Nguồn hình ảnh, Barcroft Media/Getty Images
(Ảnh minh họa)
Ông Alexander Yuk Ching Ma, 67 tuổi, công dân Mỹ gốc Hong Kong, có thể phải đối mặt với án tù chung thân vì bị cáo buộc âm mưu bán tin quốc phòng để hỗ trợ chính phủ Trung Quốc, theo SCMP.
Tài liệu của FBI cho biết hoạt động gián điệp của ông Ma bắt đầu năm 2001, khi ông này và người thân ở Los Angeles gặp các đặc vụ Trung Quốc trong một khách sạn Hong Kong.
Giới chức Bộ Tư pháp Mỹ thông báo hôm thứ Hai rằng cựu nhân viên CIA, ông Alexander Yuk Ching Ma, 67 tuổi, đã bắt đầu việc bán thông tin như vậy từ năm 2001 và sự việc đã kéo dài hơn một thập niên.
Ông Ma được cho là đã hợp tác với một người thân, cũng là một cựu sĩ quan tình báo, để cung cấp thông tin tuyệt mật cho những người có quan hệ với Quốc vụ khanh Trung Quốc (MSS).
Ông được cho là đã nói với một nhân viên FBI mật ngay trước khi bị bắt rằng ông ta muốn "quê hương" thành công, theo một bản tuyên thệ mà FBI công bố thứ Hai.
Bộ Tư pháp không nêu tên người thân 85 tuổi của ông Ma nhưng cho biết họ không truy đuổi người này vì có "bệnh về nhận thức và suy nhược".
Ông Ma được cho là đã bắt đầu cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của CIA vào tháng 3/2001, sau một cuộc gặp ở Hong Kong với những cố vấn người Trung Quốc - những người đã đưa cho ông Ma và người thân ông này 50.000 đôla Mỹ tiền mặt.
Thông tin ông Ma bán cho Trung Quốc được chính phủ Mỹ xếp vào loại thông tin tối mật do việc tiết lộ chúng có thể gây ra "thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng" cho an ninh quốc gia.
Ông dự kiến sẽ phải ra hầu tòa trước thẩm phán liên bang ở Hawaii vào thứ Ba và có thể phải đối mặt với án tù chung thân nếu bị kết tội.
Trong thời gian bị cáo buộc thực hiện các vụ bán thông tin mật, ông Ma đã nghỉ hưu. Ông rời CIA vào năm 1989. Để có được quyền truy cập những thông tin nhạy cảm, năm 2004, ông gia nhập FBI ở Honolulu với tư cách là nhà ngôn ngữ học tiếng Trung theo hợp đồng, theo đơn tố giác tội phạm.
Trong thời gian làm việc tại đây, ông Ma bị cáo buộc đã chụp ảnh các tài liệu dịch thuật, chuyển các tệp liên quan đến nghiên cứu hệ thống vũ khí vào đĩa CD và xóa các tài liệu có dấu mật khỏi hệ thống lưu trữ của FBI.
Ông Ma bị cáo buộc đã đến Trung Quốc để gặp gỡ những cố vấn Trung Quốc - những người trả ông hàng nghìn đô la Mỹ tiền mặt và "những món quà đắt tiền".
Ông bị bắt hôm thứ Sáu 16/8, hai ngày sau khi ông ta gặp một nhân viên FBI mật đóng giả là một nhân viên tình báo Trung Quốc đang tiến hành kiểm tra cách MSS đã đối xử với Ma, bao gồm cả việc ông ta đã được bồi thường tài chính như thế nào.
Hoạt động gián điệp đã trở thành một vấn đề ngày càng nóng bỏng trong sự bất bình của chính quyền Hoa Kỳ đối với Bắc Kinh.
Nguồn hình ảnh, Reuters
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn cung cấp các khoản miễn trừ thuế để lôi kéo các công ty Mỹ chuyển cở sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Ông cũng đe dọa sẽ tước hợp đồng của chính phủ với các công ty tiếp tục thuê công nhân Trung Quốc.
Trong bài phát biểu hôm thứ Hai, ông Trump thề sẽ tạo ra 10 triệu việc làm trong 10 tháng và nói rằng "chúng ta sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc".
Tuyên bố này đánh dấu cuộc tấn công mới nhất của ông vào Trung Quốc, sau các động thái liên quan đến các công ty công nghệ TikTok, WeChat và Huawei.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang leo thang nhanh chóng trong những tháng gần đây.
Chính quyền Trump hiện đang đặt mạng lưới ra ngoài các công ty công nghệ Trung Quốc mà họ cáo buộc là đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
Ông Trump nói: "Chúng ta sẽ tạo ra các khoản miễn trừ thuế cho các công ty mang việc làm từ Trung Quốc trở lại Mỹ. "Chúng ta đã xây dựng nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới và bây giờ tôi phải làm lại điều đó".
Gã khổng lồ truyền thông Trung Quốc Huawei đã nhiều lần bị chính phủ Mỹ tấn công, và hôm thứ Hai, bị Mỹ đặt thêm nhiều hạn chế nhằm giảm các thiết bị điện mà họ có thể mua.
Chính quyền Trump cũng đã đe dọa đưa nhiều công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen các công ty phải đối mặt với lệnh cấm ở Mỹ, cùng với TikTok và WeChat,
Trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 sắp đến, ông Trump đánh cược thêm vào việc nhắm mục tiêu vào Trung Quốc, cáo buộc những công ty nước này ăn cắp việc làm và tài sản trí tuệ của người Mỹ.
Trong bài phát biểu hôm thứ Hai, ông Trump nói thêm rằng "chúng ta sẽ sản xuất các loại thuốc và nguồn cung cấp quan trọng của mình ngay tại Hoa Kỳ."
Nhiều sản phẩm nổi tiếng của Mỹ được sản xuất ở nước ngoài cho người tiêu dùng Mỹ, một chiến lược kinh doanh được gọi sử dụng nguồn lực bên ngoài.
Công ty đại chúng có giá trị nhất của Mỹ, Apple, sử dụng một công ty Đài Loan có tên là Foxconn để sản xuất phần lớn iPhone bán chạy nhất của họ. Foxconn có nhà máy ở cả Trung Quốc và Đài Loan.
Các thương hiệu mang tính biểu tượng khác của Mỹ, như Nike, cũng có các nhà máy sản xuất lớn ở Trung Quốc cũng như các khu vực khác của châu Á.
Trong bối cảnh đại dịch virus corona, nhiều thương hiệu toàn cầu đang xét lại hoạt động tại Trung Quốc sau khi các nhà máy tạm thời đóng cửa gây ra sự gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng.
Trung Quốc thường được gọi là "công xưởng của thế giới" nhưng thị phần xuất khẩu toàn cầu của nước này đã bị ảnh hưởng bởi tranh chấp thương mại với Mỹ và đại dịch virus corona.