Bài giảng Chúa nhật chi thiếu nhi: Chúa nhật 26 Thường niên năm C

29 Tháng Chín 20197:31 CH(Xem: 2203)

Lc 16,19-31

"Ông Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe,

thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin đâu" (Lc 16,31)



Thiếu nhi chúng con yêu quí,

Chúng con vừa được nghe một câu chuyện hết sức đặc biệt mà Chúa Giêsu đã kể cách đây hai ngàn năm. Cha đố chúng con biết khi kể câu chuyện đặc biệt này Chúa Giêsu muốn nói cho mọi người điều gì?

 - Chúa muốn nói đến sự sống ở đời sau.

- Chúa muốn nòi đến sự sống sau khi chết.

- Chúa muốn nói đến cuộc sống của con người sống hôm nay và mai sau có liên hệ với nhau.

Chúng con giỏi quá.

Theo cha thì Chúa muốn nói với mọi người hai điều này:

Trước hết là đàng sau cuộc sống chúng ta đang sống hôm nay, có một cuộc sống khác. Đó là cuộc sống đời sau.

Thứ đến là giữa cuộc sống hôm nay và cuộc sống đời sau có một mối giây liên hệ mật thiết với nhau.

Bây giờ cha bắt đầu nói về hai vấn đề này.

1. Trước hết là đàng sau cuộc sống chúng ta đang sống hôm nay, có một cuộc sống khác. Đó là cuộc sống đời sau.

Cha hỏi chúng con: Chúng con có tin rằng có cuộc sống mai sau không?

Tin vào cuộc sống mai sau là một trong những điều phải tin trong kho tàng đức tin của chúng ta.

Thế nhưng đây không phải là niềm tin của mọi người. Có rất nhiều người không tin vào cuộc sống đời sau, không tin vào cuộc sống đàng sau cái chết. Họ bảo: chết là hết, chẳng còn gì. Khi đã xuôi tay nằm xuống là phải đem đi chôn. Thế là hết cuộc đời.

Phần chúng ta, chúng ta tin có cuộc sống mai sau, cuộc sống đời đời.

Nếu không có cuộc sống mai sau thì cuộc sống đời này thật vô nghĩa.

Cha mời chúng con nghe câu chuyện này. Đây là câu chuyện giả tưởng nhưng nó cũng đem lại những giá trị hết sức đặc biệt cho mọi người.

Câu chuyện như thế này: Một lần kia một ông bác sĩ phụ trách sản khoa đã nói chuyện với một bào thai còn trong lòng mẹ. Ông bác sĩ nói:

- Bào thai ơi, thời gian trong bụng mẹ chỉ là giai đoạn sửa soạn, cuộc đời thực sự sẽ đến sau này trên trần thế. Đó là một cuộc đời mà ngươi chưa biết và không thể tưởng tượng ra được không?

Nghe vậy, bào thai liền nói:

- Thôi ông đừng có nói chuyện mê tín dị đoan. Cuộc đời trong bụng mẹ tôi là cuộc đời duy nhất mà tôi biết được lúc này, ngoài ra không còn cuộc đời nào khác nữa. Một cuộc sống ở nơi nào khác chỉ là điều bịa đặt của những kẻ cuồng tín.

Nhưng, suy nghĩ một hồi, bào thai liền thắc mắc:

- À nhưng mà tôi sẽ có mắt ở trên mặt. Để làm chi nhỉ? Ở đây đâu có gì để nhìn? Tôi sẽ có chân, nhưng tôi không có đủ chỗ để duỗi chân ra, vậy có chân để làm gì đây? Và tại sao tôi lại phải có tay? Có tay để cứ khoanh mãi như thế này ư? Tay làm phiền tôi và mẹ tôi. Sự tăng trưởng của tôi trong lòng mẹ sẽ thật vô nghĩa, nếu như sau này không có một cuộc đời với ánh sáng, màu sắc và nhiều điều khác nữa để tôi nhìn ngắm. Không gian mà cuộc đời khác của tôi sẽ sống chắc là vĩ đại lắm nhỉ? Chắc là tôi phải đi thật nhiều nên tôi mới cần có đôi chân? Chắc là tôi phải làm việc nhiều và chiến đấu cam go lắm, nên tôi mới cần có đôi tay? Bác sĩ nói đúng đấy! Chắc chắn phải có một cuộc đời khác nữa trên trần thế ở bên ngoài bụng mẹ tôi.

Hội Thánh dạy chúng ta rằng cuộc đời trên trần gian này không khác gì bào thai đang sửa soạn cho một cuộc đời thực sự sẽ đến sau này trên Nước Trời.  Cũng như mắt, chân và tay của bào thai sự khôn ngoan dành cho cuộc đời sắp đến. Sự phát triển của con người trong cuộc đời này chứng minh cho một cuộc đời mai sau. 

