70 năm Trung Quốc: Vết cắt sâu dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản

29 Tháng Chín 20197:06 CH(Xem: 1274)
  • Tác giả :

70 năm Trung Quốc: Vết cắt sâu dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản

Children waving Chinese flags Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Đối với Trung Quốc, quá khứ của nó là câu chuyện của sự phồn thịnh, phát triển và hi sinh cho lợi ích chung

Sự trỗi dậy phi thường của Trung Quốc là một câu chuyện tiêu biểu của Thế kỷ 20, nhưng khi đất nước này đang chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập, John Sudworth của BBC tại Bắc Kinh tự hỏi ai mới là người thực sự chiến thắng dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ngồi tại bàn làm việc ở thành phố Thiên Tân của Trung Quốc, con dao của Zhao Jingjia đang lần theo nếp của một khuôn mặt.

Sau những nét cắt tinh tế, một khuôn mặt không thể nhầm lẫn được dần hiện ra, Mao Trạch Đông, người sáng lập ra Trung Quốc hiện đại.

Kỹ sư dầu đã nghỉ hưu đã phát hiện khả năng sử dụng dao thần kỳ của mình và sử dụng nghệ thuật cắt giấy cổ xưa để tôn vinh các nhà lãnh đạo và các sự kiện lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

"Tôi tính ra bằng tuổi với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa," ông nói. "Tôi có tình cảm sâu sắc với quê hương, nhân dân và đảng của tôi."

Zhao Jingjia with a paper cut of Mao Zedong
Image caption Với những người như Zhao Jingjia, sự thành công của Trung Quốc đặt lên trên những "sai lầm" của lãnh đạo

Sinh vài ngày trước ngày 1/10/1949 - ngày ông Mao tuyên bố ngày khai lập ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), cuộc sống của Zhao đi cùng với những thay đổi, phát triển của Trung Quốc, từ nghèo đói, đàn áp và vươn lên thịnh vượng.

Giờ đây, trong căn hộ khiêm tốn nhưng tiện nghi của mình, nghệ thuật của Zhao đang giúp ông cảm nhận được một trong những thời kỳ hỗn loạn nhất của lịch sử loài người.

"Không phải Mao là một con quái vật, chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng chục triệu người hay sao?" tôi hỏi.

"Tôi đã sống qua nó," Zhao trả lời. "Tôi có thể nói với anh rằng Mao Chủ tịch đã phạm một số sai lầm nhưng đó không phải là lỗi của ông ấy hoàn toàn."

"Tôi tôn trọng ông ấy từ trái tim tôi. Ông ấy đã giải phóng đất nước chúng tôi. Người thường không thể làm những việc như vậy."

Vào thứ ba, Trung Quốc sẽ cho thế giới thấy sự thịnh vượng phồn vinh của nó.

Bắc Kinh đang tổ chức một trong những cuộc diễu hành quân sự lớn nhất từ ​​trước đến nay, kỷ niệm 70 năm cai trị của Đảng Cộng sản như một chiến thắng chính trị thuần túy.

Bắc Kinh sẽ rùng mình trước tiếng sấm của xe tăng, bệ phóng tên lửa và 15.000 binh sĩ diễu hành, một sự phô bày về sức mạnh quốc gia, sự giàu có và địa vị trước sự có mặt của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đương nhiệm, Chủ tịch Tập Cận Bình, tại Quảng trường Thiên An Môn.

Một tường thuật không đầy đủ về sự tiến bộ

Giống như chân dung cắt giấy của ông Zhao, chúng tôi không có ý định tập trung vào nhiều vết sẹo riêng lẻ được tạo ra trong quá trình lịch sử hiện đại của Trung Quốc.

Kết quả cuối cùng mới quan trọng.

Mao Zedong declares the People's Republic of China in Beijing on 1 Oct 1949 Bản quyền hình ảnhXinhua/AFP
Image caption Mao Trạch Đông tuyên bố khai sinh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hôm 1/10/1949

Về bề ngoài, sự thay đổi này quả là phi thường.

Vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Chủ tịch đứng ở Quảng trường Thiên An Môn kêu gọi một nhà nước tàn bạo, nửa phong kiến ​​tiến vào một kỷ nguyên mới với một bài phát biểu và một cuộc diễu hành chỉ có thể tập trung 17 chiếc máy bay

Ngược lại, cuộc diễu hành tuần này sẽ có tên lửa hạt nhân liên lục địa tầm xa nhất thế giới và một máy bay không người lái gián điệp siêu thanh - chiến tích của một siêu cường độc tài đang lên với tầng lớp trung lưu đã lên đến 400 triệu người.

