Hồng Thủy - Vatican
Ngày 8/7 vừa qua, nhân kỷ niệm chuyến viếng thăm đảo Lampedusa lần đầu tiên, ĐTC cũng đã cử hành Thánh lễ với các di dân.
Ngày Di dân và Tị nạn được cử hành vào Chúa nhật cuối tháng 9
Năm nay là lần đầu tiên Ngày Di dân và Tị nạn được cử hành vào Chúa nhật cuối tháng 9. Từ năm 2005, thánh Gioan Phaolô II đã ấn định cử hành Ngày này vào Chúa nhật đầu tiên sau lễ Hiển linh. Sau này, theo yêu cầu của một số Hội đồng Giám mục, ĐTC Phanxicô đã đổi ngày cử hành.
Nguồn gốc của Ngày Di dân và Tị nạn
Ngày Di dân và Tị nạn bắt nguồn từ năm 1914, khi ĐGH Piô X mời các Kitô hữu đến cầu nguyện cho người di cư. Đó là một vài tháng trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, khi mà ĐGH chứng kiến rõ ràng thảm kịch của hàng triệu người Ý rời khỏi đất nước.
ĐGH Biển Đức XV, người kế vị Đức Pio X, đã thành lập Ngày Di dân để hỗ trợ các công việc mục vụ giúp đỡ người di cư Ý.
Kể từ năm 1952, Ngày Di dân mang một ý nghĩa quốc tế hơn; các Giáo hội đặc biệt được kêu gọi chọn một ngày để cử hành Ngày này trong năm phụng vụ.
Vị Giáo hoàng đầu tiên gửi sứ điệp đặc biệt cho Ngày Di dân là ĐGH Gioan Phaolô II, từ năm 1985. Năm 2004, Hội đồng Giáo hoàng Chăm sóc Mục vụ cho Người di dân và lưu động đã mở rộng Ngày này cho cả người tị nạn.
“Không phải chỉ là di dân”
Chủ đề của Ngày Di dân và Tị nạn lần thứ 105 là “Không phải chỉ là di dân”. Để chuẩn bị cho Ngày Di dân và Tị nạn, phân bộ Di dân và Tị nạn thuộc Bộ phục vụ phát triển con người toàn diện đã phát triển một chiến dịch nâng cao nhận thức, với các đề tài trong các tháng trước như: quan tâm đến con người toàn diện, quan tâm đến tất cả mọi người; nói đến các nỗi sợ hãi của chúng ta; nói về bác ái; nói về nhân loại của chúng ta; nói về việc không loại trừ ai; về việc đặt những người rốt cùng lên hàng đầu. (ACI 2/9/2019)
Đài Vatican
Tín hữu Thái Lan mong chờ gặp gỡ ĐTC

Hồng Thủy - Vatican
Thánh lễ cho người Công giáo và Thánh lễ cho giới trẻ
Theo tin tức của các Giám mục Thái Lan, ĐTC sẽ cử hành hai Thánh lễ, một cho người Công giáo Thái Lan và một Thánh lễ dành riêng cho giới trẻ, và ngài cũng sẽ đến thăm một số cộng đoàn Công giáo ở Thái Lan. Đức cha Wissanu Thanya-anan, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Thái Lan, cho biết, các Thánh lễ có thể được cử hành tại các sân vận động, vì số tín hữu tham dự rất đông, và cả người ngoài Công giáo cũng dự kiến sẽ tham dự. ĐTC Phanxicô cũng có thể gặp tân vương của nước này, Quốc vương Maha Vajirusongkorn.
Người hành hương vì hòa bình và để thúc đẩy đối thoại liên tôn
Đức Sứ thần Tòa Thánh tại Thái Lan, Đức Tổng Giám mục Phaolô Tschang In-Nam, khẳng định: “ĐTC Phanxicô vui lòng đến thăm Thái Lan như một người hành hương vì hòa bình và để thúc đẩy đối thoại liên tôn.
Hai dịp kỷ niệm
Chuyến viếng thăm Thái Lan của ĐTC trùng với hai dịp kỷ niệm: thứ nhất là kỷ niệm 350 năm ĐGH Clemente IX thành lập “Miền truyền giáo Xiêm La, năm 1669, để thiết lập hoạt động truyền giáo tại nước này. Dịp kỷ niệm thứ hai là 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vương quốc Thái Lan và Tòa thánh, năm 1969.
Lần cuối cùng một Giáo hoàng viếng thăm Thái Lan là 35 năm trước đây, khi ĐGH Gioan Phaolô II đến nước này vào năm 1984.
