10 lợi ích của việc mỗi ngày dành ít phút cho Chúa

06 Tháng Tám 20206:20 SA(Xem: 1814)
Chúng ta đã được dạy rất nhiều về việc phải dành giờ cầu nguyện. Các vị thánh đã xác nhận rằng cầu nguyện là hơi thở của đời sống thiêng liêng, giúp chúng ta hướng về Chúa.

Tuy vậy, cuộc sống hối hả và vụ lợi thời nay đã khiến người ta nghi ngờ về điều này. Phần vì không có thời gian, phần vì thấy cầu nguyện chẳng mang lại lợi ích gì, người ta đã bỏ đi thói quen tốt lành ấy. Cũng có rất nhiều người cho rằng cầu nguyện là việc của những người đi tu hoặc những ai rảnh rỗi.

Có thật là việc cầu nguyện mỗi ngày hoàn toàn vô ích không? Hẳn nhiên không phải vậy, ít ra, chúng ta có thể thấy được 10 lợi ích “tức thì” của cầu nguyện, như sau:

suytu - vaodoi

  1. Sống giây phút hiện tại

Guồng quay của mưu sinh có khi làm người ta quên mất mình đang sống. Họ hay nghĩ về quá khứ hoặc tương lai, mà ít khi biết rằng hiện tại mới là cuộc sống. Dành ít phút lắng đọng mỗi ngày giúp người ta thưởng ngoạn sự sống của mình. Lúc đó, họ thật sự ý thức về sự sống đang tuôn chảy trong mình, cả linh hồn và thân xác được nghỉ ngơi, tách mình ra khỏi tất cả những bận tâm lo lắng. Họ đặt mình trước Đấng là Sự Sống và tiếp tục thụ hưởng sự sống nơi Ngài.

  1. Nhìn lại những gì đã qua để tạ ơn

Cuộc sống trôi qua với biết bao biến cố vui buồn nối tiếp nhau. Tất cả đều có những ý nghĩa và tác động nhất định đến cuộc sống của mình. Dưới cái nhìn đức tin, chúng đều là những hồng ân của Chúa. Một vài phút lặng đọng trong ngày để nhìn lại những chuỗi biến cố đó với tâm tình biết ơn là điều vô cùng tuyệt vời, vì nó giúp ta ngày càng chìm sâu trong tương quan thân quen với Chúa và sống sự hiện diện của Chúa trong từng phút giây của đời mình.

  1. Kiểm duyệt cuộc sống

Cũng không trách khỏi nhiều lúc chúng ta đã có những lời nói, hành vi, tư tưởng sai lạc, làm ảnh hưởng đến chính cuộc sống của mình và người khác. Với những sai sót lớn, ta dễ dàng nhận ra. Nhưng với những sai sót nhỏ, ta dễ dàng bỏ qua hoặc không để ý. Từ từ, chúng sẽ tích tụ lại và làm chúng ta sa lầy hơn. Thường xuyên nhìn lại với cái nhìn suy xét xem mình đã sống cuộc sống của mình thế nào, có gì cần chỉnh sửa lại cho tốt hơn sẽ giúp chúng ta trở nên hoàn thiện hơn và đáng yêu hơn với mọi người.

  1. Giúp hãm dẹp cơn nóng giận

Cơn nóng giận thường là nguyên cớ cho rất nhiều những lời nói và quyết định sai lầm của chúng ta. Lúc đó, ta bị cảm xúc chi phối nặng nề và không làm chủ được bản thân mình. Kinh nghiệm cho thấy, ta thường hối hận sau đó vì những gì mình đã làm. Trầm tĩnh lại là cách ta làm nguôi cơn nóng giận và khống chế nó. Khi đó cơn nóng giận sẽ từ từ tan đi. Điều này chỉ có được với một người có thói quen trở về với lòng mình mà họ thực tập hàng ngày trong những giây phút thinh lặng.

  1. Suy tính kỹ càng cho vấn đề của mình

Ai cũng có vấn đề của riêng mình và luôn nỗ lực để tìm cách giải quyết. Nhiều khi vì có quá nhiều giải pháp, người ta không biết chọn cái nào cho tốt. Cũng có khi phía trước chỉ là một màn đêm tăm tối, khiến mình chẳng biết phải làm sao. Đôi khi người ta hỏi ý kiến những bậc khôn ngoan. Nhưng bao giờ cũng cần đôi chút tĩnh lặng để suy xét. Các bậc trí giả thường cho rằng mọi giải pháp đều đã được phú bẩm trong lòng mình, chỉ cần thinh lặng là có thể lắng nghe được. Đó chẳng phải là những phút giây ta ở một mình và suy nghĩ đó sao? Những ồn ào bên ngoài sẽ làm cho chúng ta bị rối. Còn thinh lặng sẽ giúp ta sáng ra.