Đó là một câu chuyện về thành công chính trị và kinh tế mà phần lớn là sự thật - nhưng, tất nhiên là không đầy đủ.

Những du khách mới đến Trung Quốc thường rất kinh ngạc trước các siêu đô thị nhà chọc trời, công nghệ cao được kết nối bởi các đường cao tốc hoàn toàn mới và mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới.

Shanghai skyline Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Những người đang ở những thành phố phồn hoa của Trung Quốc có thể đã chấp nhận đánh đổi tự do chính trị cho sự thịnh vượng về kinh tế

Họ nhìn thấy một xã hội tiêu dùng tràn lan với những cư dân tận hưởng sự tự do và thời gian rảnh để mua sắm hàng hiệu, ăn tối trong nhà hàng.

"Như thế này đâu có đến nỗi tệ?" những người khách mới đến sẽ tự hỏi khi nghĩ về những điều tiêu cực mà họ đã đọc về Trung Quốc khi ở quê nhà.

Câu trả lời, như trong tất cả các mô hình xã hội, là nó phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn là ai.

Nhiều người ở các thành phố lớn của Trung Quốc đã được hưởng lợi từ sự bùng nổ của sự dồi đào vật chất và cơ hội, và họ thực sự biết ơn và trung thành.

Để đổi lấy sự ổn định và tăng trưởng, họ cũng có thể chấp nhận - hoặc ít nhất là chịu đựng - sự thiếu tự do chính trị và sự kiểm duyệt thường thấy trên các phương tiện truyền thông.

Đối với họ, cuộc diễu hành sắp tới có thể được xem như một sự tôn vinh phù hợp cho sự thành công của quốc gia họ và phản ánh sự thành công chính họ.

Nhưng khi hình thành đất nước Trung Quốc mới này, con dao đã cắt dài và sâu vào bản khắc.

Những người đã chết, bị bỏ tù và bị phân biệt

Nạn đói do Mao gây ra là kết quả của những thay đổi cực đoan đối với hệ thống nông nghiệp - đã cướp đi hàng chục triệu sinh mạng và cuộc Cách mạng Văn hóa của ông đã giết chết hàng trăm ngàn người trong một thập kỷ điên cuồng của bạo lực và đàn áp.

Những sự thật này không có trong sách giáo khoa Trung Quốc.

Archive image of a starving woman and child during the famine in China Bản quyền hình ảnhGetty/Topical
Image caption Hàng chục triệu người chết đói dưới thời của Mao Trạch Đông

Sau khi Mao qua đời, Chính sách Một con thảm khốc đã ảnh hưởng hàng triệu người trong suốt 40 năm.

Ngày nay, với Chính sách Hai con mới, Đảng Cộng sản vẫn đương nhiên vi phạm quyền được lựa chọn sinh sản của một người.

Danh sách này dài, với mỗi danh mục thêm nhiều ngàn người, ít nhất là vào số người bị ảnh hưởng bởi chính quyền độc đảng này.

Chinese baby in front of Chinese flag Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Bắc Kinh vẫn quyết định một gia đình có thể có bao nhiêu con

Rồi còn có những nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo, sự xâm chiếm đất đai và tham nhũng của chính quyền địa phương.

Rồi còn có hàng chục triệu công nhân nhập cư, xương sống của sự thành công công nghiệp của Trung Quốc, những người từ lâu đã không còn được hưởng lợi quyền công dân.

Một hệ thống giấy phép cư trú nghiêm ngặt tiếp tục từ chối họ và gia đình họ quyền được giáo dục hoặc chăm sóc sức khỏe nơi họ làm việc.

Và trong những năm gần đây, ước tính có khoảng một triệu rưỡi người Hồi giáo ở khu vực phía tây Tân Cương của Trung Quốc - người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs), người Kazakhstan và những người dân tộc khác - đã bị đưa vào các trại giam tập thể vì đức tin và sắc tộc của họ.

Trung Quốc liên tục khẳng định đây là những trường dạy nghề, và là tiên phong trong cách ngăn chặn khủng bố trong nước.

Những câu chuyện về người chết, người bị bỏ tù và bị phân biệt luôn bị ẩn giấu nhiều hơn những câu chuyện về sự đồng hóa và thành công.

Theo quan điểm của họ, sự kiểm duyệt phần lớn lịch sử gần đây của Trung Quốc không chỉ đơn giản là một phần phải đánh đổi để lấy sự ổn định và thịnh vượng.

Nó còn là một cái gì đó khiến sự đau khổ trong im lặng của họ càng khó bị thâm nhập hơn.

