Chúa Nhật 24 Thường Niên, Năm C Các Bài Suy Niệm & Chú Giải Lời Chúa

13 Tháng Chín 201911:38 SA(Xem: 1658)

CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM C
Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Lời Chúa: Xh 32,7-11.13-14; 1Tm 1,12-17; Lc 15,1-32

blank

Chú giải mục vụ của Hugues Cousin.

NHỮNG DỤ NGÔN VỀ NIỀM VUI TẬP THỂ SAU KHI TÌM LẠI ĐƯỢC CÁI ĐÃ MẤT

Trong các chương từ 15 đến 19 sẽ có nhiều giáo huấn của Chúa Giêsu, chủ yếu dưới hình thức các dụ ngôn, được trình bày

MỤC LỤC
  1. Thiên Chúa luôn tha thứ – Dã Quỳ
  2. Trong Thiên Chúa không ai bị loại trừ
  3. Chiêm ngắm Tình Yêu Chúa Cha: Trái tim ta mở ra
  4. Niềm nở tiếp đón người tội lỗi
  5. Hãy bao dung như người cha – Huệ Minh
  6. Người con phung phá
  7. Sự tha thứ của Thiên Chúa
  8. Lòng Chúa xót thương
  9. Suy niệm của Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái
  10. Hòa giải là từ ngữ mới của tha thứ – An Phong
  11. Thiên Chúa là Đấng thương xót và hay tha thứ
  12. Suy Niệm của Lm. Anthony Trung Thành
  13. Lòng bao dung của Thiên Chúa
  14. Đấng nhân từ
  15. Nụ hôn nồng nàn tình thương xót
  16. Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
  17. Phục hồi phẩm chất cao đẹp
  18. Mất – Tìm – Mừng
  19. Cha anh chạy ra gặp anh
  20. Thiên Chúa yêu thương và đợi chờ
  21. Mất mát – Lm. Vũ Đình Tường
  22. Thiên Chúa, Đấng Nhân Hậu
  23. Hối cải – Lm. Giuse Trần Việt Hùng
  24. Lòng Chúa xót thương – Lm Jos. Tạ Duy Tuyền
  25. Sống chữ nhẫn – Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
  26. Nắm tay Cha – Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
  27. Suy niệm của ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
  28. Tin Mừng của Lòng Thương Xót Chúa
  29. Suy niệm của Lm Gioan Nguyễn Văn Ty
  30. Mất và được – Lm. Vũ Xuân Hạnh
  31. Tìm về – Lm. Antôn Nguyễn Văn Tiếng
  32. Xin chung vui với tôi
  33. Người cha
  34. Tuyệt đỉnh của yêu thương – Thiên Phúc
  35. Cây táo và miếng vải trắng
  36. Thương xót – Veritas
  37. Quan trọng – McCarthy
  38. Tấm lòng người cha
  39. Niềm vui san sẻ – Achille Degeest
  40. Người cha sẽ làm bất cứ điều gì cho chúng ta
  41. Lạc mất – McCarthy
  42. Tha thứ
  43. Suy niệm của JKN
  44. Tình thương vô biên
  45. Mầu nhiệm Thánh thiện và tội lỗi
  46. Cao vời khôn ví – JM. Lam Thy ĐVD
  47. Một người cha có hai con trai – André Sève
  48. Chứng từ của lòng sám hối
  49. Huyền nhiệm yêu thương – Trầm Thiên Thu
  50. Nhân lành
  51. Thương người
  52. Nhân hậu
  53. Tiếng khóc
  54. Giá trị
  55. Tạo vật được yêu thương
  56. Bởi vì chúng nó là con của tôi!
  57. Chúa Nhật 24 Thường Niên
  58. Suy niệm của Gier. Nguyễn Văn Nội
  59. “Tôi đã tìm thấy con chiên lạc”
  60. Người con cả là chúng ta
  61. Niềm vui khi tìm gặp lại
  62. Lạc lối – Lm Bùi Quang Tuấn
  63. Thiên Chúa từ bi – Như Hạ
  64. Linh mục là tôi tớ của đàn chiên
  65. Chúa Nhật 24 Thường Niên
  66. Khoan dung – Antôn Bảo Lộc
  67. Đức Giêsu đi tìm con chiên lạc
  68. Chúa Nhật 24 Thường Niên
  69. Thà yêu lầm còn hơn bỏ sót
  70. Mọi sự của Cha đều là của con
  71. Suy niệm của Lm Trần Bình Trọng
  72. Hãy chia vui với tôi – G. Nguyễn Cao Luật
  73. Đã mất mà lại tìm thấy
  74. Đón nhận – Trao ban lòng thương xót
  75. Suy niệm của Lm FX. Vũ Phan Long
  76. Chú giải mục vụ của Hugues Cousin
  77. Chú giải của Noel Quesson
  78. Chú giải của R. Gutzwiller
  79. Chú giải của Fiches Dominicales
  80. Chú giải của William Barclay
  81. Suy niệm của Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
  82. “Hãy chia vui với tôi” – Lm Giuse Nguyễn Hữu An
  83. Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
  84. Dụ ngôn người con hoang đàng
  85. Bài học về lòng xót thương – Lm. Anmai
  86. Đức Giêsu là hiện thân của Chúa Cha – Quốc Văn
  87. Ai là con thực sự? Ai là người làm công?
  88. Thiên Chúa giầu lòng thương xót
  89. Quyết tâm trở về
  90. Suy niệm của Vincente Nguyễn Trọng Đại
  91. Anh em còn nợ… – Đỗ Lực
  92. Yêu thương, tha thứ là bản chất của Thiên Chúa
  93. Dụ ngôn – Lm. Vũ Đình Tường

