Doanh nghiệp nói gì về chống tham nhũng vặt tại Việt Nam?

05 Tháng Chín 20199:51 CH(Xem: 1163)
  • Tác giả :

Doanh nghiệp nói gì về chống tham nhũng vặt tại Việt Nam?

RFA
Ảnh minh họa về "tham nhũng vặt".
Ảnh minh họa về "tham nhũng vặt".
blank AFP

“Diễn ra tương đối phổ biến”

Tại báo cáo về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2019 trình Ủy ban Tư pháp Quốc hội thẩm tra, diễn ra vào sáng ngày 3 tháng 9, Đại diện Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công an-Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết trong năm qua đã có 281 vụ phạm tội, vi phạm pháp luật về tham nhũng và chức vụ, giảm so với năm 2018.

Thứ trưởng Bộ Công an-Thượng tướng Lê Quý Vương nhấn mạnh rằng các vụ án tham nhũng được đẩy nhanh tiến độ xử lý, tuy nhiên tình trạng tham nhũng vặt vẫn còn diễn ra tương đối phổ biến, nhất là ở cơ sở. Thượng tướng Lê Quý Vương đã viện dẫn trường hợp tham nhũng vặt điển hình liên quan vụ 3 cán bộ thuộc Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng bị khởi tố về tội nhận hối lộ khi đến thanh tra tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trước đó tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến Chỉ thị số 10/CT-TTg, diễn ra vào sáng ngày 27/06 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình thẳng thắn cho rằng cán bộ, công viên chức của nhiều ngành, ở nhiều cấp lợi dụng chức vụ, kẽ hở về chính sách và pháp luật, lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân và doanh nghiệp để sách nhiễu, gây phiền hà, giải quyết không đúng quy định…dẫn đến hậu quả cản trở sự phát triển kinh tế xã hội.

Đài RFA ghi nhận Báo cáo mới nhất do Phòng Thương Mại-Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Báo cáo thường niên về Chỉ số Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI) tại Việt Nam hồi cuối tháng 3 năm 2019, cho thấy có đến 58% doanh nghiệp trong nước vẫn còn bị nhũng nhiễu, 54% doanh nghiệp vẫn phải trả phí bôi trơn.

Từ xưa tới giờ, lúc nào cũng vậy, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Người ta không đòi. Nhưng tôi tự nguyện đưa vì nó ảnh hưởng đến việc kinh doanh của tôi, thành ra tôi phải để phong bì. Nếu có những đợt truy kích từ quận đưa xuống thì phường tự động báo với tôi vào giờ đó, ngày đó sẽ có đội trật tự đi gom đồ và tôi sẽ không dọn ra hoặc tôi sẽ cho người đứng đó để dẫn xe khách đi chỗ khác. Tại vì bây giờ mua bán cạnh tranh rất là nhiều, cạnh tranh chỗ đậu xe, cạnh tranh mặt bằng, cạnh tranh thức ăn, cạnh tranh giá cả, cạnh tranh chất lượng…và để được những cái như vậy thì tôi phải móc túi ra
-Chủ doanh nghiệp ở Sài Gòn

Trao đổi với một số doanh nghiệp tư nhân ở trong nước, Đài Á Châu Tự Do được nghe giới doanh nhân Việt Nam nói rằng, những chi phí mà họ phải trả cho việc “bôi trơn” hay khi bị “nhũng nhiễu” được xếp vào là loại phí dành cho “tham nhũng vặt” và loại phí này thì rất vô chừng.

Một số doanh nhân còn giải thích với RFA rằng theo họ, tình trạng “tham nhũng vặt” mà Chính phủ Việt Nam đề cập tới là tham nhũng hành chính hay tham nhũng quan liêu, một kiểu tham nhũng diễn ra thường ngày khi các nhân viên công chức tiếp xúc với dân chúng trực tiếp. Riêng trong lĩnh vực kinh doanh, những vụ tham nhũng vặt còn thường xuyên xảy ra khi các doanh nghiệp tìm cách né tránh nghĩa vụ và các khoản thuế và khi các viên chức lạm dụng quy định (theo ý của họ) để tìm cách “bòn rút” tiền từ doanh nghiệp.

