‘Con vua lại làm vua’: Bộ Trưởng Kim Tiến bổ nhiệm con trai làm viện phó Viện Pasteur

15 Tháng Chín 20193:37 SA(Xem: 1370)
  • Tác giả :

‘Con vua lại làm vua’: Bộ Trưởng Kim Tiến bổ nhiệm con trai làm viện phó Viện Pasteur

blank
Thực trạng nền y tế Việt Nam: Bệnh viện Ung bướu Sài Gòn, nhiều bệnh nhân không có giường nằm, phải nằm dưới nền gạch và cả dưới gầm giường. (Hình:bhxhtphcm.gov.vn)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Mạng xã hội hôm 14 Tháng Chín dấy lên bàn tán xoay quanh chuyện bà Nguyễn Thị Kim Tiến, bộ trưởng Y Tế CSVN, bổ nhiệm chính con trai ruột mình là ông Hoàng Quốc Cường, 37 tuổi, vào ghế viện phó Viện Pasteur.

Bà Kim Tiến từng ngồi ghế này trước khi được bổ nhiệm làm thứ trưởng và sau đó là bộ trưởng Y Tế CSVN.

Các báo nhà nước cho biết ông Cường là tiến sĩ Dịch Tễ Học, bác sĩ đa khoa. Ngoài ra, ông còn có bằng cao cấp chính trị – tấm bằng không liên quan gì đến chuyên môn y khoa nhưng là điều kiện tiên quyết cho những người muốn được đề bạt vị trí quản lý trong các cơ quan, tổ chức của chính quyền.

Trước khi được mẹ ruột bổ nhiệm, ông Cường làm phó giám đốc Trung Tâm Đào Tạo, phó phòng Kế Hoạch Tổng Hợp của Viện Pasteur. Có lẽ để tránh điều tiếng, bà Kim Tiến không hiện diện trong buổi lễ bổ nhiệm con trai mà cử cấp dưới, ông Nguyễn Trường Sơn, thứ trưởng Y Tế CSVN, thay mình trao quyết định.

Việc ông Cường được “thăng quan tiến chức” đã được giới blogger dự báo trước từ hồi năm 2017, do ông này thuộc diện “cán bộ quy hoạch” và nhiều triển vọng sẽ còn được “thừa kế” các chức vụ khác của mẹ ruột trong tương lai.

Trong suốt tám năm ngồi ghế bộ trưởng đến nay, bà Kim Tiến từng bị công luận kêu gọi từ chức nhiều lần do để xảy ra các vụ bê bối vắc xin ‘bẩn’, thẩm mỹ viện ở Hà Nội phi tang xác nạn nhân, Công Ty VN Pharma nhập khẩu thuốc giả điều trị ung thư…

Hồi Tháng Tám, 2017, khi vụ VN Pharma đang ồn ào, báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Minh Hùng, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm tổng giám đốc VN Pharma xác nhận rằng ông Hoàng Quốc Dũng, em chồng của Bộ Trưởng Kim Tiến “làm phó tổng giám đốc phụ trách về xây dựng đầu tư cho Công Ty VN Pharma”. Thời điểm đó, bà Kim Tiến bị công luận chỉ trích là gian dối khi phát ngôn rằng “trong gia đình tôi không có ai tham gia VN Pharma”.

Theo báo Tuổi Trẻ hồi năm 2009, bà Nguyễn Thị Kim Tiến là cháu ngoại của ông Hà Huy Tập, tổng bí thư thứ ba của đảng CSVN. Chồng bà là Phó Giáo Sư Tiến Sĩ, Bác Sĩ Hoàng Quốc Hòa, cựu giám đốc Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, nay làm giám đốc Bệnh Viện Quốc Tế Vinmec Central Park, thuộc Tập Đoàn Vingroup. Báo VTC News hồi năm 2015 đăng một tấm ảnh cho thấy bà Kim Tiến trao quyết định thành lập bệnh viện Vinmec cho ông chồng.