trước hết để soi sáng trên thái độ ân cần của Thiên Chúa đối với những kẻ bị xã hội tôn giáo khinh chê và ruồng bỏ. Đó là trường hợp của ba dụ ngôn làm nên chương 15. Tình yêu của Thiên Chúa đối với những kẻ không được yêu thương, cũng không đáng thương lên án một cách gián tiếp sự cứng cỏi và nghiêm khắc mà những người”công chính” hơn đối xử với họ.

Điểm bắt đầu ở chương 15 lại là một bữa ăn (cc. 1-3). Nhưng lần này Chúa Giêsu đón tiếp –có thể tại chính nhà Ngài- những người thu thuế và những người tội lỗi (với nghĩa xã hội lẫn tôn giáo của từ này) và Ngài ăn uống với họ. Những người thuộc phái Pharisêu và các Kinh sư lên án cử chỉ này vì nó bẻ gãy những hàng rào truyền thống phù hợp với sự khôn ngoan Kinh Thánh (x. Cn 1,1-15), và như họ đã từng làm nhân bữa ăn tại nhà ông Lêvi (5,29-30), họ lẩm bẩm. Dưới dạng dụ ngôn, lời đáp của Chúa Giêsu ở đây ngắn gọn và đanh thép (5,31-32); sự tương phản giữa những kẻ công chính và người tội lỗi ăn năn sám hối được nói đến ở 5,32 cũng như ở 15,7. Ba dụ ngôn ở đây thiết lập một liên hệ chặt chẽ giữa cách hành xử của Chúa Giêsu và thái độ của Thiên Chúa –đó là điều mới mẻ và căn bản. Những dụ ngôn này được gắn liền với nhau bằng các đề tài (niềm vui, sự hoán cải) và một diễn ngữ (bởi vì cái mất lại được tìm thấy) như một sợi chỉ đỏ chạy xuyên suốt cả chương. Hai đề tài đầu tiên (cc. 4,10) minh hoạ phần đầu của lời khẳng định:”Ta đến không phải để gọi những người công chính mà gọi các tội nhân” (5,32a), đề tài sau cùng minh hoạ phần cuối”để chúng ăn năn sám hối” (5,32b).

Để biện minh cho thái độ của mình, Chúa Giêsu bắt đầu bằng hai dụ ngôn có cấu trúc song song (cc.4,10). Cùng một câu hỏi giả thiết một lời đáp khẳng định. Một cái gì đó bị mất (từ nayù được dùng tới năm lần) mà người ta đã tìm lại được (sáu lần). Một người chăn chiên khá giả và ngược lại, một bà nội trợ nghèo mời bạn bè hàng xóm lại chia sẻ niềm vui của họ. Nếu con chiên tự đi lạc, thì một trong số mười đồng bạc –với một đồng đủ sống một ngày- bị người đàn bà đánh mất. Như vậy các dụ ngôn này không quan tâm tới cách thức sự mất mát; ngay cả việc tìm thấy cái đã mất cũng thuộc về quá khứ. Việc tìm kiếm ít được nhấn mạnh hơn là lời mời gọi cùng chia sẻ niềm vui.