2. Và đây là vấn đề thứ hai: Giữa cuộc sống hôm nay và cuộc sống đời sau có một mối giây liên hệ mật thiết với nhau.

Cha Walter Ciszet đã trải qua 23 năm trong ngục tù và các trại lao động bên Nga. Tình cờ ngài được phóng thích và trở về quê hương ở Mỹ. Cuốn sách của Cha: Ngài dẫn đưa tôi mô tả niềm tin sâu sắc vào cuộc sống vĩnh cửu rực cháy trong tâm hồn những người Nga bình dị. Bao nhiêu thập kỷ tuyên truyền chủ nghĩa vô thần bằng phương tiện truyền thông đại chúng, rồi bao nhiêu năm chế độ đó nắm chính quyền cũng không thể xóa được niềm tin trong tâm hồn họ.

Điều gì thuyết phục tôi rằng có đời sau? Điều gì cản trở tôi sống phù hợp với niềm tin của tôi?

Nếu hạt giống rơi vào đất đen có thể trở thành bông hồng đẹp đẽ thì tâm hồn con người sẽ trở thành cái gì trong cuộc hành trình đến với sự sáng (Gilbert K. Chesterton) (Trích "Viễn tượng 2000").

Nhà minh giáo lừng danh Hettinger một hôm đi dạo trên cánh đồng, đã gặp một đứa bé đi học, Ngài vừa đi vừa đặt nhiều câu hỏi để xem đứa bé có biềt gì về giáo lý hay không. Khi hỏi những người giàu có được vào nước trời không thì em bé trả lời:

- Được, nếu họ giúp đỡ những người nghèo.

Vị linh mục lại hỏi người nghèo có có được vào thì em bé trả lời:

- Được, nếu họ biết nhẫn nại chịu đựng những đau khổ và thánh giá của họ.

Hettinger thích nhắc lại những câu trả lời này của đứa bé và Ngài thêm rằng: “Những lời đó chứa đựng một triết lý, triết lý của thánh giá”. Không có thánh giá, tức là không có khốn cực và đau khổ, thì không có hạnh phúc thật ở đời này, và không có sự cứu rỗi ở đời sau.

Có một ông vua rất yêu chuộng sự khôn ngoan. Nhà vua cho triệu tập tất cả những nhà thông thái trong cả nước đến và nói:

- Ta biết rằng người khôn ngoan tìm kiếm sự thật và luyện tập nhân đức để được trường thọ và hạnh phúc. Nay Ta yêu cầu các ngươi hãy triệu tập và sưu tầm các sách khôn ngoan trong nước. Tất cả các sách dạy sống tốt lành, hữu ích và được các thần ưu đãi khi đã về cuối đời.

Vâng lệnh vua, các nhà thông thái đi khắp các nơi trong nước và ngoài nước để thu thập tài liệu. Sau thời gian tìm kiếm, họ đã dâng lên vua 100 cuốn sách chứa đựng những điều khôn ngoan, cần thiết và yêu thương. Nhà vua ngạc nhiên nhìn những quyển sách và nói:

 - Nhiều quá, các ngươi hãy mau tóm tắt những điều quan trọng trong mỗi cuốn sách. Ta muốn học thật mau lẹ những điều khôn ngoan để đạt tời hạnh phúc thật.

Sau nhiều năm, những nhà thông thái trở lại triều đình đem mười quyển đã tóm tắt lại trong 100 quyển. Nhưng nhà vua vẫn chưa hài lòng và ra lệnh họ phải tóm gọn lại nữa các sách vì vua không có thì giờ đọc sách. Hơn nữa vua cũng già cũng gần đất xa trời. Ngày tháng trôi qua họ vẫn chưa thâu tóm lại trong mười quyển sách. Một hôm họ báo tin cho vua có một nhà thông thái cưỡi lạc đà từ Phương Đông tới xin gặp vua. Nhà thông thái tâu với vua:

- Muôn tâu chúa thượng, nếu chúa thượng muốn biết đâu là bí quyết sống hạnh phúc, làm hài lòng các thần ở đời này và đời sau, thì đây là bí quyết: “Yêu mến Thiên Chúa và yêu mến hết mọi người”. Nhà thông thái vừa dứt lời thì tại cửa đền vua xuất hiện một thánh nhân Chúa cũng gởi đến từ Phương Đông. Thánh nhân cũng trình bày với vua một bí quyết đạt tới khôn ngoan và hạnh phúc, còn ngắn gọn hơn câu của nhà thông thái trước:

- Tâu chúa thượng, nếu muốn được cứu thoát và sống hạnh phúc thì hãy yêu thương đồng loại, rồi chúa thượng sẽ được Thiên Chúa yêu mến.

Yêu người là gồm tóm mọi lề luật và mọi bí quyết khôn ngoan để được cứu thoát và sống đời đời. Ở đâu có một người, ở đó có Thiên Chúa. Ở đâu có đứa trẻ khóc trong bóng tối ở đó có Chúa. Ở đâu có người già bị bỏ rơi, có sự khao khát công lý chân chính, ở đó có Chúa.