Và tất nhiên đó là việc của các nhà báo nước ngoài để cố gắng đưa chúng ra ánh sáng.

People holding pictures of Mao and the Little Red Book in Tiananmen Square, 1966
Getty
Sự phát triển của Trung Quốc hiện đại

  • 1949Mao tuyên bố khai sinh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

  • 1966-76Cách mạng văn hóa mang lại biến động xã hội và chính trị

  • 1977Đặng Tiểu Bình khởi xướng những cải cách lớn về kinh tế

  • 1989Đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Thiên An Môn

  • 2010Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

  • 2018Tập Cận Bình tuyên bố làm Chủ tịch trọn đời

Transparent line

'Sai lệch, giả tạo và hào nhoáng hóa'

Nhưng trong khi sự kiểm duyệt có thể khiến mọi người im lặng, điều đó không thể khiến họ quên.

Giáo sư Guo Yuhua, một nhà xã hội học tại Đại học Tsinghua của Bắc Kinh, là một trong số ít các học giả còn cố gắng ghi lại, đôi khi thông qua lịch sử truyền miệng, một số thay đổi lớn đã ảnh hưởng đến xã hội Trung Quốc trong bảy thập kỷ qua.

Sách của bà bị cấm, mọi liên lạc của bà bị theo dõi và tài khoản mạng xã hội của bà thường xuyên bị xóa.

"Trong nhiều thế hệ, mọi người đã nhận được một lịch sử đã bị làm sai lệch, giả tạo, hào nhoáng hóa và tẩy não," bà nói với tôi, bất chấp cảnh báo không nói chuyện với truyền thông nước ngoài trước cuộc diễu hành.

"Tôi nghĩ rằng cả nước buộc phải nghiên cứu lại và suy ngẫm về lịch sử. Chỉ khi chúng ta làm điều đó, chúng ta mới có thể đảm bảo rằng những thảm kịch này sẽ không lặp lại."

People with poster of Mao Zedong Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Liệu sự thịnh vượng này có thể thực sự là vì giới lãnh đạo không ?

Bà tin rằng một cuộc diễu hành đặt Đảng Cộng sản ở ngay đầu và trung tâm của câu chuyện, bỏ lỡ bài học thực sự, rằng tiến bộ của Trung Quốc chỉ bắt đầu sau thời của Mao, khi đảng cộng sản nới lỏng ra một chút.

"Mọi người được sinh ra để phấn đấu cho một cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn và tôn trọng hơn, phải không?" bà ấy hỏi tôi.

"Nếu họ chỉ được cấp cho một không gian nhỏ bé, họ sẽ cố gắng kiếm tiền và giải quyết các vấn đề sinh tồn của họ. Không nên cho rằng đó là công ơn của lãnh đạo."

'Hạnh phúc của chúng tôi đến từ chăm chỉ'

Như để chứng minh quan điểm về một quá khứ bất ổn, bị kiểm duyệt của một quốc gia độc tài sẽ tiếp tục tác động đến hiện tại, cuộc diễu hành chỉ dành cho khách mời.

Một kỷ niệm khác, cũng ngay ở Quảng trường Thiên An cũng được đo bằng bội số của 10 - đó là 30 năm kể từ khi cuộc đàn áp đẫm máu tháng sáu 1989 đối với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ của sinh viên làm lung lay nền tảng cai trị của Đảng Cộng sản.

Mao's portrait hanging in Tiananmen Square Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Chân dung của Mao sẽ luôn dõi theo sự kiện ở Quảng trường Thiên An Môn

Quân đội sẽ diễu hành xuống đại lộ nơi các sinh viên bị bắn chết.

Một sự kiện quy mô lớn như vậy nhưng chỉ có khách mời được tham dự cho thấy Bắc Kinh không chừa một khả năng nào mà một người biểu tình đơn độc có thể mạo hiểm sử dụng cuộc diễu hành để gây sự chú ý.

Với trung tâm Bắc Kinh bị bao kín, người bình thường chỉ có thể theo dõi qua màn hình TV.

Zhao

Quay trở lại căn hộ ở Thiên Tân của mình, Zhao Jingjia cho tôi thấy chi tiết phức tạp của một hoạt cảnh, mỗi cảnh được cắt từ một mảnh giấy, mô tả "Tháng ba dài", một thời gian khó khăn và thất bại của Đảng Cộng sản trước khi đi lên nắm quyền

"Hạnh phúc của chúng tôi ngày nay đến từ sự chăm chỉ," ông nói với tôi.\

Đó là một quan điểm lặp lại rằng chính phủ Trung Quốc, giống như ông, ít nhất đã thừa nhận rằng Mao đã phạm sai lầm nhưng khăng khăng rằng không nên nhắc dai dẳng những điều này.

