Trung Quốc đề nghị Philippines đổi Phán quyết Biển Đông lấy thỏa thuận dầu khí
Tổng thống Philippines Duterte trong chuyến thăm Trung Quốc. (Ảnh: BBC News)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết Trung Quốc hứa hẹn với ông về một thỏa thuận khai thác dầu khí nếu Manila gác bỏ Phán quyết Biển Đông, trong đó Tòa Trọng tài quốc tế khẳng định Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền ở vùng biển chiến lược này.
“Hãy gạt các phán quyết sang một bên”, ông Duterte nhắc lại lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi đứng trước các phóng viên tại Manila hôm 10/9.
“Sau đó cho phép mọi người liên doanh với các công ty Trung Quốc. Họ muốn thăm dò [Biển Đông]. Họ nói nếu phát hiện khí, chúng ta sẽ nhận 60% lợi nhuận còn họ chỉ nhận 40%. Ông Tập Cận Bình Cận Bình đã hứa như vậy”, Tổng thống Philippines cho biết thêm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm thứ Tư từ chối cung cấp thông tin cụ thể về thỏa thuận giữa hai nước, nhưng cho biết ông Tập nói rằng việc hợp tác sẽ mang lại bước tiến lớn hơn trong việc khai thác tài nguyên biển.
Bà Hoa nói, ông Duterte đã sẵn sàng đẩy nhanh hợp tác khai thác dầu khí và phát triển mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines. Đối với một số “tình huống cụ thể”, bà Hoa cho biết hai bên sẽ bàn luận thêm.
Phán quyết Biển Đông được đưa ra vào tháng 7/2016, theo sau đơn kiện năm 2013 của chính phủ Philippines với sự hậu thuẫn của đồng minh Hoa Kỳ.
Không lâu sau khi lên nắm quyền vào tháng 6/2016, ông Duterte quyết định đảo ngược lập trường thân Mỹ của những người tiền nhiệm, tuyên bố “chia tay” Hoa Kỳ để xây dựng mối quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc. Khi tới thăm Bắc Kinh vào tháng 10/2016, ông Duterte nói rằng Phán quyết Biển Đông chỉ là một “mảnh giấy”.
Theo ĐKN
Canada điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan lần thứ hai trong 3 tháng Canada hôm thứ Ba 10/9 cho biết một trong những tàu chiến của họ đã đi qua eo biển Đài Loan có nhiều nhạy cảm, theo bản tin hôm 11/9 của South China Morning Post.
Eo biển Đài Loan
Chuyến đi của con tàu diễn ra ở thời điểm đã 3 tháng kể từ một hoạt động tương tự, và giữa lúc quan hệ đang căng thẳng giữa Bắc Kinh và Ottawa về một loạt các vấn đề ngoại giao gai góc, bản tin của South China Morning Post nói.
Những chuyến tàu đi qua như vậy thường làm Bắc Kinh khó chịu, họ tuyên bố đảo Đài Loan dân chủ và tự trị là một phần thuộc chủ quyền, lãnh thổ của Trung Quốc.
Hồi tháng 4, Bắc Kinh đã lên án quyết định của Pháp điều tàu khu trục qua eo biển, gọi đó là việc làm bất hợp pháp, và họ cũng khó chịu về việc các tàu hải quân Mỹ đi qua trên chính tuyến đường thủy đó.
Vẫn theo South China Morning Post, chính phủ Canada cho biết tàu khu trục HMCS Ottawa đi qua eo biển Đài Loan hôm 9 và 10/9.
"Hải quân Hoàng gia Canada không thực hiện điều được gọi là hoạt động vì tự do hàng hải nhằm thách thức các tuyên bố về lãnh thổ của các quốc gia khác, và việc tàu của Canada đi qua đã tuân theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển", hải quân Canada nói qua một tuyên bố, được South China Morning Post dẫn lại.
Hồi tháng 6, hai tàu Canada cũng đi qua eo biển hẹp ngăn cách Đài Loan với Trung Quốc, nhưng Canada phủ nhận chuyện họ có ý định đưa ra bất kỳ quan điểm chính trị nào.
Hiện chưa có phản ứng ngay từ Bắc Kinh.