Trong thực tế, tình trạng tham nhũng vặt như vừa nêu lại xảy ra được cho là hàng ngày, hàng giờ với tinh thần “tự nguyện” của doanh nghiệp vì lợi ích kinh doanh của họ đối với đủ loại quan chức, chính quyền các cấp.

Bà Lan, chủ một chuỗi quán ăn ở Sài Gòn chia sẻ, các quán của bà rất đông khách và thường xuyên không đủ chỗ cho thực khách để xe, nên phải lấn ra hành lang vỉa hè và bà chủ động đưa phong bì cho nhân viên làm việc ở các cơ quan công quyền chuyên trách về trật tự đô thị. Bà Lan nói:

“Từ xưa tới giờ, lúc nào cũng vậy, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Người ta không đòi. Nhưng tôi tự nguyện đưa vì nó ảnh hưởng đến việc kinh doanh của tôi, thành ra tôi phải để phong bì. Nếu có những đợt truy kích từ quận đưa xuống thì phường tự động báo với tôi vào giờ đó, ngày đó sẽ có đội trật tự đi gom đồ và tôi sẽ không dọn ra hoặc tôi sẽ cho người đứng đó để dẫn xe khách đi chỗ khác. Tại vì bây giờ mua bán cạnh tranh rất là nhiều, cạnh tranh chỗ đậu xe, cạnh tranh mặt bằng, cạnh tranh thức ăn, cạnh tranh giá cả, cạnh tranh chất lượng…và để được những cái như vậy thì tôi phải móc túi ra.”

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch chống tham nhũng tại Việt Nam.
Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch chống tham nhũng tại Việt Nam. AFP
blank

Chính phủ kêu gọi…suông

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong buổi gặp mặt Đoàn Đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam và một số doanh nhân tiêu biểu tại trụ sở Chính phủ hồi trung tuần tháng 6, đã đưa ra đề nghị rằng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cùng tham gia chống tham nhũng, tiêu cực trong kinh doanh, nói không với tham nhũng tiêu cực.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến Chỉ thị số 10/CT-TTg, cũng yêu cầu tình trạng “tham nhũng vặt” cần phải sớm chấm dứt ở Việt Nam. Các khẩu hiệu của quan chức về chống tham nhũng luôn được đưa ra trong các cuộc họp, nhưng để lời nói đi đôi với hành động lại là câu chuyện khác…

Ông Duy Lê, một chuyên gia về quản trị thường xuyên làm việc với nhiều đối tác là doanh nghiệp nhận xét về tình hình chính phủ và doanh nghiệp trong chiến dịch chống tham nhũng tại Việt Nam:

“Bây giờ thấy là Chính phủ cũng đang nỗ lực và cố gắng chống tham nhũng. Đánh giá khách quan thì thấy tốt hơn. Thứ nhất là môi trường thông tin được mở hơn nên muốn gây khó cho doanh nghiệp cũng không phải dễ. Còn Chính phủ thì cũng có những động thái vừa phải và xử lý tham nhũng thấy cũng có nhiều vụ án trọng điểm được đưa ra. Cho nên các doanh nghiệp tốt hơn nhiều, họ đỡ sợ, đỡ lo bị quấy rầy, bị làm phiền. Nhưng nhớ rằng có hai loại doanh nghiệp: một loại doanh nghiệp sống bằng nghề đút lót thì chắc là vẫn còn và một loại doanh nghiệp thứ hai thì làm ăn đàng hoàng tử tế.”

Bây giờ thấy là Chính phủ cũng đang nỗ lực và cố gắng chống tham nhũng. Đánh giá khách quan thì thấy tốt hơn. Thứ nhất là môi trường thông tin được mở hơn nên muốn gây khó cho doanh nghiệp cũng không phải dễ. Còn Chính phủ thì cũng có những động thái vừa phải và xử lý tham nhũng thấy cũng có nhiều vụ án trọng điểm được đưa ra. Cho nên các doanh nghiệp tốt hơn nhiều, họ đỡ sợ, đỡ lo bị quấy rầy, bị làm phiền. Nhưng nhớ rằng có hai loại doanh nghiệp: một loại doanh nghiệp sống bằng nghề đút lót thì chắc là vẫn còn và một loại doanh nghiệp thứ hai thì làm ăn đàng hoàng tử tế
-Chuyên gia Duy Lê