"70 năm qua của Trung Quốc thật phi thường," ông nói. "Tất cả đều có thể nhìn thấy. Hôm qua chúng tôi đã gửi hai vệ tinh điều hướng vào không gian - tất cả công dân có thể tận hưởng sự tiện lợi mà những thứ này mang lại cho chúng tôi."
Theo BBC

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tốc độ tàu cao tốc 200-350 km/h trên toàn mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã mang lại ấn tượng về sự phát triển đáng kinh ngạc trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, mạng lưới đường sắt này không thành công như quảng cáo, nó đã trở thành ác mộng của nền kinh tế. Đáng tiếc là Trung Quốc đã kịp xuất khẩu ác mộng này sang Việt Nam 10 năm trước. Global Times đưa tin, mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc có phạm vi khoảng 38.000 km và Bắc Kinh có kế hoạch sẽ mở rộng mạng lưới này lên quy mô 7 triệu km đến năm 2035. Năm 2008, chuyến tàu cao tốc đầu tiên đã xuất phát từ ga đường sắt Nam Bắc Kinh, ngày nay sau 13 năm, Trung Quốc đã thiết lập mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới.
Cuộc diệt chủng của ĐCSTQ đối với Tây Tạng là lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta Trong bài phát biểu đánh dấu 70 năm ĐCSTQ tiến quân vào và kiểm soát Tây Tạng, dù ông Uông Dương đã hết lời ca ngợi những thành tựu huy hoàng của ĐCSTQ tại Tây Tạng, ông Anders Corr lại nhận thấy những bằng chứng hiển nhiên về tội ác diệt chủng và nỗi ám ảnh của ĐCSTQ đối với việc phải hủy diệt tín ngưỡng và tôn giáo. Ở bài bình luận này, tác giả Corr sẽ phân tích và chỉ rõ ra những dấu hiệu và bằng chứng về tội ác của ĐCSTQ, thông qua phát biểu của ông Uông Dương.
Thống đốc bang California (Mỹ) vừa ban hành đạo luật gây xôn xao dư luận: ‘Cho phép trẻ vị thành niên phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoặc phá thai mà không cần thông báo cho phụ huynh’. Liệu đây là một đạo luật cấp tiến, tự do hay sẽ tiếp tay cho tội ác và sự suy đồi về đạo đức? Trẻ được phá thai hoặc chuyển giới mà không cần thông báo cho phụ huynh Ngày 22/9 vừa qua, Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom đã ban hành hai đạo luật cho phép trẻ vị thành niên có thể thực hiện một số thủ tục y tế như phẫu thuật chuyển đổi giới tính và phá thai mà không cần thông báo với phụ huynh. Một trong hai điều luật là AB-1184, trong đó cấm các công ty bảo hiểm sức khỏe yêu cầu có sự ủy quyền của cha mẹ, trước khi những đứa trẻ bắt đầu làm thủ tục cho các dịch vụ y tế.
Trong bối cảnh chính phủ Afghanistan sụp đổ, người Mỹ và những người Afghanistan làm việc cho Hoa Kỳ buộc phải sơ tán, người ta không khỏi băn khoăn rằng: Liệu điều tương tự có thể xảy ra ở những quốc gia mà Mỹ đang bảo trợ? Và có tác động như thế nào đối với Đài Loan và các đồng minh khác của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương?
Gần đây, dư luận dậy sóng trước tuyên bố của một vị giáo sư rằng học phí cấp đại học nên được coi là rào cản kỹ thuật cho đầu vào. Tư tưởng học phí giống như một khoản đầu tư [ở một số ngành nghề] vốn là tư tưởng được chấp thuận ở các nước có nền giáo dục tiến bộ, nhưng áp dụng tại Việt Nam thì dường như chưa hợp lý lắm. Tăng, giảm hay miễn phí giáo dục? Phát biểu tại diễn đàn Quốc hội sáng 25/7 vừa qua, GS Lê Quân (đại biểu Cà Mau) nói: “Chúng ta cũng phải đảm bảo rằng học phí cũng là một rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào học đại học và trở thành "học đại"", phải coi học phí đối với người học là nguồn đầu tư, thông lệ quốc tế học phí bao giờ cũng bằng gần hai năm tiền lương sau khi tốt nghiệp.