Bình luận về trường hợp “một người làm quan cả họ được nhờ” của Bộ Trưởng Kim Tiến, đạo diễn, blogger Song Chi viết trên trang cá nhân: “Bà Tiến còn một con trai khác [được biết đến với tên tắt Hoàng T Đức] nghe đâu đang đi học ở Mỹ, chuẩn bị cơ sở để sau này gia đình tẩu tán tài sản qua Mỹ, ung dung “hạ cánh” an toàn, hưởng thụ nền y tế tiên tiến, an toàn và nhân đạo của Mỹ, bỏ lại một nền y tế nát bét mà bà đã góp phần tạo ra trong suốt thời gian làm bộ trưởng cho bọn dân đen khốn khổ khốn nạn… Lương bộ trưởng trên 10 triệu đồng ($433)/tháng mà nuôi con ăn học được cỡ này, không tham nhũng, hút máu dân đúng theo nghĩa đen thì tiền ở đâu ra, hay lại một thời tuổi trẻ đi lao động, chạy xe ôm, làm ruộng đến “thối móng tay”, chăn lợn, buôn chổi đót và chăm chỉ tiết kiệm….như các quan chức khác?” (T.K.)
Nguoi-viet.com


Trang bị camera cho phòng hỏi cung có giảm được oan sai?

RFA
5 bị cáo là công an, đã tham gia trong vụ bắt giữ, đánh đập nạn nhân Ngô Thanh Kiều đến tử vong tại phiên xử hôm 27/03/14.
5 bị cáo là công an, đã tham gia trong vụ bắt giữ, đánh đập nạn nhân Ngô Thanh Kiều đến tử vong tại phiên xử hôm 27/03/14.
File photo

Không có kinh phí

Tại phiên họp 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Sơ kết 5 năm thi hành Hiến pháp 2013, diễn ra vào sáng ngày 11 tháng 9, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, bà Lê Thị Nga đề cập đến vấn đề quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và trong Luật Tố tụng Hình sự mặc dù đã được cụ thể hóa bằng nhiều quy định, như quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can để làm căn cứ chứng minh chống bức cung, nhục hình, chống oan sai; thế nhưng trên thực tế quy định này vẫn chưa được thực thi.

Bà Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết theo báo cáo của Bộ Công an giải thích thì Bộ này không có tiền để xây dựng phòng hỏi cung có trang bị máy cũng như không có tiền mua máy ghi âm, ghi hình…

Chỉ là cái cớ và ngụy biện?

Lướt qua trang fanpage của một số báo mạng chính thống tại Việt Nam, Đài RFA ghi nhận không ít ý kiến của độc giả thắc mắc rằng mỗi phòng hỏi cung vốn dĩ đã có sẵn và lắp đặt thêm một máy camera thì chẳng lẽ tốn kém lắm hay sao? Hay có người còn viện dẫn những vụ án đánh bạc nghìn tỷ, các vụ hối lộ hàng triệu đô la Mỹ (USD), hoặc những vụ án tham nhũng buộc thu hồi tài sản do tham nhũng gây ra trả lại cho Nhà nước, Chính phủ không trích từ nguồn này để đầu tư cho Bộ Công an?

Cô Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, một nạn nhân bị Công an Hà Nội đánh chết hồi năm 2011 do chạy xe không đội mũ bảo hiểm, lên tiếng với RFA rằng lý do mà Bộ Công an đưa ra là không chính đáng:

“Em nghĩ ngân sách của ngành Công an là rất nhiều. Vì ngành Công an là ngành được hưởng lợi từ ngân sách số tiền rất lớn, cho nên không thể có chuyện mà họ không đủ ngân sách để lắp đặt phòng hỏi cung với hệ thống camera ghi âm, ghi hình được. Tại vì những khoản tiền lắp đặt như vậy tại mỗi đồn công an ở phường rất ít (chi phí) và số tiền không đáng so với những gì mà ngành công an được nhận hàng năm.”

Tôi nghĩ ngân sách của ngành Công an là rất nhiều. Vì ngành Công an là ngành được hưởng lợi từ ngân sách số tiền rất lớn, cho nên không thể có chuyện mà họ không đủ ngân sách để lắp đặt phòng hỏi cung với hệ thống camera ghi âm, ghi hình được. Tại vì những khoản tiền lắp đặt như vậy tại mỗi đồn công an ở phường rất ít (chi phí) và số tiền không đáng so với những gì mà ngành công an được nhận hàng năm
-Cô Trịnh Kim Tiến

Bởi vì thân phụ đã bị thiệt mạng oan ức trong lúc làm việc với công an, cho nên cô Trịnh Kim Tiến còn khẳng định Bộ Công an nói không có tiền để xây dựng phòng hỏi cung có lắp đặt máy ghi âm, ghi hình chỉ là cái cớ mà họ đưa ra nhằm trốn tránh, không công khai minh bạch trong quá trình điều tra án.