Lạy Chúa là nguồn tình yêu và hạnh phúc và là sự sống đời con. Con tin Chúa, Chúa đã phục sinh khải hoàn, đã toàn thắng sự chết và mở cửa thiên đàng và hạnh phúc trường sinh cho toàn thể nhân loại. Xin hãy mở mắt tâm hồn con để nhận biết Chúa trong họ, yêu mến và phục vụ Chúa qua họ. Vì đó là cách con yêu mến Chúa.

Tgpsaigon.net
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Khi nói rằng dạy về ĐứcTin là công việc của Chúa Thánh Thần, điều đó có nghĩa gì? Có nghĩa là giáo lý viên cộng tác vào việc truyền thông Chân Lý và Tình Yêu của Thiên Chúa Cha đến cho các con cái của Ngài, cách hoàn hảo nhất là sai Con Một Ngài vào thế gian để cứu độ chúng ta.
Giáo Hội ngày nay đang mời gọi chúng ta suy tư về việc Tân phúc âm hóa. Giáo Hội ưu tư để làm sao Tin Mừng lại một lần nữa chứng tỏ sức mạnh biến đổi của mình trong thế giới hiện nay như đang sống với chủ trương duy tục....xin đưa ra mười điểm mà có thể đưa tới một sự canh tân thiêng liêng, một ý thức sâu sắc về sứ vụ và loan báo Tin Mừng cách hiệu quả.//23 Tháng Năm 2013(Xem: 3516) Lamhong.org
Cách đây khá lâu, trong lần gặp gỡ khoảng 4000 bạn lễ sinh và ca viên tại các giáo xứ của nước Ý, Đức chân phước giáo hoàng Gioan Phaolô II đã để lại những lời khích lệ người trẻ trên đường sống đạo và đã gọi họ là “những người phục vụ Chúa Kitô”, đồng thời cũng là “những cộng sự viên của linh mục”./25 Tháng Sáu 2012(Xem: 4499) + GM Giuse Vũ Duy Thống /
Bé Anne de guignes Một hôm Anne de Guignes hỏi Mẹ: - Thưa mẹ, mẹ có thể cho phép con cầu nguyện mà không dùng sách khi dự lễ không? - Để làm gì? - Bởi vì con thuộc hết các kinh và con thường chia trí. Còn khi con nói chuyện với Chúa Giêsu con không lo ra tí nào cả. Mẹ ạ!/16 Tháng Bảy 2012(Xem: 7138) Nguon-Tinmungnet /
Ngày 11/5/2021, ĐTC Phanxicô ban hành Tông thư dưới dạng Tự sắc Antiquum ministerium - Thừa tác vụ cổ kính - thiết lập Thừa tác vụ Giáo lý viên. Nội dung tông tư: https://www.vaticannews.va/vi/pope/ne...
Việc dạy Giáo Lý không đơn thuần chỉ là việc dạy và học. Nó là, và nó phải là một tiến trình liên vị giữa 3 phía: Thiên Chúa, Giáo Lý Viên và người học Giáo Lý. Chính Giáo Lý Viên và người học Giáo Lý phải được biến đổi, trở nên phong phú hơn trong quá trình dạy và học này. Dù cho chỉ tập trung học Giáo Lý mỗi tuần có một buổi vỏn vẹn hơn kém một giờ đồng hồ, thì Giáo Lý vẫn là một tiến trình kéo dài suốt cả ngày, cả năm, cả đời mình./28 Tháng Sáu 2012(Xem: 4011) Nguon - tnttvn.com/
Ngày 16 tháng 8 năm 1815, Gioan chào đời trong một túp lều tranh thuộc tỉnh Turinô. Cha ngài qua đời lúc ngài được hai tuổi. Mẹ ngài là bà Magarita một mình nuôi nấng ba người con trai. Bà tập cho con quen với công việc nặng nhọc, với đời cầu nguyện. Bà thường lập lại với các con bà:/31 Tháng Giêng 2013(Xem: 7738) Nghiahiepgd - GiaophanBaria.org/
Lời mời gọi sám hối và tin vào Tin Mừng
Giáo Huấn Vui kỳ 5 - Tông huấn Vui mừng và Hân hoan 25-31
Ở lứa tuổi Khối Xưng tội, Rước lễ (Sơ cấp) (7t-8t) các em chỉ có thể cầm trí được 20 phút, tối đa là 30 phút. Do đó, sau khi các em đã gặp Chúa trong phần cầu nguyện giữa giờ, nghĩa là đã học nửa giờ Giáo lý, Giáo lý viên cho các em sinh hoạt để tâm trí các em được thư giãn, thoải mái hầu có thể tiếp tục học hỏi tốt hơn ở nửa giờ Giáo lý còn lại./post 18 Tháng Tám 2012 (Xem: 7799) Phêrô Nguyễn Minh Hoàng - XudoanPhuocQua.com /
Bảo Trợ