  1. Giúp xua tan nỗi sợ

Nỗi sợ là một trong những kẻ thù lớn nhất của con người. Nó cho thấy sự nhỏ bé, thấp hèn và bất lực của chúng ta. Mỗi khi sợ, ta thường cầu cứu sự trợ giúp của người khác. Khi nó vượt quá sức con người, ta thường chạy đến các bậc thần linh. Trong thinh lặng của cầu nguyện, ta được đưa vào đối diện với một vị Thiên Chúa vừa yêu thương ta và quyền năng vô hạn. Bỗng dưng, ta sẽ thấy mình được Ngài che chở bao bọc, hứa hẹn sẽ luôn ở bên và giúp ta vượt thắng mọi gian nguy thử thách. Người nào càng sống tinh thần cầu nguyện, người ấy càng bình tĩnh trước những giông tố của cuộc đời vì họ kín múc được sức mạnh từ Chúa.

  1. Những lời kinh giúp ý thức và loại trừ những tư tưởng xấu

Nhiều lúc chúng ta cũng muốn cầu nguyện nhưng chẳng biết cầu nguyện thế nào. Các phương pháp cầu nguyện dường như cao siêu và khó thực hành. Khi ấy, chỉ đơn giản là ta thầm thĩ những câu kinh đã được soạn sẵn. Những lời kinh tưởng chừng khô khan nhưng lại có tác dụng rất lớn. Nếu chúng ta vừa đọc vừa chú tâm đến từng lời kinh, nó sẽ trở thành những tâm tình của chúng ta dâng cho Chúa. Ngoài ra, khi chúng ta tập trung vào nó, nó sẽ giúp xua tan những tà ý đang có trong đầu mình. Nhờ đó, trái tim của chúng ta sẽ được thanh lọc và trở nên tinh tuyền hơn.

  1. Tiếp xúc với Lời Chúa, nghe Chúa nói với mình

Nếu chúng ta chọn cầu nguyện với Lời Chúa, mỗi ngày suy niệm một đoạn ngắn, ta sẽ có cơ hội chìm sâu trong những mặc khải của Chúa cho chúng ta. Những lời ấy sẽ ban cho chúng ta sức mạnh, giải thoát chúng ta khỏi mọi bận tâm lo lắng. Sâu hơn, ta sẽ nghe được điều Chúa muốn nhắn gửi riêng cho mình. Dần dần, ta sẽ hiểu biết hơn về Chúa, có mối tương quan thân thiết với Chúa, sẽ yêu Chúa hơn và được Chúa biến đổi để nên giống Đức Giêsu Kitô hơn. Lời Chúa không phải là lời bình thường. Lời ấy có sức cứu độ chúng ta và đưa chúng ta về Nước Trời.

  1. Đưa tâm hồn hướng về trời cao

Sự thinh lặng trong cầu nguyện sẽ giúp tâm trí chúng ta được giải thoát khỏi mọi thứ tầm thường của đời này. Ta sẽ dần dần được hấp dẫn bởi nét tuyệt đẹp của các nhân đức và bắt đầu kinh tởm những sự xấu xa vẫn đang vây hãm và quyến rũ chúng ta. Bản chất lương thiện trong ta sẽ trỗi dậy và ta biết mình không thuộc về chốn đời tạm này. Ta khám phá ra rằng quê thật của chúng ta là Thiên Đàng, là cõi vinh phúc đời đời, mà muốn trở về nơi ấy, ta phải dứt bỏ những thứ đang mê hoặc chúng ta ở đây, đang khiến chúng ta lầm đường lạc lối. Khi ấy, ta sẽ được nhấc bổng lên tận trời cao, đó là niềm hy vọng của chúng ta.

  1. Lãnh nhận ơn lành từ Chúa

Đây là một lợi ích thiết thực hơn bao giờ hết. Trong cầu nguyện, ta có thể xin Chúa những ơn lành cần thiết cho chính mình hay cho người khác. Cuộc sống tại thế này luôn khiến chúng ta sống trong tình trạng thiếu thốn trăm bề, nếu không phải là những thiếu thốn vật chất, thì cũng là tinh thần. Chẳng nơi đâu ta có thể “xin xỏ” một cách thoải mái như trong cầu nguyện vì ta biết rằng mình đang đối diện với một Đấng hằng yêu thương mình và luôn sẵn sàng ban ơn cho mình bất cứ lúc nào hay nơi nào, bao nhiêu cũng được.