Trong khi đó, trên trang fanpage Thông tin Chính phủ, vào hôm 12 tháng 9, đăng tải thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một ngày trước đó ký ban hành Quyết định số 1172/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Trang fanpage Thông tin Chính phủ còn ghi rõ từ ngày 1/1/2020 sẽ thực hiện thống nhất ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Luật sư Phạm Công Út, một luật sư từng tham gia đóng góp ý kiến đề nghị đưa quy định cần lắp đặt hệ thống ghi âm, ghi hình trong phòng hỏi cung vào luật, cho RFA biết theo nhận định của ông trước thông tin vừa nêu, thì lộ trình gắn máy ghi âm, ghi hình ở 63 tỉnh, thành tại Việt Nam sẽ không được đồng bộ. Ông khẳng định rằng quyết định đó chỉ là ước mơ và trên thực tế thì khó thực hiện, vì kể từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được thông qua cho đến năm 2020, suốt 5 năm mà tại các phòng hỏi cung bị can ở thành phố lớn vẫn chưa được lắp đặt máy ghi âm, ghi hình.

Mặc dù vậy, Luật sư Phạm Công Út cho rằng báo cáo của Bộ Công an đưa ra “do không có tiền xây dựng phòng hỏi cung có lắp đặt máy ghi âm, ghi hình” không phải là không hợp lý trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam. Luật sư Phạm Công Út giải thích:

“Ví dụ như có những vụ đại án với hàng vài chục bị can, bị cáo hoặc trên 100 bị can, bị cáo thì hồ sơ của những vụ án đó rất đồ sộ, khổng lồ. Rất nhiều lần lấy lời khai đối với từng người. Rất nhiều cuộc đối chất giữa người này với người khác, giữa bị can này với bị can khác.... Nếu nói bằng văn bản thì những bộ hồ sơ đó có thể lên đến hàng trăm nghìn bút lục. Đó là riêng về hồ sơ bằng giấy; 1 vụ án có thể chở đầy cả 1 xe tải.

Và nếu lấy lời khai tất cả bị can, bị cáo trong một vụ án như vậy đều bằng ghi âm, ghi hình thì dung lượng lưu trữ đối với vụ án đó rất là khủng khiếp và việc lưu trữ đó đắt đỏ hơn gấp nhiều lần so với vấn đề lắp đặt máy. Lắp đặt máy có thể chỉ một lần, nhưng có thể sử dụng trong nhiều vụ án. Nhưng lấy lời khai vụ án để lưu trữ thì một vụ án có thể nhiều lần lấy lời khai...Như thế, người ta phải tính toán đến vấn đề lưu trữ các thông tin đã thực hiện theo quy trình tố tụng, là ghi âm, ghi hình, ghi tiếng. Do đó, tôi cho rằng chỉ là mơ ước mà bước vào hiện thực thì còn khỏang thời gian khá dài để hoàn chỉnh được vấn đề này.”

Các nạn nhân trong vụ án oan sai 40 năm sau khi nhận quyết định đình chỉ tại VKS Tây Ninh hôm 04/04/19.
Các nạn nhân trong vụ án oan sai 40 năm sau khi nhận quyết định đình chỉ tại VKS Tây Ninh hôm 04/04/19. Courtesy of Thanhnien
blank
Luật sư Phạm Công Út còn đặc biệt lưu ý một “kẻ hở” pháp luật mà cho dù phòng hỏi cung của Cơ quan điều tra được lắp máy camera thì vẫn không tránh khỏi các tình trạng bức cung, dùng nhục hình và bị oan sai:

“Một điểm không nằm trong luật, tức là khi người bị bắt giữ thì ngay lập tức đưa về công an phường để lấy lời khai. Và công an phường không phải là Cơ quan điều tra nên không có máy ghi âm, ghi hình nên tại nơi đó họ mặc sức có thể dùng bức cung, nhục hình để buộc một người nào vào phải ký vào bản nhận tội. Sau khi đã nhận tội rồi thì mới chuyển qua Cơ quan điều tra có hệ thống ghi âm, ghi hình. Và hệ thống ghi âm, ghi hình này là hợp thức hóa phần nhận tội trước đây ở tại công an phường.”

