Chúa Nhật 26 Thường Niên, Năm C Các Bài Suy Niệm & Chú Giải Lời Chúa

27 Tháng Chín 201912:26 SA(Xem: 1624)

CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, NĂM C
Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Lời Chúa: Am 6, 1a.4-7; 1Tm 6,11-16; Lc 16, 19-31

blank

 

Ông Dives và anh Lazarô – Vincent Travers

MỤC LỤC
  1. Tiền.
  2. Tiền 2
  3. Tiền bạc
  4. Liên đới – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
  5. Quy luật của sự sống – Lm. Ignatiô Trần Ngà
  6. Cho thì có phúc – Lm Giuse Tạ Duy Tuyền
  7. Khi con người bạc tình
  8. Chia sẻ – Lm. Giuse Trần Việt Hùng
  9. Người nghèo Thiên Chúa chọn – An Phong
  10. Suy niệm của Vinh Sơn Dương Văn Đức
  11. Bạn hữu của Thiên Chúa – Pm. Cao Huy Hoàng
  12. Hãy nghe các ngài
  13. Ra khỏi thế giới nhỏ hẹp của lòng mình
  14. Hậu quả của việc sử dụng tiền bạc
  15. Khoảng cách – Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
  16. Người phú hộ và Ladarô nghèo khó
  17. Giấy thông hành Nước Trời – Thiên Phúc
  18. Ông Dives và anh Lazarô – Vincent Travers
  19. Người phú hộ giàu có và Ladarô nghèo khổ
  20. Hai cảnh đời trái nhau – Lm Giacôbê Tạ Chúc
  21. Niềm hy vọng của nhân loại
  22. Người nghèo… nằm bên cổng nhà
  23. Trái tim tình người – Lm. Antôn Nguyễn Văn Tiếng
  24. Có một vực thẳm – Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu
  25. Hai khuôn mặt trái ngược nhau
  26. Môi trường đức tin – Achille Degeest
  27. Lazarô sẽ không bao giờ tự mãn
  28. Giàu có và nghèo khó – McCarthy
  29. Bác ái bắt đầu từ nhà mình – McCarthy
  30. Chú giải của R. Gutzwiller
  31. Thế giới cuả tình yêu
  32. Tôi có đọc Kinh Thánh hay không?
  33. Sống trong thế giới trái ngược
  34. SỐNG LỜI CHÚA- Tiền bạc
  35. HRK/181- Giàu có
  36. CSTM/223- Dại dột
  37. NTGT/258- Yêu thương
  38. SCĐ- Hững hờ
  39. SCĐ/739- Khác nhau
  40. SCĐ/740- Giàu nghèo
  41. SCĐ/741- Từ đâu?
  42. Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm
  43. Từ sự chết đi đến sự sống
  44. Chúa nhật 26 Thường Niên
  45. Suy niệm của JKN
  46. Suy niệm của Nguyễn Hữu Nghĩa
  47. Suy niệm của nhóm Đồng Hành
  48. Thắp một ngọn đèn- Lm. Vũ Minh Nghiễm.
  49. Lòng nhân đạo- Lm. Bùi Mạnh Tín
  50. Bác ái cụ thể- Lm. Thanh Minh
  51. Suy niệm của Lm. Nguyễn Hữu Nghĩa
  52. “Họ đã có Môisen và các tiên tri”
  53. Suy niệm của Fr. Jude Siciliano
  54. Đừng vô cảm trước nỗi khổ của đồng loại
  55. Xây dựng cầu nhân ái trong cộng đoàn
  56. Lưu tâm đến những người nghèo khổ
  57. Cuộc sống trần thế không phải là tất cả
  58. Chú giải của Noel Quesson
  59. Chú giải của Fiches Dominicales
  60. Chú giải của William Barclay
  61. Sự công bằng của Thiên Chúa
  62. Đừng vô cảm… – Petrus.tran
  63. Đừng “dửng dưng” và “vô cảm” như thế!
  64. Quan tâm phục vụ người bất hạnh – Lm. Đan Vinh
  65. Liên đới – Như Hạ
  66. Giàu và nghèo – Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng
  67. Hạnh phúc hay trầm luân? – Minh Thiện
  68. Khoảng cách định mệnh – Đỗ Lực
  69. Giàu có là tội lỗi? – JM. Lam Thy ĐVD
  70. Suy Niệm Thánh Vịnh 145 – CN26TNC
  71. Lòng ích kỷ – Giuse Hồng Ân
  72. Rửng rưng có phải là một tội ác?
  73. Hố ngăn cách giầu nghèo

Có hai nhân vật trong câu chuyện này. Trước hết là người giàu có, tạm gọi là Dives. “Dives” tiếng La-tinh, có nghĩa là “giàu có”. Ông ta sống trong sự giàu sang. Ông ăn uống no say mỗi ngày trong một đất nước mà thường dân may mắn lắm mới có được một bữa no bụng mỗi tuần.