Các dụ ngôn kép này (cc. 4-6.8-9) và việc áp dụng của chúng chỉ hơi khác nhau ở hình thức (cc.7-10), đồng hoá cái đã mất với tội nhân. Điều quan trọng hàng đầu là đừng đọc lời giải thích mà không có con người đi trước: liên hệ giữa chúng nhấn mạnh rằng việc sám hối của tội nhân không thể xảy ra, nếu trước đó Thiên Chúa đã không đi tìm họ. Ở cuối tiến trình này là niềm vui của Thiên Chúa đối với chỉ một tội nhân sám hối, một niềm vui mà Thiên Chúa chia sẻ cho toàn triều thần Thiên Quốc. Ở câu 7 (chứ không ở câu 10) có vấn đề chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn. Phải chăng đó là một lời mai mỉa nói với các người Pharisêu và Kinh sư, vì họ phải biết rằng không ai là công chính trước mặt Thiên Chúa (x. Rm 3,10tt) và chính họ cũng cần hoán cải? Phải chăng đây là một cách nhấn mạnh cách tột cùng – như trong chính dụ ngôn, câu 4 – cái giá trị của từng cá nhân đối với Thiên Chúa khi họ quay về với Ngài?

Như thế, việc Chúa Giêsu năng lui tới các kẻ bị loại trừ được biện minh bằng hành động của chính Thiên Chúa. Và diễn từ dụ ngôn như muốn nêu lên cho các thính giả một câu hỏi: Các bạn có thể chung vui với Chúa Kitô khi thấy những người tội lỗi đến gần Ngài để nghe Ngài chăng?

Dụ ngôn về người có hai con trai (cc.11-32) được trình bày như một bức tranh bộ đôi đưa vào hoạt cảnh người con út, rồi người con cả; trong cả hai trường hợp, người cha giữ một vai trò quyết định. Khi đọc dụ ngôn này chúng ta sẽ nhận thấy rằng: trong một dụ ngôn có hai kết luận, hai”cao điểm” thì cao điểm thứ hai là điều Luca muốn nhấn mạnh hơn cả.

Phần thứ nhất của dụ ngôn trình bày người con út dưới một hình ảnh không có gì đáng khen (cc. 1-24). Nó không đợi cha qua đời rồi mới sử dụng phần gia tài của nó, và nhất là nó hoang phí gia tài khi sống một cách truỵ lạc. Thế là nó phải đi làm công cho một kẻ ngoại giáo đến đỗi đi chăn heo –loại thú vật nhơ bẩn trong Do Thái giáo- và sẵn sàng nhét cho đầy bụng thức ăn của chúng. Nó chỉ quyết định trở về vì tình thế bắt buộc thôi. Chắc hẳn rằng trước một dung mạo như thế những người Pharisêu và luật sĩ đang nghe một câu chuyện phải cảm thấy đối với nhân vật này một tâm tình tương tự như họ đã có đối với các thực khách đồng bàn với Chúa Giêsu! Giọng văn thay đổi với sự suy tư của đứa con hoang đàng (cc. 17-19).

Hành động mà anh ta định làm chắc hẳn có một lý do vụ lợi, nhưng nó ghi dấu bước chân khởi đầu của một cuộc hoán cải, một cuộc trở về với Thiên Chúa cũng như với cha của mình. Khi anh ta quả quyết rằng anh chẳng con đáng gọi là”con”, và xin được đối xử như một người làm công cho cha anh, anh không toan tính một mưu mẹo gì, với óc thực tế, anh ta tính toán về cái giá phải trả cho một cuộc trở về của anh.