Không bao giờ hết oan sai

Từ Sài Gòn, Blogger Nguyễn Ngọc Già lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do rằng Việt Nam bắt buộc phải có những thay đổi trong quá trình tố tụng khi bắt giữ người dân theo cam kết mà Hà Nội đã ký vào các Công ước Quốc tế, như “Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác” (gọi tắt là “Công ước chống tra tấn”), tuy nhiên Bộ Công an viện dẫn vì không có tiền nên chưa thực thi thì đó chỉ là “phép ngụy biện đánh tráo vấn đề”.

Blogger Nguyễn Ngọc Già bày tỏ rằng ông không có niềm tin Việt Nam sẽ thực thi quy định lắp đặt hệ thống ghi âm, ghi hình một cách hữu hiệu:

Trừ trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng độc lập và có tam quyền phân lập thì khi xét xử mới được công minh và có công lý theo đúng luật pháp. Cho nên có sửa đổi thế nào cũng như vậy. Tôi nghĩ không bao giờ thay đổi được
-Luật sư Võ An Đôn

“Theo tôi, thậm chí dù có tiền, dù có phòng hỏi cung ghi hình, ghi âm gì đó thì tôi vẫn cam đoan rằng án oan không bao giờ dứt. Một thực tế mà tôi đã trải qua tại trại tạm giam Chí Hòa, thì Luật Tạm giữ Tạm giam đã có hiệu lực từ ngày 01/07/16. Vào tháng 9 năm 2016, tức là luật này có hiệu lực đã 2 tháng rồi, nhưng giới công an ở tại Trại giam Chí Hòa muốn đánh người lúc nào cũng được. Thậm chí, họ có gắn camera ghi hình ở ngoài hành lang và chính mắt tôi chứng kiến là giới công an ở Trại giam Chí Hòa lôi người tù, lôi những người tạm giam vào góc khuất để đánh. Còn chính bản thân tôi đã bị đối xử không còn quyền con người và họ đã cùm tôi suốt hai tuần lễ. Nói tóm lại là họ vi phạm Luật Thi hành Tạm giữ Tạm giam, mặc dù luật này đã có hiệu lực.”

Blogger Nguyễn Ngọc Già và một số nhà hoạt động dân chủ ở trong nước mạnh mẽ tuyên bố rằng Chính quyền Việt Nam không thực thi pháp luật ngay từ khâu đầu tiên của quá trình tố tụng đối với người dân, nhất là những người cất lên tiếng nói chính kiến hay phản đối, chống lại bất công trong xã hội. Họ nêu lên tình trạng Công an Việt Nam tùy tiện bắt giam người dân, mà trong thời gian gần đây đã có hàng loạt trường hợp như Hà Văn Nam, Đoàn Thị Hồng, Ngô Văn Dũng…và chắc chắn những người bị bắt giữ này sẽ tiếp tục gánh chịu những bản án oan sai.

Một số các vị luật sư ở Việt Nam thì khẳng định với RFA rằng Việt Nam có thể thực hiện đúng Hiến pháp về bảo vệ quyền con người, quyền công dân và không để xảy ra tình trạng bức cung, nhục hình, chống oan sai chỉ khi nào có tam quyền phân lập, như lời khẳng định của Luật sư Võ An Đôn:

“Trừ trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng độc lập và có tam quyền phân lập thì khi xét xử mới được công minh và có công lý theo đúng luật pháp. Cho nên có sửa đổi thế nào cũng như vậy. Tôi nghĩ không bao giờ thay đổi được.”