Với 10 lợi ích như thế, tại sao chúng ta vẫn còn chần chừ, ngại ngùng, tiếc thời gian mà không dành giờ cho Chúa, phải không?

 

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
Dongten.net

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Xin gửi bài này đặc biệt đến các Bà Mẹ trong Hội các Bà Mẹ Công Giáo mà Thánh Nữ Monica là Thánh Bổn Mạng, nhất là các Bà Mẹ đang đau khổ trong nước mắt để cầu nguyện cho chồng và cho con.../25 Tháng Tám 2012(Xem: 8569) Lm. Anphong Trần Đức Phương - Tinmungnet /
Phan Tấn Thành Dẫn nhập Trong các tín biểu, lời tuyên xưng về Giáo hội (Ecclesia) thường được kèm theo vài tính từ, với con số thay đổi. Tín biểu Epistula Apostolorum (khoảng năm 170) chỉ gồm năm mệnh đề, và mệnh đề thứ bốn là: “et in sanctam Ecclesiam” (Denz-Sch 1). “Thánh thiện” là đặc điểm cổ nhất, nói lên sự thuộc về Thiên Chúa. Trong “Tín biểu các thánh tông đồ”, ngoài “sancta” khi thêm “catholica” (sanctam Ecclesiam catholicam); bên Đông phương, tín biểu của Cyrillô Giêrusalem (khoảng năm 348) viết «una santa Chiesa catholica» (Denz-Sch 41) và của Epiphaniô năm 374 “una sola sancta Ecclesia catholica et apostolica” (Denz-Sch 42), đưa đến công thức của công đồng Constantinopolis năm 381 « unam sanctam catholicam et apostolicam Ecclesiam». Trong lịch sử thần học, đã có những quan niệm khác nhau về bản chất của bốn đặc tính này cũng như công dụng của chúng.
Nhiều sách về Đức Mẹ đã được các học giả Tin lành viết, nhiều cuốn cổ vũ người Tin lành nhìn sát hơn vào Đức Mẹ. Nhiều câu chuyện về các Phật tử và những người ngoài Công giáo đã đến viếng Đền Đức Mẹ Lộ Đức. Mặt khác, các tín đồ Hồi giáo cũng rất tôn trọng Đức Mẹ. Thật vậy, Đức Mẹ được nói đến nhiều lần trong kinh Koran, sách thánh của Hồi giáo, nhiều hơn cả trong Kinh thánh!/17 Tháng Bảy 2014 (Xem: 4787) /
NHỮNG SAI PHẠM CỦA SỨ ĐIỆP TỪ TRỜI 5. Các vấn đề liên hệ đến Hội Thánh. ▶5.1. Chối bỏ Huấn quyền của Hội Thánh. *SỨ ĐIỆP 06-04-2011. "...không một ai trong các con xứng đáng để phán xét hoặc tra xét về người khác. Không ai có quyền hạn hoặc hiểu biết thiêng liêng để đưa ra bất cứ sự đánh giá nào về đạo đức nơi người khác" NHẬN ĐỊNH. Nói như thế bà Maria Divine Mercy rõ ràng đã phủ nhận Huấn quyền của Hội Thánh. ▶5.2. Phủ nhận vai trò của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh. *SỨ ĐIỆP 12-04-2012. "Cơ mật viện Hồng Y bầu Giáo hoàng mới là những người theo bè Tam điểm, là tổ chức độc ác của Satan." NHẬN ĐỊNH. Rõ ràng bà Maria Divine Mercy không tin rằng Thánh Thần của Đức Kitô vẫn đang hiện diện và hoạt động trong Hội Thánh, không ngừng hướng dẫn Hội Thánh đạt đến chân lý toàn vẹn của Đức Kitô.
Nguồn gốc của mọi thiên chức linh mục Chủ đề linh mục là đề tài rất được quan tâm và mang tính thời sự trong thế kỷ qua. Công Đồng Vaticanô II đã dành trọn một tài liệu cho chủ đề này với sắc lệnh Presbyterorum Ordinis; năm 1992, thánh Gioan Phaolô II đã gửi tới toàn thể Hội Thánh tông huấn hậu thượng hội đồng Pastores Dabo Vobis, về việc huấn luyện các linh mục trong bối cảnh hiện nay; tiếp đến, khi công bố năm thánh linh mục 2009-2010, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã phác thảo cách vắn gọn nhưng rất sâu sắc dung mạo linh mục dưới ánh sáng cuộc đời của Cha Sở xứ Ars. Cùng với đó là vô số những suy tư của nhiều tác giả trên thế giới được thực hiện và nhiều cuốn sách viết về chân dung và sứ vụ của linh mục qua dòng thời gian, trong đó rất nhiều tác phẩm có giá trị.