Thái độ của người cha, trong phần thứ nhất này, làm người ta phải ngạc nhiên, ông không từ chối yêu cầu của đứa con út. Ông chia của cải cho các con, phân phát gia tài cho hai đứa. Đứa út nhận được một phần ba của cải, trong khi hai phần ba kia dành cho con cả (x. Đnl 21,17), thì người cha vẫn quản lý cho tới khi ông qua đời. Người cha để cho đứa con út được hoàn toàn tự do và, khác với người chăn chiên và bà nội trợ trong dụ ngôn trước, ông không làm bất cứ điều gì để tìm lại con mình. Nhưng chính tuy ân cần mà ông đón tiếp con khi nó trở về, có nguy cơ gây nên cho chúng ta, các độc giả, một lời kêu ca trách móc gần giống như lời trách móc mấy ông Pharisêu ở câu 21. Người ta cứ tưởng, như chính đứa con út đã tưởng, cùng làm người cha sẽ đối xử với nó như một người làm công cho mình (c.18), và sẽ đòi buộc nó phải đền bù lỗi lầm. Thay vì làm thế, người cha chạnh lòng thương, ông hạ mình chạy ra đón con –một sự vội vã không xứng đáng với một người Đông phương- ông bày tỏ với nó cách công khai những dấu hiệu yêu thương, ngay cả trước khi nó xưng thú tội lỗi. Rồi ông ngắt lời nó xưng thú, cho nó đeo nhẫn là dấu chỉ uy quyền, cho nó mang giày là dấu hiệu riêng của người tự do. Ông hồi phục nó hoàn toàn trong cuộc sống gia đình và tổ chức một bữa tiệc để cả nhà cùng chia sẻ niềm vui.

Cùng một lý do như người chăn chiên và bà nội trợ:”Vì con ta… đã mất nay lại tìm thấy”. Hơn nữa, lý do ấy được bày tỏ một cách mới mẻ:”Nó đã chết mà nay sống lại”. Hoán cải là trở về với Thiên Chúa và như thế là trở về với cuộc sống đích thức. Nói một cách trống không –với các đầy tớ, mà cũng với các người Pharisêu và cả với chúng ta nữa- lời mời gọi hãy vui mừng mang một hình thức rõ rệt:”Hãy mở tiệc ăn mừng!”. Niềm vui này dễ hiểu đối với con chiên hay đồng bạc bị mất, thì ở đây lại làm cho chúng ta ngỡ ngàng vì tội lỗi của đứa con hoang đàng –một đề tài không có trong hai dụ ngôn đầu này. Niềm vui đó sẽ làm cho người con cả nổi giận như các người Pharisêu: chẳng lẽ cha lại mời nó ăn tiệc mừng với một tên tội lỗi, với một kẻ nhơ bẩn!

Trong phần thứ hai của dụ ngôn, chân dung của người con cả biểu lộ sự giận dữ, ganh tỵ và gây gổ (cc. 25-32) khi anh ta quả quyết rằng đã bao nhiêu năm trời hầu hạ cha và chẳng khi nào trái lệnh (c.19), anh tự đặt mình trong tương quan với cha như là một bổn phận hơn là do tình yêu. Thái độ”công chính” của anh làm ta nghĩ đến thái độ của các người Pharisêu và các luật sĩ. Như họ, anh tỏ ra giữ khoảng cách với tên hoang đàng khi nhắc đến tội của hắn (nó đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm) và gọi hắn là”thằng con của cha đó” –chứ không phải là”em của anh ta”. Anh ta tố cáo cha đã thiên vị và cuối cùng, trách cha đã giết bê béo ăn mừng với một kẻ chỉ là tội nhân.

Hình ảnh người cha phù hợp với chân dung đã có trong phần thứ nhất. Ở đây nữa, thái độ của ông không phải được tạo nên do những ước lệ của Đông phương mà bởi tình yêu đối với con ông: ông ra và năn nỉ con ông (c.28)! Để biện minh cho cách xử sự của mình, ông nhìn nhận rằng người con cả của ông chưa bao giờ đã chết hay bị mất và ông nhấn mạnh đến cuộc sống thân tình giữa hai người. Câu nói”tất cả những gì của cha đều là của con” nhắc nhở rằng, từ khi chia gia tài, người cha và người con cả cùng chung hưởng phần gia tài nhiều gấp đôi thuộc về người con cả (xc.12). Hai điểm được nhấn mạnh với cậu cả đang giận dữ: phải mở tiệc ăn mừng –thái độ này nằm trong chương trình của Thiên Chúa (x.2,49). Bởi vì được dựa trên hành động của chính Thiên Chúa (x.7,10). Và”đứa con” (c.30) cùng là”người em” của anh cả… Cuối cùng người cha nói lại lý do nền tảng, lần này được phong phú hoá nhờ lời giải thích thần học (cc.24-32): việc đi từ sự chết đến sự sống.

