Dân tộc Việt có cần Ban Tuyên giáo khai hóa văn minh?

04 Tháng Tám 20207:08 SA(Xem: 934)
  • Tác giả :

Dân tộc Việt có cần Ban Tuyên giáo khai hóa văn minh?

RFA
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu diễn văn kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu diễn văn kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo.
blank Nguồn: tuyengiao.vn

Ban Tuyên giáo Trung ương Việt Nam vào ngày 1/8 vừa qua đã tổ chức kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng cộng sản 1/8/1930-1/8/2020.

Nhân dịp này, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa 10, 11; nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương đã có bài viết được báo trong nước đăng tải rộng rãi.

Cụ thể, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng đưa ra luận điểm cho rằng mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của công tác tuyên giáo là nhằm tham gia khai hóa văn minh cho cộng đồng dân tộc và thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Vẫn theo TS. Vũ Ngọc Hoàng, khi nào các cơ quan lãnh đạo cao nhất lấy sự nghiệp khai hóa văn minh làm nhiệm vụ chính trị hàng đầu, mục tiêu cao nhất thì các mâu thuẫn giữa chính trị và khoa học sẽ không còn nhiều, thậm chí rất ít, chỉ là chuyện kỹ thuật.

Trao đổi với RFA tối 3/8, Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng đưa ra nhận định:

“Câu nói của Ban Tuyên giáo Trung ương đã gây bão trên mạng xã hội vừa qua. Có thể thấy rằng họ đã tự quá yêu mình. Tôi cho rằng không ai nghĩ như thế. Nó gây ra sự buồn cười sau đó là phẫn nộ khi một nhóm người đưa đất nước đến như thế này mà vẫn nhận mình có vai trò khai hóa văn minh dân tộc.”

Còn theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Dũng, cách nói của TS. Vũ Ngọc Hoàng có thể biểu đạt ý kiến cá nhân của riêng ông, nhưng khi biên tập lại cần được chỉnh sửa, thay đổi vì ông cho rằng nhận định của TS. Vũ Ngọc Hoàng là coi thường dân tộc và trái với sự thật.

PGS. TS. Hoàng Dũng lập luận cho rằng ban tuyên giáo là tiếng nói của đảng, tiếng nói của phe đa số, phe đang chiếm thế thượng phong. Vì thế, ông cho rằng những đoạn tiên phong không thể nào ở ban tuyên giáo.

“Ngành tuyên giáo xưa nay chưa bao giờ đi đầu về trình độ, là ngành cảnh sát tư tưởng. Họ bằng mọi cách kiểm duyệt não trạng của xã hội. Nếu như có sự thay đổi trong đường lối, chủ trương của đảng thì ngành tuyên giáo là ngành thay đổi sau cùng. Khi mà lý tưởng mới mẻ đã thắng thế một cách không thể chối cãi trong lãnh đạo của đảng thì cậu tuyên giáo mới được phép nói. Như thế sao họ đóng vai trò tiên phong treong việc khai sáng văn minh cho dân tộc được, họ làm công việc ngược lại thì đúng hơn.”

Nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng những người dân bình thường không cho rằng Ban Tuyên giáo là ban quan trọng, đưa ra những lý luận rất thừa thải, lãng phí. Tuy nhiên, cốt lõi tất cả những lý luận, huyền thoại, xây dựng, định hướng cho thông tin, báo chí đều từ Ban Tuyên giáo ra.

Do đó, nhà báo Ngô Nhật Đăng đưa ra nguyên nhân vì sao TS. Vũ Ngọc Hoàng lại cho rằng mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của công tác tuyên giáo là nhằm tham gia khai hóa văn minh cho cộng đồng dân tộc:

“Ta thấy họ đang lúng túng trước ngã rẽ con đường tình hình thế giới hiện tại. Phần còn lại thế giới đã bắt đầu nhìn thấy thật sự chủ nghĩa cộng sản xã hội chủ nghĩa. Lúc trước ông Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng có nói làm sao rõ con đường đi đến chủ nghĩa xã hội của nước ta. Có khi từ câu hỏi đó họ nghĩ rằng việc khai hóa để người dân có thể nhìn thấy con đường xã hội chủ nghĩa thế nào hay không. Tôi nghĩ họ quá tự tin hoặc quá coi thường nhân dân trong những lúc thế này.”

