Chúa Nhật 25 Thường Niên, Năm C Các Bài Suy Niệm & Chú Giải Lời Chúa

20 Tháng Chín 20193:42 SA(Xem: 1666)

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN, NĂM C
Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Lời Chúa: Am 8, 4-7; 1Tm 2, 1-8; Lc 16, 1-13

blank


MỤC LỤC
  1. Hãy là quản gia trung tín và khôn ngoan – Dã Quỳ
  2. Thái độ của ta với tiền của thế gian – Huệ Minh
  3. Nước Trời hay tiền bạc?
  4. Tiền bạc
  5. Nhận lãnh để trao ban – Thiên Phúc
  6. Tên quản lý khôn khéo
  7. Suy niệm của Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái
  8. Sử dụng tiền bạc
  9. Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
  10. Sử dụng tiền bạc sao cho đúng – An Phong
  11. Người quản lý trung tín
  12. Trung tín – Lm Giuse Trần Việt Hùng
  13. Nhìn rộng thấy xa – Lm. Ignatiô Trần Ngà
  14. “Gieo gì gặt nấy” – Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
  15. Quản lý trung tín – Lm Giuse Tạ Duy Tuyền
  16. Suy niệm của ĐGM. Giuse Vũ Duy Thống
  17. Không ai có thể được cứu độ nhờ tiền
  18. Không thể làm tôi hai chủ
  19. Tiền bạc đối với người Kitô hữu
  20. Giá trị đồng tiền – Lm Antôn Nguyễn Văn Tiếng
  21. Khôn khéo
  22. Nhận lãnh để trao ban – Thiên Phúc
  23. Không thể làm tôi hai chủ – Veritas
  24. Tiền bạc – Lm. Giuse Nguyễn Văn Hữu
  25. Không thể thờ hai chủ – Achille Degeest
  26. Hãy bắt đầu hơn là thế gian
  27. Có tiền, hãy đem sử dụng!
  28. Những đồng bạc lẻ
  29. Bản năng – McCarthy
  30. Suy niệm của Lm. Trầm Phúc
  31. Tiền bạc – McCarthy
  32. Tên quản lý khôn khéo
  33. Tiền bạc của chúng ta làm Chúa quan tâm
  34. Sử dụng của cải
  35. Tích trữ của cải thiêng liêng
  36. Người nghèo
  37. Hai chủ
  38. Tiền của
  39. Không thể làm tôi hai chủ
  40. Chữ T
  41. Suy niệm của Fx. Đỗ Công Minh
  42. Tính cách
  43. Quản lý bất lương – Lm Giacôbê Tạ Chúc
  44. Suy niệm của P. Đamianô Đinh Ngọc Thiệu
  45. Khôn ngoan đích thực – Lm. Jos Phạm Thanh Liêm
  46. Sự đánh động dữ tợn
  47. Có Chủ, Chủ nào? – Lm. Vũ Xuân Hạnh
  48. Khôn ngoan của con cái sự sáng
  49. Công bằng xã hội – Lm Trần Bình Trọng
  50. Phản bội – Lm Bùi Quang Tuấn
  51. “Không ai có thể làm tôi hai chủ”
  52. Suy niệm của JKN
  53. Hãy biết lo cho tương lai! – Jos. Vinc. Ngọc Biển
  54. Biết khôn ngoan tiên liệu – Lm FX Vũ Phan Long
  55. Chú giải mục vụ của Hugues Cousin
  56. Chú giải của R. Gutzwiller
  57. Chú giải của Noel Quesson
  58. Chú giải của Fiches Dominicales
  59. Chú giải của William Barclay
  60. Khủng hoảng – Như Hạ
  61. Dùng tiền mua bạn
  62. Suy niệm của Giuse Nguyễn Văn Thuần
  63. Tham thì thâm – Đỗ Lực
  64. Chuyện khôn ngoan – Trầm Thiên Thu
  65. Đất càng phì nhiêu, tượng thần càng nhiều
  66. Hãy biết lo cho tương lai

Không thể thờ hai chủ – Achille Degeest

(Trích dẫn từ ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)