Dụ ngôn vẫn còn mở ngỏ: người ta không biết anh con cả có đón nhận lời khuyến dụ của cha và quyết định chia sẻ niềm vui vì cái đã mất lại tìm thấy như các bạn bè và hàng xóm trong hai dụ ngôn trước chăng. Anh có chịu chấp nhận cùng ăn với đứa em”nhơ bẩn” không hay cứ tự nhốt mình trong cơn giận dữ của anh ta? Vậy, nếu chính tôi, là thính giả hay độc giả của dụ ngôn này, đang ở trong hoàn cảnh của người con cả, thì chính tôi phải chọn lựa chấp nhận hay không lời năn nỉ của người cha. Một lời đáp tích cực là điều khó, đôi khi còn đau đớn nữa, dụ ngôn không nói rằng điều đó sẽ tự động có được. Lập trường của người con cả, trong đó phần chót của dụ ngôn đặt chúng ta vào, ngột ngạt hơn những gì phụng vụ thống hối đề nghị: vì phụng vụ này chỉ giới hạn ở phần thứ nhất của dụ ngôn và dẫn dắt chúng ta như thể đồng hoá chúng ta với người con út – điều này có lẽ dễ dàng hơn! Không thể chối cãi và Luca nhấn mạnh nhiều hơn đến phần thứ hai. Dù sao, quan điểm chính nhắm tới tình yêu và sự thương cảm của người cha đối với từng đứa con, được thể hiện qua suốt cả trình thuật. Chính đó là điều làm cho việc trở về của tội nhân thành khả thi và mời gọi chúng ta vui mừng, dù đôi khi có khó khăn lắm cũng phải vui mừng. 

Giaophanvinh.net 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, NĂM C Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Gr 33,14-16; 1Tx 3,12–4,2; Lc 21,25-28.34-36
(1) Thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. (2) Người mở miệng dạy họ rằng: (3) "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. (4) Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. (5) Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an./post 01 Tháng Mười Một 2016 (Xem: 938)/
Yêu tha nhân như chính mình. Thiên Chúa là Đấng vô hình vô ảnh ta không thấy được. Ta nói yêu mến Thiên Chúa, điều đó khó mà kiểm chứng được. Nên Thiên Chúa đã ràng buộc điều răn mến Chúa vào điều răn yêu người. Yêu Chúa thì phải yêu tha nhân. Yêu tha nhân là bằng chứng yêu mến Chúa.Chú giải và chia sẻ Tin mừng Chúa Nhật XXXI TN – năm BNguon Lamhong.org
CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Is 53,10-11; Dt 4,14-16; Mc 10,35-45
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Kn 7,1-7; Dt 4,12-13; Mc 10,17-30
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48 Tin Mừng Chúa nhật XXVI thường niên, năm B
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, NĂM B ......đôi khi chúng ta thấy người này người nọ thực sự yêu thương và phục vụ kẻ khác, nhưng họ lại là người vô thần, là người Phật giáo, thì lập tức chúng ta khựng lại. Chúng ta hãy nhớ lời Chúa: Ai yêu thương thì ở trong Thiên Chúa. Tại sao chúng ta lại khăng khăng phải ở trong đạo mới có tình thương. Chắc gì chúng ta những người có đạo lại sống được tốt lành như họ chưa./17 Tháng Bảy 2018(Xem: 1432)/
Trước hết cần đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra khi chúng ta cử hành nghi thức Thánh Thể. Câu trả lời thật đơn giản, đó là bữa tiệc của Chúa, đánh dấu khởi điểm việc Người chịu khổ nạn và cuộc khổ nạn ấy đang trở thành một thực tại giữa chúng ta và vì chúng ta./09 Tháng Sáu 20122:00 CH(Xem: 7616) Tác giả Karl Rahner Giuse - Nguyễn Cao Luật OP chuyển dịch /
CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa - Lời Chúa: Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37 - Người đã hóa thân làm một con người bé nhỏ, nghèo túng, hèn yếu nhất. Để từ nay, ai đón tiếp một người bé nhỏ nhất là đón tiếp chính Người. Ai giúp đỡ một người yếu hèn nhất là giúp đỡ chính Người. Ai yêu mến một người nghèo túng nhất là yêu mến chính Người./17 Tháng Bảy 2018 (Xem: 1663) GP.Vinh/
CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Is 50,5-9a; Gc 2,14-18; Mc 8,27-35/17 Tháng Bảy 2018 (Xem: 1653) /
Bảo Trợ