Liệu các cuộc tấn công mạng do Bắc Kinh hậu thuẫn gần đây nhắm vào Mỹ có dẫn đến chiến tranh thật? Đây là câu hỏi mà nhà kinh tế học người Mỹ David P. Goldman đã đặt ra gần đây. Một câu hỏi quan trọng, hiện hữu và rất khó trả lời. Tuy nhiên, vào tháng trước, Tổng thống Joe Biden đã cảnh báo rằng các cuộc tấn công mạng gần đây, bao gồm việc tấn công mạng các cơ quan chính phủ và cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ, rất có thể dẫn đến một “cuộc chiến nổ súng”. Ông Biden tiếp tục: “Tôi nghĩ có nhiều khả năng chúng ta sẽ kết thúc — à, nếu chúng ta có kết cục là một cuộc chiến, một cuộc chiến tranh thực sự với một cường quốc, thì đó sẽ là hậu quả của một tấn công mạng với hậu quả rất lớn”, "cường quốc" đó, tất nhiên, là Trung Quốc. Như ông Goldman lưu ý: "Nận xét của ông Biden được đưa ra trong một văn bản do văn phòng báo chí Tòa Bạch Ốc lưu hành", chúng không phải là sản phẩm của “loạn ngôn tự phát”. Không, họ đã cố tình.
Bệnh dịch lây lan trên toàn quốc là một mối đe dọa tiềm tàng đối với ĐCSTQ. Hiện tại, Delta đang điều khiển nhiều xã hội trên khắp thế giới, nhưng Trung Quốc dường như là nước duy nhất mà biến thể này có thể kết thúc nhiệm kỳ của nhóm cầm quyền. COVID-19 đang tàn phá Trung Quốc Biến thể Delta đang lan nhanh trên khắp đại lục và Bắc Kinh không có giải pháp nào mới ngoài các biện pháp vũ lực tàn bạo, độc tài toàn trị — và đổ lỗi cho người nước ngoài. Hàng triệu người dân Trung Quốc hiện đang bị phong tỏa. Các ca nhiễm gần đây tạo thành đợt bùng phát coronavirus trên diện rộng, thậm chí còn rộng hơn so với đợt bùng phát vào năm ngoái. Đợt bùng phát mới này đã nhanh chóng vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các nhà chức trách và phá vỡ kế hoạch tuyên truyền cốt lõi của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Và nay nước Mỹ đang dần tiến vào một xã hội tự do cực tả, nơi xấu đã trở thành tốt và tốt đã trở thành xấu. Những điều tưởng chừng vô lý thì nay là hiện thực, ví như người nhập cư bất hợp pháp được ra vào tự do trên đất Mỹ, và được hưởng quyền “ưu đãi” hơn cả một công dân Mỹ “chính cống”... Khi những bậc lão thành vừa nhâm nhi cà phê vừa hồi tưởng lại quãng thời gian yên bình cách đây hơn nửa kỷ bằng câu mở đầu “muôn thuở”: “Hồi ấy, bố/mẹ ….”, thì bạn đừng than vãn: “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Bởi nếu có cỗ máy thời gian cho phép bạn quay trở lại thời điểm cách nay hơn nửa thế kỷ, bạn có gật đầu không? Hơn nửa thế kỷ trước, sẽ không có Internet, không có smartphone, điện thì chập chờn và tất nhiên nếu nhà nào sở hữu một cái tivi đen trắng thì trở thành trung tâm "chiếu phim" cho cả cộng đồng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dựa vào hàng loạt lời nói dối về kinh tế để làm lung lay nhận thức của nhiều người về tình hình hiện tại. Trong bài viết này, chúng tôi xem xét một số lời nói dối lớn nhất và đưa ra bức tranh thực sự đằng sau những lời nói dối đó.
Trong 4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, Big Media đã chế tạo ra bao nhiêu lời dối trá để bủa vây ông? Đã có bao nhiêu thông tin bị lật tẩy giúp công chúng được giải khai sự thật? Mời quý độc giả cùng NTD Việt Nam điểm lại 8 lời dối trá nổi bật nhất về ông Trump của Big Media, trong lúc chờ đợi các thông tin cập nhật từ các cuộc thanh tra kết quả bầu cử tại các tiểu bang Arizona và Georgia. Trong suốt 4 năm dẫn dắt nước Mỹ, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đạt được rất nhiều thành tựu. Trong nước, ông Trump không chỉ lấp đầy nền sản xuất rỗng sau nhiều thập kỷ hoang phế, mang lại việc làm và sức tăng trưởng bền hơn cho nền kinh tế, ông còn khôi phục các giá trị truyền thống đang bị bào mòn, xâm lấn triệt để bởi tư tưởng cấp tiến như bảo vệ thai nhi.
Bảo Trợ