Cơ hội tuyệt vời đón tiếp ĐTC
Catherine Mala, một giáo dân chia sẻ: “Người dân Thái Lan rất biết ơn Đức Thánh Cha vì chuyến thăm sắp tới này: chúng tôi mong muốn ngài là người mang thông điệp hòa bình”. Trong khi giáo dân Christopher Angsakul thì khẳng định: “Đó là một cơ hội tuyệt vời cho tất cả chúng ta đón tiếp Đức Thánh Cha. Các bạn trẻ rất nhiệt tình với cuộc viếng thăm của ngài, chúng tôi sẽ chào đón ngài với trái tim rộng mở, sẵn sàng gặp gỡ ngài”.
Công giáo tại Thái Lan chiếm 0,58% dân số, tức là khoảng 388 ngàn tín hữu, với 524 nhà thờ, 436 giáo xứ và 662 linh mục. (Agenzia Fides 25/9/2019)
Đài Vatican
ĐTC cảm kích những mẫu gương hoán cải của cộng đoàn “Những Chân trời mới”

Ngọc Yến - Vatican
Vượt lên trên lời nói
Sau khi lắng nghe các bạn trẻ, ĐTC không trả lời trực tiếp, vì trong trường hợp này theo ĐTC, lời nói không có ý nghĩa, nó làm mất đi sự linh thiêng của hành trình thoát khỏi ma túy của các bạn trẻ. Trong trường hợp này, cuộc sống mới của các bạn là câu trả lời. Cuộc sống đã "chịu khuất phục từ những cái nhìn đặc biệt, ánh mắt của những người yêu thương họ và khiến họ thoát ra khỏi vũng lầy; như Chúa Giêsu, đã nắm lấy tay và để họ ra đi tự do”.
Chúa Giêsu luôn chờ đợi
ĐTC giải thích: “Đây là cái nhìn kiên nhẫn của Chúa. Cuộc sống được hình thành từ sự ‘ra đi và trở về’, té ngã và đứng lên. Nhưng mọi thứ thay đổi sau cái nhìn khác biệt đầu tiên đó, nó đã đi vào trái tim. Như thế, một khi chúng ta cảm nhận được yêu thương, chúng ta không thể sống như xưa. Thiên Chúa chờ đợi chúng ta như Chúa Giêsu đã làm với các tông đồ”.
ĐTC cũng cảnh giác các bạn trẻ: “Đôi khi, chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã đoạt tuyệt với tội lỗi, và không thể phạm những sai lầm tương tự. Hãy cẩn thận! vì kinh nghiệm quá khứ vẫn còn. Chính vì thế hãy loại bỏ tất cả những gì làm ảnh hưởng đến đời sống tốt lành hiện tại của các con và hãy mở lòng để Chúa Thánh Thần vào làm mới lại tất cả”.
Chúng ta không thể xây dựng lại một mình
Sau buổi nói chuyện, ĐTC đã cử hành Thánh lễ. Trong bài giảng, đi từ bài đọc một, ĐTC giải thích về việc tái thiết Đền thờ Gierusalem. ĐTC nói: "Những lời chứng mà chúng ta đã nghe, những lời chứng về tái thiết, phải được gìn giữ. Nhưng chúng ta không thể làm một mình. Đấng chiến thắng duy nhất, Người đã chiến thắng trong chúng ta giúp chúng ta thực hiện. Và đây là nguồn hy vọng của chúng ta”.
Đài Vatican

Theo Bitter Winter, một tạp chí về tự do tôn giáo và nhân quyền ở Trung Quốc, các nhà thờ Tam Tự của Trung Quốc đã được lệnh phải gỡ xuống hay đục bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay bằng các lời dạy của “Bác Tập”.
[Từ tháng 7, 1950, các mục sư quốc doanh Trung Quốc thảo ra một hiến chương Kitô Giáo với sự cố vấn của Chu Ân Lai nhằm cổ vũ cho 3 chính sách là Tự Trị (自治、), Tự Cường (自养、) và Tự Truyền (truyền giáo, truyền chức..) (自传). Năm 1954, 138 nhà lãnh đạo Tin Lành thành lập ra giáo hội Tin Lành Tam Tự tại Trung Quốc. Các nhà thờ của giáo hội quốc doanh này gọi là nhà thờ Tam Tự - chú thích của người dịch].
Phúc trình của Bitter Winter cho biết, ban đầu, các nhà thờ được yêu cầu gỡ bỏ Điều răn thứ nhất, “Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi…Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta.” (Xh 20:3) Lý do là vì “Bác Tập” không đồng ý với câu đó.