Theo VOA
Mười tám năm sau khủng bố 9/11, nước Mỹ thề sẽ ‘không bao giờ quên’
Nơi kỷ niệm các nạn nhân vụ khủng bố 911 ở Trung Tâm Thương Mại Thế Giới tại New York. (Hình: Spencer Platt/Getty Images)
NEW YORK, New York (AP) — Người dân Mỹ hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín, kỷ niệm 18 năm ngày xảy ra cuộc tấn công của khủng bố ngay trên đất nước này, làm thiệt mạng hàng ngàn người, với các buổi lễ trang nghiêm, đầy xúc động, và thề sẽ “không bao giờ quên”.
Gia đình các nạn nhân chết tại New York đã tập trung ở nơi xảy ra cuộc tấn công, với buổi lễ tưởng niệm bắt đầu bằng một phút mặc niệm và các hồi chuông đổ vào lúc 8 giờ 46 phút sáng, đúng thời khắc một chiếc phi cơ bị không tặc đâm vào tòa tháp góc phía Bắc thuộc Trung Tâm Thương Mại Thế Giới.
“Khi nào thành phố còn cho chúng tôi cơ hội này, tôi sẽ đến đây,” theo lời bà Margie Miller, người bị mất ông chồng Joel, khi phát biểu tại buổi lễ mà bà đã tham sự hàng năm. “Tôi muốn mọi người luôn nhớ tới việc này.”
Sau nhiều năm đi dự lễ tưởng niệm, bà Miller đã gặp và quen biết các gia đình thân nhân của các nạn nhân khác và trân trọng cơ hội được hiện diện cùng với họ.
“Có những nụ cười sau giòng nước mắt để nói với nhau rằng chúng tôi không đơn độc trong cuộc hành trình này, mà chúng tôi đến đây cũng vì những người khác,” bà Miller nói.
Tổng Thống Donald Trump đến đặt vòng hoa tại Ngũ Giác Đài, nói với gia đình của các nạn nhân nơi đây rằng: “Đây là ngày kỷ niệm sự mất mát cá nhân và vĩnh viễn của quý vị”.
“Đây là ngày cứ liên tục diễn ra hàng ngàn lần trong tâm tưởng của quý vị. Nụ hôn từ giã sau cùng. Cuộc gọi điện thoại sau cùng. Những lời nói thương yêu được nghe lần cuối cùng,” Tổng Thống Trump nói.
Phó Tổng Thống Mike Pence sẽ đến đặt vòng hoa và phát biểu tại địa điểm thứ ba có phi cơ bị không tặc rớt, là một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania.
Các buổi lễ tưởng niệm chú trọng vào việc nhớ tới gần 3,000 nạn nhân thiệt mạng khi các phi cơ bị không tặc đâm vào Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, Ngũ Giác Đài và cánh đồng ở Pennsylvania hôm 11 Tháng Chín năm 2001.
Tên của tất cả các nạn nhân được chính các thân nhân của họ đọc lên ở New York. Trong những năm gần đây, những thân nhân này thường là những người nhỏ tuổi, chỉ biết rất ít hoặc không có cơ hội biết gì về người quá cố.
Một trong những người này là anh Jacob Campbell, chỉ mới 10 tháng khi bà mẹ Jill Maurer-Campbell, chết trong vụ 9/11.
“Tôi lớn lên trong thế hệ mà người ta hầu như không nhớ gì về vụ này. Ở nơi đây, tôi cảm thấy có mối liên hệ mà không ai ở trường tôi đi học có thể thật sự hiểu nổi,” theo lời anh Campbell, một sinh viên năm thứ nhì tại đại học University of Michigan.
Ngày 11 Tháng Chín, nay cũng được xem là một ngày để phục vụ người khác. Người dân Mỹ ở mọi nơi trong nước bỏ thời giờ tình nguyện phụ giúp ở các nơi cung cấp thực phẩm cho người thiếu ăn, ở trường học, ở các nơi xây cất nhà ở cho người nghèo, dọn sạch công viên cùng là các hành động thiện nguyện khác. (V.Giang) Nguoi-viet.com
Đây không phải là một cuộc nổi dậy đẫm máu thường gắn liền với một cuộc cách mạng mà là một diễn biến hòa bình trong một thời gian dài mà đỉnh điểm là sự tiếp quản của các nhà xã hội chủ nghĩa trên mọi mặt. Chúng ta không nên ảo tưởng nữa, thực sự những người theo chủ nghĩa Marx đang nắm quyền ở Mỹ một cách nghiêm túc và lâu dài.
