TNLT Nguyễn Văn Hóa tố cáo bị cán bộ quản giáo dọa cắt gân chân

24 Tháng Chín 20191:11 SA(Xem: 1065)
  • Tác giả :

TNLT Nguyễn Văn Hóa tố cáo bị cán bộ quản giáo dọa cắt gân chân

RFA
TNLT Nguyễn Văn Hóa ở phiên tòa hôm 27/11/2017 tại Hà Tĩnh
TNLT Nguyễn Văn Hóa ở phiên tòa hôm 27/11/2017 tại Hà Tĩnh
blank AFP

Tù chính trị trẻ Nguyễn Văn Hóa, người đang thụ án 7 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, lên tiếng tố cáo anh bị một cán bộ quản giáo thuộc phân trại K1, trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam, dọa cắt gân chân hồi tháng 7 trong thời gian bị giam riêng.

Bà Nguyễn Thị Huệ sau cuộc thăm gặp em trai mình hôm 20 tháng 9 năm 2019 nói với Đài Á Châu như sau:

Vào thời điểm tháng 7, khi mà Hóa đang ở bên K1 thì có cán bộ ở đây cũng có hành động dọa nạt, đòi cắt gân chân của Hóa.

Giam riêng thì Hóa có nói thì bị ở một mình trong phòng từ 15-20m2. Trong phòng họ giam cả ngày lẫn đêm, vệ sinh và ăn uống đều ở trong phòng giam riêng.”

Cũng theo chị gái của Nguyễn Văn Hóa, trong thời gian 4 tháng bị giam riêng biệt, anh bị nhốt hoàn toàn trong phòng, không được phép ra ngoài hít thở khí trời như những người khác đồng thời có camera theo dõi mọi sinh hoạt 24/24.

Phóng viên gọi điện thoại cho trại giam An Điềm theo số điện thoại được phổ biến trên Internet nhưng không thể kết nối.

Theo người tù bị tuyên án về an ninh quốc gia này, anh mong muốn được gia đình xem xét kháng cáo lên Giám đốc thẩm vụ án của mình.

Nguyễn Văn Hóa cũng đồng thời đề nghị đại diện các Đại sứ quán của các nước phát triển đến thăm những tù nhân lương tâm đang thụ án tại đây, với mong muốn nói lên nguyện vọng chính đáng cũng như thực trạng giam giữ các tù nhân nơi này.

Anh Nguyễn Văn Hóa, sinh năm 1995, là phóng viên cộng tác với Đài Á Châu Tự Do ở Việt Nam, anh là người tích cực đưa tin, phỏng vấn những người dân ở vùng chịu thảm họa môi trường do Formosa gây nên hồi năm 2016.

Đầu năm 2017, Hóa bị công an bắt giữ khi đang quay phóng sự gần khu vực tòa án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Trong một bức thư gửi cho gia đình anh nói mình bị công an “bắt cóc” 9 ngày và giam giữ trong một khách sạn sau đó mới có lệnh bắt chính thức.

Đến ngày 27/11 cùng năm anh bị tuyên án 7 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Theo RFA


Y án đối với tù nhân lương tâm Vũ Thị Dung và Nguyễn Thị Ngọc Sương

RFA
Bà Vũ Thị Dung và Nguyễn Thị Ngọc Sương tại Tòa án Nhân dân cấp cao thành phố Hồ Chí Minh hôm 23/9/2019
Bà Vũ Thị Dung và Nguyễn Thị Ngọc Sương tại Tòa án Nhân dân cấp cao thành phố Hồ Chí Minh hôm 23/9/2019
blank Courtesy of FB Manh Dang

Hôm 23/9, tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao TP.HCM tuyên y án 6 năm tù đối với bà Vũ Thị Dung, 54 tuổi, và 5 năm tù đối với bà Nguyễn Thị Ngọc Sương, 51 tuổi, về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 và 2017.

Trước đó, bản án nêu trên được tuyên tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra tại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai hôm 10/5/2019.