Bà Thanh Nguyễn, chủ một doanh nghiệp về xử lý rác thải còn nói với RFA rằng bà ghi nhận có một sự tích cực khi tiếng nói của doanh nghiệp được nhân viên, cán bộ những cơ quan chức năng lắng nghe. Có được điều đó, theo bà Thanh Nguyễn là do chính sách của Nhà nước càng ngày càng tốt hơn và doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những thông tin liên quan về các chính sách, thủ tục và luật định. Bà Thanh Nguyễn nhấn mạnh:

“Bản thân là doanh nghiệp thì tôi thấy thủ tục, giấy tờ hành chính, kể cả bên thuế, tất cả mọi thứ đều nhẹ nhàng hơn trước đây, chớ không phải khó khăn như hồi xưa. Ví dụ những năm trước, doanh nghiệp gặp Hải quan thì không dám nói tiếng nào hoặc phải thuận theo những chủ trương chứ không thể cãi. Nhưng bây giờ, doanh nghiệp cũng khác rồi, doanh nghiệp có tiếng nói của họ để buộc cơ quan nhà nước cũng phải điều chỉnh theo kiến nghị của doanh nghiệp, không như hồi xưa một chiều là doanh nghiệp răm rắp làm theo.”

Mặc dù không ít doanh nhân khẳng định việc chống tham nhũng trong kinh doanh tại Việt Nam có dấu hiệu lạc quan, thế nhưng cũng có những vị lên tiếng rằng muốn việc chống tham nhũng được hiệu quả thì điều kiện quan trọng nhất là cán bộ Nhà nước phải liêm chính. Trong thời gian gần đây, có hàng trăm cán bộ từ địa phương tới trung ương bị kỷ luật và khởi tố do liên quan đến tham nhũng, nên nhiều doanh nghiệp cho rằng không cách nào khác hơn là vẫn cứ phải “hợp tác với tham nhũng” vì sự sống còn của doanh nghiệp, rồi tính sau...

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) cho Việt Nam bị tụt 10 bậc trong Báo cáo thường niên năm 2018 về Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI).
Theo RFA


Ba triệu đôla của ông Nguyễn Bắc Son đi đâu?

Hai cựu bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son (trái) và Trương Minh Tuấn khai nhận tổng cộng là 3,2 triệu đôla hối lộ từ ông Phạm Nhật VũBản quyền hình ảnhBỘ CÔNG AN
Image captionHai cựu bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son (trái) và Trương Minh Tuấn khai nhận tổng cộng là 3,2 triệu đôla hối lộ từ ông Phạm Nhật Vũ

Ông Nguyễn Bắc Son nói đưa 3 triệu đôla nhận từ ông Phạm Nhật Vũ cho con gái nhưng con ông nói không nhận, vậy số tiền đi đâu?

Cựu Bộ trưởng Thông tin Truyền Thông Nguyễn Bắc Son khai ông nhận số tiền 3 triệu đôla từ ông Phạm Nhật Vũ như khoản 'lại quả' vì ông Son đã chỉ đạo thực hiện dự án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, theo truyền thông Việt Nam.

Số tiền 3 triệu đô la này ông Son khai đã đưa hết cho con gái là bà Nguyễn Thị Thu Huyền, chia làm 10 lần, mỗi lần từ 300.000 đô la đến 400.000 đôla.

Tuy nhiên bà Huyền quả quyết khai là chưa từng nhận số tiền này từ bố. Cơ quan điều tra căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ và lời khai của những người liên quan đã kết luận "không đủ căn cứ xử lý hình sự đối với bà Huyền".

Hiện vẫn chưa rõ số tiền 3 triệu đôla của ông Nguyễn Bắc Son hiện đang ở đâu. Kiểm tra tài khoản tiền gửi tiết kiệm của ông Son chỉ thấy có hơn 590 triệu đồng. Ông Son đã xin đóng toàn bộ số tiền có trong tài khoản - hiện đã bị phong tỏa - để khắc phục hậu quả.

