Văn Yên, SJ - Vatican News
Lá thư được Đức Thánh Cha gởi đi từ Vatican ngày 15/7. Ngài nhắc lại chuyến tông du của ngài đến Nhật Bản vào tháng 11 năm ngoái, khi đó ngài có cơ hội đến hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, và phát biểu những suy tư về sự tàn phá sự sống con người và tài sản trong những ngày khủng khiếp cách đây 3/4 thế kỷ.
Trong thư Đức Thánh Cha nói rằng: “Tôi đã đến Nhật Bản như một người hành hương vì hoà bình năm ngoái, tôi vẫn tiếp tục giữ trong tim lòng khao khát của con người trong thời đại chúng ta, đặc biệt là những người trẻ, những người khao khát hoà bình và hy sinh cho hoà bình. Tôi cũng mang nơi mình tiếng khóc của người nghèo, những người luôn là những nạn nhân đầu tiên của bạo lực và xung đột.”
Đức Thánh Cha lặp lại lời ngài đã nói năm ngoái tại Hiroshima: “sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích chiến tranh là phi đạo đức, cũng như việc sở hữu vũ khí hạt nhân là phi đạo đức.”
Ngài ước mong rằng “những tiếng nói ngôn sứ của những người sống sót hibakusha của Hiroshima và Nagasaki tiếp tục là một lời cảnh báo cho chúng ta và các thế hệ tương lai.” (CSR_5724_2020)
ĐTC Phanxicô: nạn buôn người làm thương tổn phẩm giá con người

Hồng Thủy - Vatican News
Qua nhóm đặc biệt của mình “Nói không với nạn buôn người”, Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng giám mục Argentina tổ chức một buổi học hỏi trực tuyến nhân Ngày thế giới chống nạn buôn người hôm 30/07.
Nhìn tha nhân theo quan điểm thực dụng và lợi ích cá nhân
Đức Thánh Cha định nghĩa nạn buôn người là “một tai họa làm thương tổn phẩm giá của các anh chị em yếu nhất.” Trong sứ điệp có viết: “Thời hiện đại được đánh dấu cách đáng buồn bởi một quan điểm thực dụng, nhìn vào người khác theo tiêu chí của sự thuận tiện và lợi ích cá nhân, do đó cắt ngắn hành trình hướng tới việc nhận thức về nhân loại của mỗi người, phù hợp với tính độc đáo của nó và không thể lặp lại được.”
Dấn thân xóa bỏ hoàn toàn nạn buôn người
Đức Hồng y Parolin viết tiếp trong sứ điệp: “Trong bối cảnh bi kịch kéo dài của nạn buôn người dưới nhiều hình thức, Đức Giáo hoàng khuyến khích dấn thân xóa bỏ hoàn toàn bệnh dịch này "và" hỗ trợ các nỗ lực giúp đỡ các nạn nhân và cộng tác tích cực vào việc xây dựng những con đường dẫn đến lợi ích chung và nhận thức đầy đủ về sự sống của con người ". Thông điệp kết thúc với phép lành và lời cầu khẩn Đức Mẹ Luján.
Hội thảo trực tuyến "Cùng nhau chống buôn bán người"
Với tựa đề "Cùng nhau chống buôn bán người", hội thảo trực tuyến đã diễn ra trên nền tảng Zoom với sự hiện diện ảo của hơn 600 người tham gia, đại diện cho các lĩnh vực khác nhau trong hoạt động chống buôn bán, như tư pháp, chính sách công, các tổ chức vì xã hội và Giáo hội.
Ban tổ chức sự kiện cho biết: "Thời gian đại dịch và cách ly xã hội bắt buộc do Covid-19 không ngăn cản các hoạt động của chúng tôi. Một mặt, cơ hội kết nối với thêm nhiều người từ nhiều nơi đã tăng lên. Mặt khác, nhu cầu nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề này đã tăng lên, vì các tình huống hiện nay, thật không may là tạo thành nhiều lỗ hổng hơn, tạo điều kiện cho việc bóc lột con người". (CSR_5586_2020)
Vatican News