Trải qua lịch sử, Chúa nhật sau lễ Phục sinh đã được gọi bằng nhiều danh xưng khác nhau: Chúa nhật tám ngày sau lễ Phục sinh, Chúa nhật “Áo trắng” (in Albis), bởi vì các tân tòng cởi chiếc áo trắng mà họ đã lãnh nhận khi lãnh các bí tích khai tâm vào đêm Vọng Phục sinh, đánh dấu việc kết thúc giai đoạn huấn giáo khai tâm. Tại vài Giáo hội bên Ấn độ (tục truyền do thánh Tôma tông đồ thành lập), Chúa nhật sau lễ Phục sinh được gọi là chúa nhật thánh Tôma, bởi vì bài Phúc âm thuật lại cuộc gặp gỡ của Người với Chúa Kitô. Gần đây, Đức Gioan Phaolô II muốn thêm một danh xưng nữa, đó là “Chúa nhật kính Lòng Chúa Thương Xót”. Trong Năm Thánh 2000, Đức Gioan Phaolô II đã ấn định rằng trong toàn thể Hội thánh, Chúa nhật sau lễ Phục sinh, ngoài danh hiệu Chúa Nhật Áo trắng, sẽ còn được đặt tên là Chúa nhật kính Lòng Chúa Thương Xót.
Hôm thứ Sáu 12 tháng Hai, 2021, Mùng Một Tết Tân Sửu, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố Sứ điệp Mùa Chay Thánh 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô. Nguyên bản tiếng Ý và các ngôn ngữ khác có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ. Sứ điệp Mùa Chay 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô “Nào chúng ta lên Giêrusalem” (Mt 20:18) Mùa Chay: Thời gian canh tân Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu đã mặc khải cho các môn đệ ý nghĩa sâu sắc nhất trong sứ vụ của Người khi loan báo cho họ cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người để hoàn thành Thánh ý Chúa Cha. Sau đó, Ngài mời gọi họ chia sẻ sứ mạng này để cứu độ thế giới.
WHĐ (15.2.2021) – Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam (1961 – 2021), chúng tôi xin được đăng bản dịch chính thức của Hội đồng Giám mục Việt Nam về Tông thư thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam – “Jam In Pontificatus” của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII gửi hàng Giáo phẩm Việt Nam ngày 14.1.1961. * * *
Thứ Tư Lễ Tro năm nay sẽ rơi vào ngày 17 tháng Hai. Hôm thứ Ba, Vatican đã đưa ra hướng dẫn về cách các linh mục có thể xức tro vào Thứ Tư Lễ Tro trong bối cảnh đại dịch coronavirus. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã công bố một chỉ dẫn vào ngày 12 tháng Giêng, hướng dẫn các linh mục đọc công thức xức tro một lần cho tất cả mọi người có mặt, thay vì cho từng người. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích Công văn số 17/21 Chỉ dẫn cho ngày Thứ Tư Lễ Tro Việc xức tro trong thời gian xảy ra đại dịch Vị Linh mục đọc lời nguyện làm phép tro. Ngài rảy nước thánh lên tro, không nói gì cả. Sau đó, ngài nói với tất cả những người hiện diện chỉ một lần duy nhất công thức như được ghi trong Sách Lễ Rôma, áp dụng công thức ấy cho tất cả mọi người nói chung:
Ngày 1 tháng 10 năm 2010, Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình đã ra thông báo về án phong chân phước cho ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Thông báo viết: “Ngày 22 tháng 10 tới, tức 3 năm sau khi loan báo việc mở Án phong chân phước, sẽ có phiên họp trọng thể mở cuộc điều tra ở cấp giáo phận về đời sống, các nhân đức và đời sống thánh thiện của Đấng Đáng Kính, ĐHY Việt Nam Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, người đã là Phó Chủ Tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình từ năm 1994 và là Chủ tịch Ủy Ban này từ ngày 24 tháng 6 năm 1998 đến ngày 16 tháng 9 năm 2002”. Theo thông báo của Tòa Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh về việc điều tra án phong chân phước và phong thánh cho Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, do Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn ký ngày 1 tháng 1 năm 2012, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về cuộc đời của Đấng Đáng Kính, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Bảo Trợ