Nhân vật thứ hai là anh Lazarô nằm trước cổng, ngửa tay xin của ăn dư thừa. Anh rất đau yếu bệnh hoạn. Mình mẩy anh đầy ghẻ chốc. Anh yếu đuối cho đến nỗi không đủ sức chống đỡ những con chó ngoài đường đến quấy phá, liếm ghẻ chốc của anh.

Thời đó trên bàn ăn không có dao nĩa và khăn lau, bởi vì người ta ăn bằng tay. Trong những gia đình phong lưu, những miếng bánh mì rẻ tiền được vứt bỏ sau bữa ăn. Họ rửa tay bằng cách lau chùi tay trong bánh mì và bánh mì dơ bẩn được thu nhặt cho vào thùng đựng rác. Chính đó là những mảnh vụn bánh mì mà người nghèo khổ Lazarô đang mong đợi để nuôi sống mình.

Câu chuyện anh Lazarô và ông Dives nhắc tôi nhớ lại mẩu chuyện một người đàn bà đĩ thoã và ông trưởng giả đi chung trong một chuyến tàu. Người đàn bà nói: “Ông ơi,ông sặc mùi hôi.” Ông kia đáp lại: “Thưa bà, tôi xông mùi thối, còn bà đánh hơi.”

Do đó, anh Lazarô là hình ảnh của sự nghèo nàn khốn khổ, còn ông nhà giàu là hình ảnh của sự bê tha ăn uống. Nên để ý điểm này là ở đây người ta nhắc đến tên người đàn ông nghèo khó nhưng người giàu sang thì lại không có tên. Trong nền văn hoá ngày nay, người giàu sang cũng như người nổi tiếng thì đều có danh xưng, còn người nghèo hèn thì vô danh tiểu tốt.

Điều đó cho thấy Chúa Giêsu chú trọng đến những người mà xã hội ruồng bỏ. Ngài đã dành nhiều thời giờ cho những kẻ bị bỏ rơi, những người vô danh tiểu tốt, chứ không phải với những người nổi tiếng.

Vai trò đảo ngược

Rồi cả hai người đều chết. Người giàu có rơi xuống hoả ngục, còn anh Lazarô lên thiên đàng, ở trong lòng tổ phụ Ápraham. Câu chuyện đã diễn tiến theo cuộc đối thoại giữa ông nhà giàu với tổ phụ Ápraham.

Từ dưới vực sâu hoả ngục, người giàu có đã kêu lên: “Lạy tổ phụ Ápraham, xin thương xót con và sai anh Lazarô nhúngđầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!” (Lc 16, 24).

Tổ phụ Ap-ra-ham đã trả lời: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Lazarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Lazarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.” (Lc 16, 25-26)

Ông nhà giàu lại thưa: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh Lazarô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!” (Lc 16, 27). Ông Ápraham đáp: “Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.” (Lc 16, 31)

Khỏi phải nói ra, ai cũng rõ là người giàu có đã đối xử có phần nào tàn nhẫn với anh Lazarô. Nhưng xét theo nhiều khía cạnh, ông nhà giàu không phải là một người xấu. Ông đã không bạo hành đối với anh Lazarô bằng lời nói, như nhiếc mắng anh đáng xuống hoả ngục. Ông cũng không xua đuổi anh Lazarô, không cho nằm trước cổng nhà mình. Ông cũng không báo cáo với cảnh sát, hoặc với những người kiểm tra vệ sinh về anh ta như là một nguy cơ đối với sức khoẻ của công chúng.

Ông không chống đối việc anh Lazarô chìa tay ra xin thức ăn thừa và cũng không chỉ thị cho đầy tớ ném bánh mì dơ ở nơi khác. Vấn đề là mỗi lần Dives đi ra hay đi vào nhà thì đều phải đi qua nơi anh Lazarô nằm trước cổng
.

Tội lơ là chểnh mảng

Ông Dives không bao giờ nhận ra anh Lazarô. Ông không để ý tới anh Lazarô trong những năm tháng đó, khi anh ngồi ăn xin trước cổng nhà ông và ngay cả khi ở dưới hoả ngục, ông cũng không đếm xỉa đến anh. Ông vẫn không thay đổi. Những người ở trong hoả ngục không thay đổi bao giờ.

Phần người giàu có, ông nghĩ về anh Lazarô không khác gì hơn ngoài một sứ giả, qua câu nói: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh Lazarô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!” (Lc 16, 27).

Anh Lazarô chỉ là một con người tùy tiện đối với ông phú hộ, chỉ là một thứ khí cụ được sử dụng mà thôi. Anh không phải là một con người đáng được kính trọng. Lazarô chỉ là một đồ vật được sử dụng và đó là lý do tại sao ông Dives đã xuống hoả ngục.

Tội lỗi của người giàu có đối với anh Lazarô là tội lơ là chểnh mảng – thứ tội quên làm! Những tội lỗi tệ hại nhất của chúng ta thường khi chính là những tội lơ là chểng mảng và đó là những tội mà chúng ta không bao giờ xưng ra. Nhưng đó chính là những tội của ông Dives. Có thể đó là những tội mà chúng ta không chút ý thức vì không gây nên thương tổn hay chết chóc cho ai.