Theo RFA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.
“Ở Việt Nam không có các tổ chức tư nhân, không có các hội đoàn tư nhân, mà mọi hội đoàn muốn thành lập đều phải được nhà nước cấp phép. Nhà nước cho phép hoạt động thì cũng sẽ phải cấp ngân sách cho nó. Cho nên, gần đây có rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải có luật lập hội. Hiện nay luật lập Hội vẫn chưa có. Và khi đã có luật lập hội thì cá nhân có thể lập hội và hoạt động theo luật pháp, và đương nhiên là nhà nước không phải trợ cấp tiền cho họ, phải tự tạo ra chi phí của mình một cách hợp pháp. Phải để cho các hội đoàn tự tìm cách gây quỹ tạo kinh phí để hoạt động, nhà nước không nên cấp tiền.”
Tiếp tục tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư thay đổi thói quen, tập quán, thay vì mai táng, chuyển sang hỏa táng... nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm đất, chi phí... Kêu gọi vừa nêu được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đưa ra tại Hội nghị công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu lên tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2021 là cần có cơ chế khuyến khích để huy động nguồn lực trong dân, nhất là vàng, ngoại tệ, như vay tương đương vốn ODA. Xin được nhắc lại nguồn vốn ODA (Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài với các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.
Bạn trẻ Đăng Quang hối hả hòa vào dòng người đông đúc ở Sài Gòn, sau ngày làm việc cuối cùng của năm 2020 để kịp về nhà đón phút giao mùa mừng năm mới 2021. Chia sẻ với RFA mà không mất thời gian suy nghĩ khi chúng tôi liên lạc, Đăng Quang nói rằng bạn có ước vọng tất cả mọi người trên toàn thế giới được sức khỏe và cơn đại dịch COVID-19 được khống chế trong năm 2021. Đăng Quang tâm tình rằng dù cuộc sống gặp không ít khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, nhưng bạn thấy mình may mắn vì vẫn còn được nói, cười, nhìn thấy được người thân
Hôm 30 tháng 12 năm 2020, báo chí Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa thông tin về phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật". Thông tin này được loan dựa trên Quyết định 1722/QĐ-TTg Về việc ban hành danh mục bí mật Nhà nước của Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 3 tháng 11 năm 2020. Ngoài thông tin về an ninh, quốc phòng hay công tác đối ngoại, đối nội của đảng thuộc loại Tuyệt mật, môt số thông tin về nhân sự hay kỷ luật nhân sự trong đảng cũng thuộc loại Tuyệt mật.
Tại Hà Nội vào đầu năm nay, một người phụ nữ có xuất thân nghèo khổ phải đi đến một quyết định dù cuộc sống của cô phải chịu đảo lộn. Hoàn cảnh khó khăn, chồng đau ốm, bản thân cô còn phải lo cho cha mẹ già và con nhỏ. Trong khi đó không có, nên cô đã quyết định sang Đài Loan lao động. Ngày 28 tháng 5, cô bước vào phòng khám sức khỏe để xin giấy chứng nhận; đây là một điều kiện trong quy trình làm thủ tục đi lao động ở nước ngoài. Với kết quả tốt, ngày 4 tháng 9 cô đã lên máy bay, xuất cảnh sang Đài Bắc và không lâu sau đó, bắt đầu làm việc để gửi tiền về nuôi gia đình ở quê nhà.
Hơn 3 tháng sau khi một số bị cáo trong phiên tòa xét xử người dân xã Đồng Tâm đã được giảm án và trả tự do, những người này cho biết đến nay vẫn bị ám ảnh, hoảng loạn, mất ngủ bởi những gì họ trải qua trong lúc bị tạm giam. Bà Lê Thị Oanh, một người dân Đồng Tâm, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 20 tháng 12. “Sau phiên sơ thẩm thì 14 người được về. Khi họ về họ bảo, họ không giám nói. Người dân ra đón ở đầu làng đêm hôm sau phiên tòa sơ thẩm thì ai cũng nói là không bị đánh, không bị làm sao cả”.
Một trong những phiên tòa xét xử giới chức lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam trong năm 2020, được dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều có thể nói là trường hợp cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung. Ông bị đưa ra xử theo cáo buộc “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Cựu Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung bị khởi tố và bắt giam hồi cuối tháng 8 và phiên xử được tiến hành vào trung tuần tháng 12.
Tám Dân biểu Mỹ hôm 18/12 kêu gọi gọi Bộ Ngoại giao và Tài chính Mỹ thực hiện các chế tài cấm vận của Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với những công an Hà Tĩnh, những người đã tra tấn nhà báo Nguyễn Văn Hoá, người bị kết án tù 7 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong phiên toà năm 2017. Nguyễn Văn Hoá là cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA). Vào tháng 11 năm 2016, Hoá đã bị an ninh đánh đập, tịch thu thiết bị khi đang làm việc cho RFA. Khi bị giam giữ, Hoá lại bị tra tấn, ép phải ký biên bản hỏi cung.
Bảo Trợ