Dụ ngôn viên quản lý bất lương đòi hỏi người đọc đừng nghĩ lan man khi tìm cách giải thích các chi tiết. Chủ ý dụ ngôn cho thấy, trước hết người ta phải quan tâm đến tương lai vĩnh cửu của mình, phải sử dụng hết tâm cơ tài trí ít nhất cũng như trong việc lo toan của cải vật chất. Một lần nữa Đức Giêsu lưu ý các môn đệ về vấn đề thiết yếu vượt trên mọi vấn đề, ai ai cũng phải dốc tất cả nghị lực, sức lực vào vấn đề cơ bản đó. Những vấn đề còn lại là phụ, sẽ giải quyết sau. Vấn đề cơ bản ấy là bổn phận phục vụ Thiên Chúa, nó trùng hợp với hạnh phúc con người. Từ ngữ ‘của bất lương’ phải hiểu theo nghĩa nào?

1) Căn bản sự sở hữu những của cải thế gian luôn luôn chứa đựng một nguy cơ bất công. Tuỳ theo mức giàu có vật chất, một câu hỏi ít hay nhiều nghiêm trọng được đặt ra: Khởi từ lúc nào việc sở hữu kéo theo một sự tước đoạt quyền lợi kẻ khác? Ai cũng biết, bình đẳng tuyệt đối về của cải là một ảo tưởng, và bất bình đẳng mau chóng biến thành bất công. Dưới mắt Đức Giêsu, giàu về vật chất là một hiểm hoạ. Rất nhiều lần Chúa trở lại vấn đề này, lúc thì bài xích, lúc thì thương hại cảnh giác. Qua từ ngữ ‘của bất lương’ chúng ta phải phát giác nguy cơ bất công đàng sau sự sở hữu vật chất.

2) Của bất lương là thứ của cải thế gian nào khiến cho tâm hồn quay ra phía khác chứ không hướng về Thiên Chúa. Tội bất công nặng nhất là tội không thờ kính Thiên Chúa hết lòng như bổn phận phải làm đối với Đấng Thượng Đế. Dồn hết tâm trí vào việc làm giàu mà quên Thiên Chúa là phạm tội biển thủ bởi lẽ để cho của cải thế gian chiếm đoạt tâm hồn đã được tạo dựng cho Thiên Chúa.

3) Người ta băn khoăn: vậy có lối xử trí nào để con người có thể tha thiết với của cải đời này mà không xa lìa Thiên Chúa? Đức Giêsu đáp: không thể cùng một lúc phục vụ hai chủ. Thật vậy, khi lao mình vào phục vụ tiền bạc thì chung quy con người phục vụ ông chủ nào? Trong trường hợp ấy, ông chủ chính là bản thân con người để lộ ra cái chất gì xấu nhất, nó là tư lợi, là lòng ích kỷ. Dung hoà hai sự thờ phụng –tôn thờ bản thân và tôn thờ Thiên Chúa- là việc không thể làm được.

4) Nếu vậy, phải khinh chê tiền bạc ư? Đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt, cần để sinh sống, có thể san sẻ giúp đỡ tha nhân vì lòng thương, đồng tiền ấy không bị Đức Kitô bài xích. Đồng tiền nào nuôi dưỡng lòng ích kỷ, gây thiệt hại cho đức công bằng, khiến cho con người quên mất Thiên Chúa, đồng tiền ấy bị kết án trầm luân. 

Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

NGƯỜI QUẢN LÝ KHÔN NGOAN VÀ TRUNG THÀNH

Mạnh Thường Quân nhà giàu, cho vay mượn nhiều. Một hôm sai Phùng Nguyên sang đất Tiết đòi nợ. Trước khi đi, Phùng Nguyên hỏi: “Ngài có muốn mua gì không?”. Mạnh Thường Quân trả lời: “Ngươi xem thứ gì nhà chưa có thì mua”. Khi đến đất Tiết, Phùng Nguyên cho gọi dân tới bảo rằng: “Các ngươi nợ bao nhiêu, Mạnh Thường Quân đều cho c”. Rồi chẳng tính vốn lời, đem văn tự ra đốt sạch. Khi trở về, Phùng Nguyên nói với Mạnh Thường Quân: “Nhà ngài không thiếu gì, có lẽ chỉ thiếu ơn nghĩa. Tôi đã trộm mua ở đất Tiết cho ngài rồi. Tôi chắc là đẹp ý ngài”. Về sau Mạnh Thường Quân bị bãi quan, về ở đất Tiết. Dân ở đấy nhớ ơn xưa ra đón rước đầy đường. Mạnh Thường Quân ngoảnh lại bảo Phùng Nguyên: “Đó hẳn là cái ơn nghĩa mà ông đã mua cho tôi ngày trước”.

Nghe chuyện này, có lẽ mọi người đều đồng ý với Mạnh Thường Quân rằng Phùng Nguyên thực là người quản lý trung thành và khôn ngoan. Trung thành vì ông đã biết cách làm lợi cho chủ. Khôn ngoan vì ông biết nhìn xa trông rộng, đầu tư vào những chương trình có ích lợi lâu dài. Nhờ sự khôn ngoan của Phùng Nguyên, Mạnh Thường Quân đã vượt qua được những khó khăn gian khổ.

Người quản lý trong bài Phúc Âm hôm nay khôn ngoan nhưng không trung thành. Khôn ngoan nhanh nhẹn, trong một thời gian ngắn đã tìm ra phương thế chuẩn bị cho tương lai. Nhưng ông ta đã không trung thành vì ông đã phung phí, làm hại tài sản của chủ.

Khi khen người quản lý này khôn khéo, Chúa Giêsu không khen ngợi tính gian giảo, thiếu trung thực của ông. Người chỉ khen ngợi sự thông minh nhạy bén của ông. Người ước mong con cái sự sáng cũng biết thông minh nhạy bén trong việc tìm kiếm Nước Trời.

Quả thực chúng ta là những người quản lý của Chúa. Tất cả những gì ta có đều là của Chúa. Sự sống, sức khỏe, tài năng, tiền bạc… đều không phải của ta. Ta chỉ quản lý chúng.

Hai đức tính quý ở người quản lý là trung thành và khôn ngoan.

Người quản lý trung thành gìn giữ nguyên vẹn tài sản của chủ. Không phung phí, không làm mất mát hao hụt. Người quản lý khôn ngoan sẽ tìm cách sinh lợi cho chủ, làm cho tài sản ngày càng gia tăng. Tiền bạc có thể sinh lợi ở ba góc độ khác nhau.

Mức độ bình thường nhất là: tiền đẻ ra tiền. Dùng tiền gởi ngân hàng để lấy tiền lời. Dùng tiền đầu tư vào công việc thương mại, kinh doanh để kiếm được nhiều tiền hơn nữa.

Mức độ thứ hai cao hơn là: dùng tiền đầu tư vào chất xám, vào giáo dục, vào nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước đầu tư rất nhiều vào giáo dục. Vì thế họ đã đào tạo được một đội ngũ trí thức đông đảo có kiến thức, có khoa học kỹ thuật. Nhờ thế, không những họ làm cho đất nước giàu mạnh mau chóng, mà còn nâng cuộc sống nhân dân lên cao hơn, giàu có sung túc về của cải vật chất và nhất là cao đẹp vì có văn hóa, đạo đức.

Mức độ thứ ba, cũng là mức độ cao nhất là: dùng tiền mua hạnh phúc vĩnh cửu. Biến tiền của hay hư nát ở đời này thành gia sản vĩnh viễn ở trên trời. Để làm được việc này, ta phải vượt qua sự khôn ngoan, nhạy bén đầy tính toán của người đời để đạt tới sự khôn ngoan nhạy bén đầy quảng đại theo tinh thần Phúc Âm.

Tạo lập gia sản trên trời khác với tạo lập gia sản nơi trần gian.