Chúng ta có thể là ông Dives đối với người phối ngẫu, đối với cha mẹ, anh chị em, người làng giềng, đối với những trẻ nít non dại trong lớp học, đối với những bạn đồng nghiệp trở thành trò cười cho bất cứ cuộc đùa cợt nào. Không phải chúng ta cố ý tàn nhẫn. Điều đó hiếm khi xảy ra, vì chúng ta không đần độn hơn những người khác. Nhưng có những người trong cuộc sống chúng ta đangchết dần chết mòn về mặt thể xác, tình cảm, tinh thần và cả tâm linh nữa, bởi vì có những việc chúng ta có thể làm cho họ, nhưng đã không làm.

Tôi có dịp trò chuyện với một người láng giềng đã ra vào nhà thương như cơm bữa trong nhiều năm. Tôi hỏi cảm tưởng của ông như thế nào mỗi khi ra vào nhà thương như vậy. Ông trả lời: “Khi cha liên hệ với nhà thương lâu dài như con đây, cha sẽ nhận thấy điều khác biệt lớn lao giữa những kẻ đối xử với cha như một con người và những kẻ đối xử với cha như một trường hợp y khoa trong bệnh viện.”

Lòng trắc ẩn

Rồi đây khi tôi gặp gỡ một người ăn xin hay người nghiện ngập, tôi sẽ để ý đến họ. Tôi sẽ nhận ra họ như một con người và tỏ ra kính trọng họ. Đồng thời, một việc thật chính đáng, có thể làm được là tôi sẽ hỏi tên họ. Tôi có thể trả lời “không” khi họ xin tiền, nếu tôi nói một cách dịu dàng, bởi vì tôi biết rằng tiếng “không” cũng là một từ ngữ của yêu thương!

Bài học của Thánh Luca nhấn mạnh điểm này: chỗ đứng của chúng ta để được cứu rỗi tùy thuộc nơi chỗ đứng của lòng trắc ẩn chúng ta trước mặt anh chị em chúng ta. 

Giaophanvinh.net


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, NĂM C Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Gr 33,14-16; 1Tx 3,12–4,2; Lc 21,25-28.34-36
(1) Thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. (2) Người mở miệng dạy họ rằng: (3) "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. (4) Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. (5) Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an./post 01 Tháng Mười Một 2016 (Xem: 938)/
Yêu tha nhân như chính mình. Thiên Chúa là Đấng vô hình vô ảnh ta không thấy được. Ta nói yêu mến Thiên Chúa, điều đó khó mà kiểm chứng được. Nên Thiên Chúa đã ràng buộc điều răn mến Chúa vào điều răn yêu người. Yêu Chúa thì phải yêu tha nhân. Yêu tha nhân là bằng chứng yêu mến Chúa.Chú giải và chia sẻ Tin mừng Chúa Nhật XXXI TN – năm BNguon Lamhong.org
CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Is 53,10-11; Dt 4,14-16; Mc 10,35-45
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Kn 7,1-7; Dt 4,12-13; Mc 10,17-30
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48 Tin Mừng Chúa nhật XXVI thường niên, năm B
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, NĂM B ......đôi khi chúng ta thấy người này người nọ thực sự yêu thương và phục vụ kẻ khác, nhưng họ lại là người vô thần, là người Phật giáo, thì lập tức chúng ta khựng lại. Chúng ta hãy nhớ lời Chúa: Ai yêu thương thì ở trong Thiên Chúa. Tại sao chúng ta lại khăng khăng phải ở trong đạo mới có tình thương. Chắc gì chúng ta những người có đạo lại sống được tốt lành như họ chưa./17 Tháng Bảy 2018(Xem: 1432)/
Trước hết cần đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra khi chúng ta cử hành nghi thức Thánh Thể. Câu trả lời thật đơn giản, đó là bữa tiệc của Chúa, đánh dấu khởi điểm việc Người chịu khổ nạn và cuộc khổ nạn ấy đang trở thành một thực tại giữa chúng ta và vì chúng ta./09 Tháng Sáu 20122:00 CH(Xem: 7616) Tác giả Karl Rahner Giuse - Nguyễn Cao Luật OP chuyển dịch /
CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa - Lời Chúa: Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37 - Người đã hóa thân làm một con người bé nhỏ, nghèo túng, hèn yếu nhất. Để từ nay, ai đón tiếp một người bé nhỏ nhất là đón tiếp chính Người. Ai giúp đỡ một người yếu hèn nhất là giúp đỡ chính Người. Ai yêu mến một người nghèo túng nhất là yêu mến chính Người./17 Tháng Bảy 2018 (Xem: 1663) GP.Vinh/
CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Is 50,5-9a; Gc 2,14-18; Mc 8,27-35/17 Tháng Bảy 2018 (Xem: 1653) /
Bảo Trợ