Thật vậy, các nhà lãnh đạo cộng sản từ Lenin đến Brezhnev đang cười mỉa mai từ địa ngục khi thấy rằng điều mà Liên Xô không thể đạt được với tất cả sức mạnh quân sự và kho vũ khí hạt nhân lại đang được thực hiện bởi chính người dân Mỹ thông qua một quá trình bầu cử đáng ngờ.
Chỉ cần rõ ràng, đó không phải là năm 1984 của Orwell, mà là Liên Xô của năm 1937 trở về sau với cùng một diện mạo. Sẽ không có trại tập trung; hàng triệu người sẽ không bị hành quyết. Những người bất đồng chính kiến sẽ bị xử lý "một cách nhân đạo." Họ sẽ bị loại khỏi các trường đại học, truyền thông, công việc chính phủ và các tập đoàn lớn.
Tổng thống Trump đã thực hiện tất cả những lời hứa của mình về chương trình nghị sự kinh tế, văn hóa và an ninh quốc gia trong 4 năm qua. Và cho đến giờ phút này (24 tiếng trước khi rời nhiệm sở), dường như lời hứa chưa thực hiện của ông duy nhất chỉ có “tát cạn đầm lầy” cho nước Mỹ nữa mà thôi.
Trước khi ông rời nhiệm sở, nhìn lại những gì mà ông - một tổng thống với cá tính không hoàn hảo, người sở hữu quá nhiều phát ngôn gây tranh cãi - đã làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại trong sự kinh ngạc của bạn bè quốc tế và sự sợ hãi của kẻ thù.
Đúng là "Cuộc sống vốn không công bằng" với vị Tổng thống đặc biệt Donald Trump, như cách mà Tổng thống John F. Kennedy từng nói. Một trăm năm sau, sử sách sẽ nhớ đến Tổng thống Trump và hai lần ông bị luận tội. Lịch sử Mỹ sẽ kể chi tiết về cuộc bạo động chết người ở Điện Capitol của Hoa Kỳ mà ông bị cáo buộc gây ra
Thông điệp từ biệt của Đệ nhất phu nhân Melania Trump
Đệ nhất phu nhân Melania Trump hôm 18/1 đã gửi thông điệp từ biệt trong một đoạn video từ Nhà Trắng. Trong video, Melania Trump cho biết "vinh dự lớn nhất" của bà là được phục vụ đất nước với tư cách đệ nhất phu nhân.
Nhà Trắng đã công bố một danh sách dài những thành tích Tổng thống Donald Trump đạt được trong nhiệm kỳ của ông.
Tài liệu có tiêu đề “Thành tựu của chính quyền Tổng thống Trump” công bố toàn bộ những thành tựu Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump đã đạt được trong bốn năm qua, bao gồm sự bùng nổ kinh tế chưa từng có, trước khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán của Đảng Cộng sản Trung Quốc gây họa loạn, cơ hội việc làm cho người Mỹ thuộc mọi thành phần, giảm thuế cho tầng lớp trung lưu, tạo việc làm và đầu tư vào các Vùng cơ hội, bãi bỏ quy định hạn chế đối với doanh nghiệp và giai tầng công nhân Hoa Kỳ, cũng như các chính sách và giao dịch thương mại.
Một số cột trụ mang tính biểu tượng của chương trình nghị sự của Tổng thống được đề cập trong danh sách là bức tường biên giới mới dài hơn 450 dặm, hơn 2,2 nghìn tỷ $ trong chi tiêu quân sự và thiết lập lại hệ thống tư pháp.
Robert Unanue, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Goya Foods, cho biết hôm thứ Sáu, phe cánh tả đã lợi dụng đại dịch viêm phổi Vũ Hán tước đoạt Thiên Chúa, văn hóa, lịch sử và sự tự do khỏi người dân Hoa Kỳ.
“Vấn đề là đây là một năm chính trị. Họ đã vũ khí hóa virus corona. Thật không may, họ đã đóng cửa nền kinh tế này. Điều tồi tệ nhất chúng ta có thể làm là đóng cửa nền kinh tế, giết chết tinh thần của chúng ta. Chúng ta cần một lý do để thức dậy vào buổi sáng [đó là]: Chúa, gia đình, công việc. Và họ đang cướp đi tinh thần của chúng tôi, họ đang lấy đi khả năng làm việc của chúng tôi”, ông Unanue nói với Fox News vào ngày 15 tháng 1.