Gia sản nơi trần gian được tạo lập bằng tích lũy. Gia sản trên trời được tạo lập bằng cho đi. Để tích lũy tài sản nơi trần gian, ta phải tiện tặt, chắt bóp, nghĩ đến lợi nhuận của bản thân hơn đến người khác. Để tích lũy gia sản trên trời, ta phải rộng rãi, hào phóng nghĩ đến người khác hơn bản thân mình. Càng cho đi ở đời này, ta càng giàu có ở trên trời. Người nghèo là Chúa Giêsu hóa trang. Khi ta giúp đỡ người nghèo là ta chuyển tiền về thiên quốc. Qua trung gian người nghèo, đồng tiền trần gian hay hư nát sẽ biến thành tài sản vĩnh cửu trên trời.

Chúng ta là con cái sự sáng. Hãy biết sống theo con đường sự sáng của Phúc Âm. Hãy xin Chúa ban cho ta sự khôn ngoan của Phúc Âm. Hãy rèn luyện cho ta có sự nhạy bén đối với những thực tại vĩnh cửu trên trời. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1) Con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại. Bạn nghĩ gì về câu này?

2) Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được. Bạn đã coi thường chủ nào và đã yêu mến chủ nào hơn?

3) Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu. Bạn hiểu câu này thế nào? Bạn đã thực hành chưa?

4) Làm sao để trở thành người quản lý trung thành và khôn ngoan của Chúa?

Theo Giaophanvinh.net
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, NĂM C Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Gr 33,14-16; 1Tx 3,12–4,2; Lc 21,25-28.34-36
(1) Thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. (2) Người mở miệng dạy họ rằng: (3) "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. (4) Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. (5) Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an./post 01 Tháng Mười Một 2016 (Xem: 938)/
Yêu tha nhân như chính mình. Thiên Chúa là Đấng vô hình vô ảnh ta không thấy được. Ta nói yêu mến Thiên Chúa, điều đó khó mà kiểm chứng được. Nên Thiên Chúa đã ràng buộc điều răn mến Chúa vào điều răn yêu người. Yêu Chúa thì phải yêu tha nhân. Yêu tha nhân là bằng chứng yêu mến Chúa.Chú giải và chia sẻ Tin mừng Chúa Nhật XXXI TN – năm BNguon Lamhong.org
CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Is 53,10-11; Dt 4,14-16; Mc 10,35-45
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Kn 7,1-7; Dt 4,12-13; Mc 10,17-30
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48 Tin Mừng Chúa nhật XXVI thường niên, năm B
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, NĂM B ......đôi khi chúng ta thấy người này người nọ thực sự yêu thương và phục vụ kẻ khác, nhưng họ lại là người vô thần, là người Phật giáo, thì lập tức chúng ta khựng lại. Chúng ta hãy nhớ lời Chúa: Ai yêu thương thì ở trong Thiên Chúa. Tại sao chúng ta lại khăng khăng phải ở trong đạo mới có tình thương. Chắc gì chúng ta những người có đạo lại sống được tốt lành như họ chưa./17 Tháng Bảy 2018(Xem: 1432)/
Trước hết cần đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra khi chúng ta cử hành nghi thức Thánh Thể. Câu trả lời thật đơn giản, đó là bữa tiệc của Chúa, đánh dấu khởi điểm việc Người chịu khổ nạn và cuộc khổ nạn ấy đang trở thành một thực tại giữa chúng ta và vì chúng ta./09 Tháng Sáu 20122:00 CH(Xem: 7616) Tác giả Karl Rahner Giuse - Nguyễn Cao Luật OP chuyển dịch /
CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa - Lời Chúa: Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37 - Người đã hóa thân làm một con người bé nhỏ, nghèo túng, hèn yếu nhất. Để từ nay, ai đón tiếp một người bé nhỏ nhất là đón tiếp chính Người. Ai giúp đỡ một người yếu hèn nhất là giúp đỡ chính Người. Ai yêu mến một người nghèo túng nhất là yêu mến chính Người./17 Tháng Bảy 2018 (Xem: 1663) GP.Vinh/
CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Is 50,5-9a; Gc 2,14-18; Mc 8,27-35/17 Tháng Bảy 2018 (Xem: 1653) /
Bảo Trợ