Trong bài viết của TS. Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương được truyền thông trong nước đăng tải cũng nhắc đến mục tiêu và khẩu hiệu “Dân tộc, dân chủ”. Theo ông, nhiệm vụ chính trị đó phù hợp lòng dân, là mong muốn chính đáng và bức xúc của cả dân tộc.

TS. Vũ Ngọc Hoàng còn cho rằng từ năm 1945 đến nay, Việt Nam đã có 75 năm với những tiến bộ đáng kể trên tiến trình dân chủ, dù còn ít và vẫn còn rất xa.

Ông Hoàng cũng khẳng định rằng Dân chủ là bản chất tốt đẹp của xã hội tiến bộ và chủ nghĩa xã hội nhất quyết phải là một chế độ dân chủ thật sự.

PGS. TS Hoàng Dũng cho rằng thực tế xã hội hiện nay không phản ánh những gì mà ông Vũ Ngọc Hoàng nêu ra trong bài viết.

“Người ta nói chủ nghĩa xã hội nhất định tiến đến dân chủ thì chỉ là họ muốn thì họ nói. Cái chính là người dân cần họ đưa ra lý lẽ về các mặt thí dụ về thực tiễn chứng minh cho điều đó. Như tôi đây khi nghe những lời như thế cũng chỉ cười cứ không cãi, cãi sao được những chuyện như vậy.”

Còn Nhà báo Ngô Nhật Đăng lại cho rằng thực tế so với thời gian trước đây, rõ ràng chính phủ Hà Nội có tiến bộ trong quá trình dân chủ, nhưng tiến bộ đó không đáng kể.

Ông đưa dẫn chứng nếu ai đó trước đây trả lời phỏng vấn những đài hải ngoại như VOA, RFA thì phần lớn có thể sẽ bị bắt giữ, phạt tù, hoặc chuyển công tác, cắt chức. Tuy nhiên, tình trạng đó gần đây có giảm dù vẫn còn nhiều nhà báo vừa bị bắt giữ trong thời gian ngắn vừa qua.

“Chúng ta thấy họ đang kiềm hãm nền dân chủ. Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có tự do ngôn luận, việc tối thiểu là một tờ báo tư nhân vẫn còn chưa có. Chính vì thế mà cả một xã hội bưng bít, không có một tiếng nói nào khác. Nhưng có thể họ vẫn tự nghĩ rằng Ban Tuyên giáo từ sau năm 1975, từ khi người cộng sản bắt đầu nắm quyền phân nửa nước và sau 75 trên cả nước thì so thời đó với thời hiện nay thì thấy có sự tiến bộ hơn. Nhờ họ ta mới có nền dân chủ, tôi nghĩ vậy.”

Trước đó, phát biểu tại hội thảo diễn ra ngày 15/7, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông đã cho rằng Ban Tuyên giáo Trung ương đã hoàn thành tốt nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo đặc biệt quan trọng của đảng, góp phần quan trọng trong việc ổn định tình hình đất nước.

Theo đánh giá của nhà báo Ngô Nhật Đăng, những thành quả mà Ban Tuyên giáo đạt được từ ngày ra đời cho đến nay chỉ là cho đảng, việc làm của Ban Tuyên giáo thực tế là lấn át những tiếng nói trái chiều và quyền tự do ngôn luận.

“Ban tuyên giáo là nơi tập trung lý luận, lý thuyết và xây dựng đường lối cho chính quyền cho đảng. Thật sự việc đó là kiềm hãm bước tiến của dân tộc.”

