Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Mỹ, ông Kevin McCarthy, hôm thứ Tư (25/9) nói rằng cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai ông ta, Hunter Biden, nên bị điều tra về vụ bê bối Ukraine, theo Breitbart.
Lời đề nghị của vị nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa được đưa ra khi ông phản bác lại yêu cầu của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi về việc luận tội Tổng thống Trump.
Hôm thứ Ba, bà Pelosi yêu cầu điều tra luận tội ông Trump với cáo buộc ông gây áp lực qua điện thoại với Tổng thống Ukraine để yêu cầu nước này điều tra cựu Phó Tổng thống Biden và con trai về bê bối tham nhũng.
Hunter Biden bị nghi ngờ vận hành công ty của anh ta dựa trên tầm ảnh hưởng của người cha – Phó Tổng thống Joe Biden trong suốt 8 năm dưới chính quyền Obama.
Nghị sỹ McCarthy hôm thứ Tư lưu ý rằng ông Joe Biden từng “khoe khoang” về vai trò của ông ta trong việc sa thải một công tố viên điều tra công ty của con trai ông.
“Tại sao chúng ta không điều tra Joe Biden và Hunter Biden?”, vị dân biểu nói với Fox News hôm thứ Ba. “Tôi cam đoan với các bạn điều này: Hunter Biden – nếu tên anh ta là Hunter Smith, thì sẽ không ai tuyển dụng anh ta. Anh ta sẽ không kiếm được một tỷ đô la từ Trung Quốc, và nhà tài phiệt ở Ukraine cũng sẽ chẳng thuê anh ta đâu.”
Trong tuyên bố trên, nghị sỹ McCarthy đã đề cập đến mối nghi ngờ rằng Trung Quốc “nịnh hót” gia đình Biden, bằng cách đầu từ hơn 1 tỷ đô la vào công ty của Hunter, đổi lại Hunter đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc mua lại Henniges, công ty Mỹ chuyên chế tạo công nghệ kép được sử dụng cho lĩnh vực dân sự và quân sự. Chính quyền Obama và Biden đã phê chuẩn vụ mua bán này, dù đó là một công ty có tầm quan trọng đối với an ninh của nước Mỹ.

Hôm thứ Tư, nghị sỹ McCarthy chỉ ra điều bất thường là tại sao không điều tra vụ bê bối của gia đình Biden: “Tại sao không ai cảm thấy phẫn nộ về điều đó? Và tại sao không ai điều tra việc đó?”
Vụ bê bối ở Ukraine tất nhiên có liên quan đến Joe và Hunter Biden, và dường như đó là một chủ đề nhạy cảm của đảng Dân chủ, theo Breitbart.
Khi được phóng viên Fox News hỏi về vụ bê bối Ukraine, ông Joe Biden đáp: “Tôi biết Trump mới đáng bị điều tra. Ông ta đang vi phạm mọi chuẩn mực cơ bản của một tổng thống. Anh nên hỏi ông ta là: tại sao ông ta lại điện đàm như thế với một nhà lãnh đạo ngoại quốc? Ông ta đang cố gắng đe dọa họ ư? Nếu đó là sự thật, thì nó chính là như vậy.”
Ông Biden hét lớn: “Anh nên đi tìm Trump! Và hãy hỏi ông ta những câu hỏi thỏa đáng!”
Hôm thứ Ba, đảng Dân chủ đã khiến các hãng truyền thông rầm rộ đưa tin về kế hoạch luận tội Tổng thống Trump như cáo buộc của Chủ tịch Hạ viện Pelosi. Tuy nhiên, đến thứ Tư, chiến lược mới của Đảng Dân chủ đã không thu được kế quả như ý, theo Breitbart.
Nhà Trắng đã công bố toàn bộ bản sao cuộc điện thoại tháng 7 của Tổng thống Trump với Tổng thống Ukraine Zelensky, trong đó cả hai nhà lãnh đạo không hề thảo luận về khoản viện trợ quân sự mà đảng Dân chủ cáo buộc ông Trump dùng để gây sức ép với Ukraine.
Tổng thống Ukraine hôm thứ Tư cũng tuyên bố ông không gặp phải sức ép nào về việc điều tra cáo buộc tham nhũng đối với con trai của cựu Phó Tổng thống Joe Biden.Theo ĐKN
Biểu tình Indonesia, 300 người bị thương, được so sánh với Hồng Kông – Tin vắn quốc tế 26/9

Biểu tình Indonesia với 300 người bị thương được so sánh với Hồng Kông
SCMP cho biết, hôm thứ Tư (25/9), cảnh sát chống bạo động Indonesia dùng hơi cay và vòi rồng giải tán hàng ngàn người biểu tình chủ yếu là sinh viên tụ tập bên ngoài tòa nhà Quốc hội. Gần 300 người bị thương. Cuộc biểu tình của họ tiếp nối một cuộc biểu tình vào tối thứ Ba (24/9) chống lại một bộ luật hình sự và một đạo luật mới được thông qua nhằm làm suy yếu sự độc lập của Ủy ban Xóa bỏ tham nhũng (KPK). Truyền thông xã hội Indonesia so sánh vụ đụng độ dữ dội giữa cảnh sát và người biểu tình với tình trạng bất ổn ở Hồng Kông chống dự luật dẫn độ hiện đã rút.
Lãnh đạo Hồng Kông lần đầu tiên đàm phán với cộng đồng nhằm chấm dứt khủng hoảng
Trưởng đặc khu Carrie Lam có cuộc hội đàm đầu tiên với công chúng tối hôm nay (26/9), để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị liên quan đến các cuộc biểu tình dân chủ, với hy vọng vãn hồi tình hình hỗn loạn hiện nay. Bà Lam, lãnh đạo được Bắc Kinh hậu thuẫn, đối thoại với 150 thành viên của cộng đồng, mà mỗi người tham gia chỉ có 3 phút để bày tỏ quan điểm.
Mỹ – Nhật ký thỏa thuận thương mại về nông trại và kỹ thuật số
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ký kết giai đoạn đầu của một thỏa thuận thương mại mới vào hôm thứ Tư (25/9). Thỏa thuận tập trung vào hàng nông sản và các sản phẩm kỹ thuật số, đồng thời xác nhận Mỹ sẽ không áp thuế bổ sung đối với ô tô Nhật Bản trong thời điểm này. Theo thỏa thuận tiếp cận thị trường, Nhật Bản sẽ mở cửa cho các sản phẩm nông nghiệp Mỹ mới vào thị trường với giá trị ước tính khoảng 7 tỷ đô la.
Mỹ, Nhật cùng Đài Loan tổ chức Diễn đàn Ngôn ngữ Nam đảo tại Palau
Viện Mỹ ở Đài Loan (AIT), đang chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Quốc tế Phục hưng Ngôn ngữ Nam đảo (Austronesian) tại Kodor, Palau, vào Chủ nhật (29/9), hợp tác với chính phủ Đài Loan và Nhật Bản. Theo Taiwan News, đồng tài trợ sự kiện, ngoài AIT, còn có Bộ Ngoại giao Đài Loan, Hội đồng các dân tộc bản địa, Hiệp hội trao đổi Nhật Bản – Đài Loan. Diễn đàn Ngôn ngữ Nam đảo là một tổ chức đã chìm xuống trong 10 năm cho đến khi được tái thành lập vào năm 2018 nhờ chính phủ Đài Loan hỗ trợ. Diễn đàn hiện gồm 12 quốc gia.
Theo ĐKN