Báo cáo cho biết những người từ chối loại bỏ một vài Điều Răn hoặc tất cả Mười Điều Răn đã bị cầm tù. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo và các tín hữu tiếp tục bị quấy rối ngay cả trong các nhà thờ đã tuân thủ yêu cầu này.
Các quan chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc nói với cộng đoàn tại một nhà thờ Tam Tự ở thành phố Lạc Dương (Luoyang - 洛阳市) hồi cuối tháng 6 vừa qua rằng “Đảng phải được tuân thủ về mọi khía cạnh. Bạn phải làm bất cứ điều gì mà Đảng bảo bạn làm. Nếu bạn chống lại, nhà thờ của bạn sẽ bị đóng cửa ngay lập tức.”
Nhà thờ Tin Lành tại thành phố Lạc Dương đã phải gỡ bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời sau những áp lực liên tục từ bọn cầm quyền Trung Quốc.
Các nhà thờ Tam Tự chưa gỡ bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời đã bị đóng cửa, cùng chung số phận với một số nhà thờ tại gia bị bọn cầm quyền coi là bất hợp pháp. Các tín hữu ở các nhà thờ chống đối chính sách này bị đe dọa thường xuyên, bị cho nghỉ việc, và ngay cả con cái họ cũng bị cấm đến trường.
Thay vì Mười Điều Răn Đức Chúa Trời, các nhà thờ Tam Tự đưa lên các trích dẫn thúc đẩy chủ nghĩa xã hội và cảnh báo chống lại ảnh hưởng của phương Tây đối với Trung Quốc.
Một trong những "điều răn mới" được viết như sau:
“Các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội và văn hóa Trung Quốc sẽ giúp hội nhập các tôn giáo đa dạng của Trung Quốc, sẽ hỗ trợ cộng đồng tôn giáo bằng cách diễn giải triết lý tôn giáo, đạo lý và các giáo huấn một cách phù hợp với nhu cầu tiến bộ của thời đại. Kiên quyết chống lại sự xâm nhập của hệ tư tưởng phương Tây và tăng cường ý thức chống lại ảnh hưởng của các tư tưởng cực đoan”.
"Điều răn" này được trích từ một bài phát biểu của Tập Cận Bình tại một cuộc họp của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc vào tháng 5/2015.
Một mục sư trong nhà thờ Tam Tự nói với Bitter Winter rằng ông ta sợ bọn cầm quyền Trung Quốc đang cố gắng thần thánh hóa bọn lãnh đạo cộng sản Trung Quốc.
“Bước đầu tiên của nhà cầm quyền là cấm các bài thơ tôn giáo. Sau đó, nó tháo dỡ các thánh giá và bắt đầu thực hiện chiến dịch bốn yêu cầu trong đó có việc treo cờ nước và các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội trong các nhà thờ. Camera giám sát để theo dõi các tín hữu và các hoạt động tôn giáo sau đó được lắp đặt. Bước cuối cùng là thay thế Mười Điều Răn Đức Chúa Trời bằng các bài phát biểu của Tập Cận Bình,” ông nói.
Kể từ khi lên nắm quyền năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh phải “Trung Quốc hóa” tất cả các tôn giáo ở Trung Quốc, đó là một động thái mà Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ gọi là Chiến lược sâu rộng để kiểm soát, cai trị và thao túng mọi khía cạnh của niềm tin vào một khuôn mẫu xã hội chủ nghĩa theo ‘đặc điểm Trung Quốc’.
Bọn cầm quyền Trung Quốc đang thực hiện một kế hoạch ngũ niên nhằm “Trung Quốc hóa” Hồi giáo, một tôn giáo đã phải đối mặt với các cuộc đàn áp gia tăng ở nước này với ít nhất 800,000 người Hồi giáo tại Tân Cương (Uyghur, 新疆) bị giam giữ trong các trại giam.
“Trung Quốc hóa” Công Giáo là một trong các chủ đề được thảo luận nhiều trong quá trình đi đến một thỏa thuận chính thức giữa Vatican và Trung Quốc trong việc bổ nhiệm các giám mục.
Trước đây, các giám mục liên kết với Hiệp hội Yêu nước Công Giáo Trung Quốc, đã được tấn phong bất hợp pháp và bị vạ tuyệt thông.
Các điều khoản đầy đủ của thỏa thuận Vatican-Trung Quốc tới nay vẫn chưa được công bố.
Vietcatholic.net
Source:Catholic News Agency