Nhiều nhà quan sát xã hội cũng đồng tình với quan điểm vừa nêu, thậm chí có người còn cho rằng ‘Tuyên giáo không những là kẻ thù của sự thật, mà còn là kẻ thù của văn minh’.
Theo RFA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.
“Ở Việt Nam không có các tổ chức tư nhân, không có các hội đoàn tư nhân, mà mọi hội đoàn muốn thành lập đều phải được nhà nước cấp phép. Nhà nước cho phép hoạt động thì cũng sẽ phải cấp ngân sách cho nó. Cho nên, gần đây có rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải có luật lập hội. Hiện nay luật lập Hội vẫn chưa có. Và khi đã có luật lập hội thì cá nhân có thể lập hội và hoạt động theo luật pháp, và đương nhiên là nhà nước không phải trợ cấp tiền cho họ, phải tự tạo ra chi phí của mình một cách hợp pháp. Phải để cho các hội đoàn tự tìm cách gây quỹ tạo kinh phí để hoạt động, nhà nước không nên cấp tiền.”
Tiếp tục tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư thay đổi thói quen, tập quán, thay vì mai táng, chuyển sang hỏa táng... nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm đất, chi phí... Kêu gọi vừa nêu được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đưa ra tại Hội nghị công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu lên tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2021 là cần có cơ chế khuyến khích để huy động nguồn lực trong dân, nhất là vàng, ngoại tệ, như vay tương đương vốn ODA. Xin được nhắc lại nguồn vốn ODA (Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài với các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.
Bạn trẻ Đăng Quang hối hả hòa vào dòng người đông đúc ở Sài Gòn, sau ngày làm việc cuối cùng của năm 2020 để kịp về nhà đón phút giao mùa mừng năm mới 2021. Chia sẻ với RFA mà không mất thời gian suy nghĩ khi chúng tôi liên lạc, Đăng Quang nói rằng bạn có ước vọng tất cả mọi người trên toàn thế giới được sức khỏe và cơn đại dịch COVID-19 được khống chế trong năm 2021. Đăng Quang tâm tình rằng dù cuộc sống gặp không ít khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, nhưng bạn thấy mình may mắn vì vẫn còn được nói, cười, nhìn thấy được người thân
Hôm 30 tháng 12 năm 2020, báo chí Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa thông tin về phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật". Thông tin này được loan dựa trên Quyết định 1722/QĐ-TTg Về việc ban hành danh mục bí mật Nhà nước của Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 3 tháng 11 năm 2020. Ngoài thông tin về an ninh, quốc phòng hay công tác đối ngoại, đối nội của đảng thuộc loại Tuyệt mật, môt số thông tin về nhân sự hay kỷ luật nhân sự trong đảng cũng thuộc loại Tuyệt mật.
Tại Hà Nội vào đầu năm nay, một người phụ nữ có xuất thân nghèo khổ phải đi đến một quyết định dù cuộc sống của cô phải chịu đảo lộn. Hoàn cảnh khó khăn, chồng đau ốm, bản thân cô còn phải lo cho cha mẹ già và con nhỏ. Trong khi đó không có, nên cô đã quyết định sang Đài Loan lao động. Ngày 28 tháng 5, cô bước vào phòng khám sức khỏe để xin giấy chứng nhận; đây là một điều kiện trong quy trình làm thủ tục đi lao động ở nước ngoài. Với kết quả tốt, ngày 4 tháng 9 cô đã lên máy bay, xuất cảnh sang Đài Bắc và không lâu sau đó, bắt đầu làm việc để gửi tiền về nuôi gia đình ở quê nhà.
Hơn 3 tháng sau khi một số bị cáo trong phiên tòa xét xử người dân xã Đồng Tâm đã được giảm án và trả tự do, những người này cho biết đến nay vẫn bị ám ảnh, hoảng loạn, mất ngủ bởi những gì họ trải qua trong lúc bị tạm giam. Bà Lê Thị Oanh, một người dân Đồng Tâm, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 20 tháng 12. “Sau phiên sơ thẩm thì 14 người được về. Khi họ về họ bảo, họ không giám nói. Người dân ra đón ở đầu làng đêm hôm sau phiên tòa sơ thẩm thì ai cũng nói là không bị đánh, không bị làm sao cả”.
Một trong những phiên tòa xét xử giới chức lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam trong năm 2020, được dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều có thể nói là trường hợp cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung. Ông bị đưa ra xử theo cáo buộc “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Cựu Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung bị khởi tố và bắt giam hồi cuối tháng 8 và phiên xử được tiến hành vào trung tuần tháng 12.
Tám Dân biểu Mỹ hôm 18/12 kêu gọi gọi Bộ Ngoại giao và Tài chính Mỹ thực hiện các chế tài cấm vận của Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với những công an Hà Tĩnh, những người đã tra tấn nhà báo Nguyễn Văn Hoá, người bị kết án tù 7 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong phiên toà năm 2017. Nguyễn Văn Hoá là cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA). Vào tháng 11 năm 2016, Hoá đã bị an ninh đánh đập, tịch thu thiết bị khi đang làm việc cho RFA. Khi bị giam giữ, Hoá lại bị tra tấn, ép phải ký biên bản hỏi cung.
Bảo Trợ