Ông Joe Biden lên kế hoạch ngay lập tức thúc đẩy sắc lệnh thiết lập “con đường trở thành công dân” cho 11 triệu người nước ngoài bất hợp pháp.
Hôm thứ Sáu (15/1), Joe Biden cho biết ông sẽ ban hành luật nhập cư “ngay lập tức” sau khi nhậm chức, ưu tiên quy chế hợp pháp cho khoảng 11 triệu người nhập cư. Theo đó, luật sẽ cho phép người nhập cư đủ điều kiện được thường trú trong 5 năm, thay vì 3 năm như hiện tại và có quốc tịch 3 năm sau đó.
Giám đốc điều hành của Trung tâm Luật Nhập cư Quốc gia Marielena Hincapie nói về kế hoạch này: “Điều này thực sự đại diện cho sự thay đổi lịch sử từ chương trình nghị sự chống người nhập cư của ông Trump, [luật này] công nhận tất cả những người nhập cư không có giấy tờ hiện đang ở Hoa Kỳ nên được đưa vào con đường trở thành công dân”.
Ông Địch Đông Thăng tuyên bố: "Từ năm 1992 đến 2016, nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có thể được giải quyết trong vòng hai tháng". "Lý do là gì? Chúng ta có những người đứng đầu ở đó. Chúng ta có những người bạn của chúng ta trong vòng quyền lực cốt lõi của Mỹ".
Video bài phát biểu của ông Địch Đông Thăng đã làm rò rỉ sự xâm nhập của ĐCSTQ vào Hoa Kỳ
Gần đây, đoạn video về bài phát biểu của ông Địch Đông Thăng vào ngày 28 tháng 11, với tư cách là Phó hiệu trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, đã làm rò rỉ thông tin bí mật về Mặt trận thống nhất của ĐCSTQ và sự xâm nhập ĐCSTQ vào Hoa Kỳ. Ông Địch Đông Thăng tuyên bố: "Từ năm 1992 đến 2016, nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có thể được giải quyết trong vòng hai tháng". "Lý do là gì? Chúng ta có những người đứng đầu ở đó. Chúng ta có những người bạn của chúng ta trong vòng quyền lực cốt lõi của Mỹ".
Indonesia: Động đất mạnh 6,2 độ richter khiến hơn 600 người chết và bị thương
Hôm nay (15/1), tại đảo Sulawesi, Indonesia đã xảy ra một trận động đất mạnh 6,2 độ Richter. Lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm những người sống sót trong một tòa nhà bị sập ở thành phố Mamuju, tỉnh Tây Sulawesi. (MAWARDI / AFP qua Getty Images).
Ngày 12/1, Tổng thống Donald Trump đã có bài phát biểu khi ông đi thăm bức tường biên giới Mỹ-Mexico ở Alamo, tiểu bang Texas.
Dưới đây là toàn văn phát biểu của ông được Tòa Bạch Ốc đăng tải.
Xin trân trọng cảm ơn. Cám ơn mọi người. Tôi rất vinh dự khi được ở đây. Chúng tôi đã làm việc trong một thời gian dài và chăm chỉ. Mọi người hãy ngồi xuống. Chúng tôi đã làm việc lâu dài và chăm chỉ để hoàn thành việc này. Có nhiều người nói rằng không thể thực hiện được, và chúng tôi đã hoàn thành. Đây là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử của nước ta.
Tôi rất vinh dự được ở đây tại Thung lũng Rio Grande cùng với những người đàn ông và phụ nữ can đảm thuộc Đội tuần tra biên giới và hải quan.
Hôm 11/1, Epoch Times cho đăng bài viết của Conrad Black, chuyên gia tài chính nổi tiếng của Canada và là cây viết nổi tiếng thế giới, cuốn sách “Trump: A President Like No Other” (Trump: Một Tổng thống khác thường) của ông đã được tái bản nhiều lần. Dưới đây chúng tôi xin gửi tới quý độc giả bài bình luận của Conrad chỉ ra “tim đen” và sự sợ hãi của phe thiên tả trước TT Trump.
Cả thế giới hiện đang chứng kiến giai đoạn tà ác nhất cho đến nay trong nỗ lực tiêu diệt Tổng thống Donald Trump của những chính trị gia thiên tả lưỡng đảng.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.