Cáo trạng của Viện kiểm sát được truyền thông trong nước trích đăng cho biết, từ tháng 8 năm 2018 đến ngày 10/10/2018, hai bị cáo đã sử dụng mạng xã hội Facebook với các tên Salem Trần, Hoa Hong Ha Ngoc, Ma Ma Ma Ma để tương tác với các tài khoản Facebook có tên Tân Thái và Benny Trương để xem, nghe nội dung các video, bài viết có nội dung chống phá nhà nước. Sau đó cả hai đã kích động, kêu gọi biểu tình chống luật đặc khu, an ninh mạng, phản đối Trung Quốc, kích động người dân xuống đường biểu tình vào ngày 13/10/2018.

Cáo trạng cũng cho biết bà Dung đã làm các tờ truyền đơn có nội dung chống phá nhà nước và rủ bà Sương đi rải truyền đơn tại 4 điểm ở thị trấn Định Quán, tỉnh Đồng Nai trước khi bị bắt giữ.

Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong những luật sư nhận bào chữa cho hai bị cáo, hôm 23/9 đã viết một số phân tích trên facebook cá nhân, xác định có những oan sai trong bản án phúc thẩm. Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, tội danh theo điều 117 quy định rõ hành vi chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam, tuy nhiên “tìm trong suốt 103 tài liệu của bà Dung tự tay viết, thì lại không hề có 1 tờ nào có nội dung đề cập đến nhà nước cả?!”

Liên quan đến cáo buộc kích động biểu tình bất hợp pháp, luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định trên Facebook:

Thực tế thì biểu tình là một quyền hiến định, được quy định tại điều 25 của hiến pháp. Muốn biết một cuộc biểu tình bất hợp pháp hay không thì phải có Luật biểu tình để đánh giá. Vì Luật biểu tình sẽ quy định những thể thức để công dân thực hiện quyền biểu tình, nếu không thực hiện đúng theo thể thức quy định, thì cuộc biểu tình đó mới bị xem là bất hợp pháp.

Hiện nay quốc hội chưa ban hành luật biểu tình, thì không có cơ sở pháp lý để giám định viên đánh giá biểu tình bất hợp pháp. Nếu cho rằng, cứ biểu tình là bất hợp pháp thì thực tế giám định viên đang chà đạp hiến pháp khi phủ nhận quyền biểu tình của công dân. Nội dung này vị đại diện VKS lờ, không tranh luận.”

Luật An ninh mạng và dự luật Đặc khu là hai luật vấp phải nhiều phản đối của người dân trong và ngoài nước, dẫn đến những cuộc biểu tình của hàng ngàn người ở nhiều thành phố của Việt Nam hồi năm 2018.

Luật An ninh mạng của Việt Nam đã bắt đầu đi vào hiệu lực từ đầu năm nay. Đây là bộ luật gặp nhiều chỉ trích của quốc tế vì bị cho là có những điều khoản thắt chặt kiểm soát tự do Internet.

Dự luật Đặc khu có điều khoản cho người nước ngoài thuê đất lên đến 99 năm làm nhiều người lo ngại sẽ tạo điều kiện cho người Trung Quốc vào chiếm đất của Việt Nam. Quốc hội Việt Nam đã phải hoãn việc thông qua dự luật này vì những phản đối gay gắt của người dân.

Từ năm 2018 trở lại đây, Việt Nam cũng gia tăng bắt giữ những người dám lên tiếng chỉ trích chính phủ. Từ đầu năm 2019 đến nay, RFA ước tính có ít nhất 10 tiếng nói chỉ trích chính quyền Việt Nam bị bắt giữ đã được truyền thông trong nước xác nhận. Theo Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 133 người vì thực hiện những quyền cơ bản của mình.

