, nước Ý ghi nhận số ca tử vong trong ngày thấp nhất kể từ lúc phong tỏa hôm 9-3, nên đã phê chuẩn sắc lệnh khôi phục phần lớn hoạt động kinh tế, dỡ bỏ lệnh hạn chế di chuyển.
Bảo Trợ