Theo RFA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.
“Ở Việt Nam không có các tổ chức tư nhân, không có các hội đoàn tư nhân, mà mọi hội đoàn muốn thành lập đều phải được nhà nước cấp phép. Nhà nước cho phép hoạt động thì cũng sẽ phải cấp ngân sách cho nó. Cho nên, gần đây có rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải có luật lập hội. Hiện nay luật lập Hội vẫn chưa có. Và khi đã có luật lập hội thì cá nhân có thể lập hội và hoạt động theo luật pháp, và đương nhiên là nhà nước không phải trợ cấp tiền cho họ, phải tự tạo ra chi phí của mình một cách hợp pháp. Phải để cho các hội đoàn tự tìm cách gây quỹ tạo kinh phí để hoạt động, nhà nước không nên cấp tiền.”
Tiếp tục tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư thay đổi thói quen, tập quán, thay vì mai táng, chuyển sang hỏa táng... nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm đất, chi phí... Kêu gọi vừa nêu được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đưa ra tại Hội nghị công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu lên tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2021 là cần có cơ chế khuyến khích để huy động nguồn lực trong dân, nhất là vàng, ngoại tệ, như vay tương đương vốn ODA. Xin được nhắc lại nguồn vốn ODA (Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài với các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.
Bạn trẻ Đăng Quang hối hả hòa vào dòng người đông đúc ở Sài Gòn, sau ngày làm việc cuối cùng của năm 2020 để kịp về nhà đón phút giao mùa mừng năm mới 2021. Chia sẻ với RFA mà không mất thời gian suy nghĩ khi chúng tôi liên lạc, Đăng Quang nói rằng bạn có ước vọng tất cả mọi người trên toàn thế giới được sức khỏe và cơn đại dịch COVID-19 được khống chế trong năm 2021. Đăng Quang tâm tình rằng dù cuộc sống gặp không ít khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, nhưng bạn thấy mình may mắn vì vẫn còn được nói, cười, nhìn thấy được người thân
Hôm 30 tháng 12 năm 2020, báo chí Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa thông tin về phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật". Thông tin này được loan dựa trên Quyết định 1722/QĐ-TTg Về việc ban hành danh mục bí mật Nhà nước của Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 3 tháng 11 năm 2020. Ngoài thông tin về an ninh, quốc phòng hay công tác đối ngoại, đối nội của đảng thuộc loại Tuyệt mật, môt số thông tin về nhân sự hay kỷ luật nhân sự trong đảng cũng thuộc loại Tuyệt mật.
Tại Hà Nội vào đầu năm nay, một người phụ nữ có xuất thân nghèo khổ phải đi đến một quyết định dù cuộc sống của cô phải chịu đảo lộn. Hoàn cảnh khó khăn, chồng đau ốm, bản thân cô còn phải lo cho cha mẹ già và con nhỏ. Trong khi đó không có, nên cô đã quyết định sang Đài Loan lao động. Ngày 28 tháng 5, cô bước vào phòng khám sức khỏe để xin giấy chứng nhận; đây là một điều kiện trong quy trình làm thủ tục đi lao động ở nước ngoài. Với kết quả tốt, ngày 4 tháng 9 cô đã lên máy bay, xuất cảnh sang Đài Bắc và không lâu sau đó, bắt đầu làm việc để gửi tiền về nuôi gia đình ở quê nhà.
Hơn 3 tháng sau khi một số bị cáo trong phiên tòa xét xử người dân xã Đồng Tâm đã được giảm án và trả tự do, những người này cho biết đến nay vẫn bị ám ảnh, hoảng loạn, mất ngủ bởi những gì họ trải qua trong lúc bị tạm giam. Bà Lê Thị Oanh, một người dân Đồng Tâm, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 20 tháng 12. “Sau phiên sơ thẩm thì 14 người được về. Khi họ về họ bảo, họ không giám nói. Người dân ra đón ở đầu làng đêm hôm sau phiên tòa sơ thẩm thì ai cũng nói là không bị đánh, không bị làm sao cả”.
Một trong những phiên tòa xét xử giới chức lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam trong năm 2020, được dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều có thể nói là trường hợp cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung. Ông bị đưa ra xử theo cáo buộc “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Cựu Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung bị khởi tố và bắt giam hồi cuối tháng 8 và phiên xử được tiến hành vào trung tuần tháng 12.
Tám Dân biểu Mỹ hôm 18/12 kêu gọi gọi Bộ Ngoại giao và Tài chính Mỹ thực hiện các chế tài cấm vận của Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với những công an Hà Tĩnh, những người đã tra tấn nhà báo Nguyễn Văn Hoá, người bị kết án tù 7 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong phiên toà năm 2017. Nguyễn Văn Hoá là cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA). Vào tháng 11 năm 2016, Hoá đã bị an ninh đánh đập, tịch thu thiết bị khi đang làm việc cho RFA. Khi bị giam giữ, Hoá lại bị tra tấn, ép phải ký biên bản hỏi cung.
Bảo Trợ