 

Tuy nhiên, theo một thẩm phán, ông Son nhận 3 triệu đôla thì phải nộp lại đúng số tiền này, nộp 500 triệu đồng là quá ít.

Theo luật định, hành vi nhận hối lộ đến 1 tỉ đồng thì hình phạt có thể phải đối diện là tử hình, nhưng nếu nộp được ba phần tư số tiền nhận hối lộ thì có thể chuyển từ tử hình xuống chung thân.

Luật sư Nguyễn Văn Thiệp nói với Zing rằng cho dù bà Huyền chối rằng bà không nhận tiền từ bố nhưng sau này bà vẫn phải đến tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Hai cha con ông Nguyễn Bắc Son khi đó có thẻ đối chất công khai tại tòa để xem số tiền đi đâu.

Ông Thiệp nói theo Bộ luật Hình sự, nếu có căn cứ xác định bà Huyền nhận tiền từ bố thì bà có thể bị xem xét xử lý hình sự về tội Rửa tiền hoặc Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Ông Nguyễn Bắc Son hiện đang bị xác định tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Nhận hối lộ", liên quan đến thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần của AVG.

Tuy nhiên, cơ quan điều tra hiện đang đề nghị giảm đề nghị xem xét các tình tiết giảm nhẹ tội cho ông Son, như hành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, hợp tác với cơ quan công an, có nhiều thành tích trong công tác, hiện đang bị bệnh tim mạch.

Mạng xã hội bàn về 'Tình cha con nhà quan'

Facebooker Nguyễn Hoàng Ánh: "Trong vụ hai bố con bộ trưởng tranh cãi về 3 triệu đôla, mình không muốn bàn về số tiền quá nhiều ở bất kỳ quốc gia nào mà những kẻ công bộc ở xứ nghèo này coi như vỏ hến vậy. Mình tin chắc ông bố này đã từng chu cấp rất hào phóng cho con, đến 3 triệu đôla hay không thì không biết nhưng chắc ít nhất cũng xấp xỉ."

"Nhưng ông đi lính từ năm 18 tuổi, từng chiến đấu khắp trong ngoài nước, đến lúc lâm nguy lại muốn kéo con xuống chết cùng mình. Có thể trong lúc nghĩ đến mức án tử hình, ông nói thế để mong con gái bán gia sản lo liệu cho ông. Nhưng con ông đã lập gia đình, dù nguồn gốc tài sản ở đâu thì sử dụng cũng phải có ý kiến nhà chồng mà đợi nhà chồng chịu hy sinh cho ông là không dễ."

"Có điều con gái thế nào mà lại thản nhiên phủi trắng tay, bỏ mặc bố trong cơn hoạn nạn như vậy? Kiều ngày xưa "gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung" còn bán mình chuộc cha, lá ngọc cành vàng như cô lại nỡ quay đi sao?"

"Nguồn cơn phải chăng từ việc ông Son và ông Tuấn đều đi lính từ 18 tuổi, học hành chắp vá mà lên quá nhanh nên văn hóa gia đình chỉ có vậy?"

Facebooker Hằng Thanh: "Ba triệu đôla mà ông Son đã chén, chẳng lẽ lại không thể thu hồi chỉ vì hai bố con ông Son đổ cho nhau sao? Nếu vậy, sẽ tạo tiền lệ cho bọn tham nhũng tham ô vào tù là khai cho con, con lắc đầu là hết trách nhiệm khắc phục hay sao?"

Facebooker Bạch Huệ: "Người con gái quốc dân - Nguyễn Thị Thu Huyền con gái rượu của cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son sau khi bán đứng bố phủ nhận toàn bộ việc tẩu tán gần 70 tỷ, giáng đòn đưa bố đến án tử đã nổi tiếng toàn cõi mạng. Vì tiền mà cha con tương tàn, bố hết tiền con cạn tình. Chị Huyền đã không đưa tiền tham nhũng cho bố nộp lại để được hưởng khoan hồng thoát án tử. Đắng lòng cho ông Son cư dân mạng truy tìm con gái quốc dân Nguyễn Thị Thu Huyền để ném gạch đá."

Facebooker Nguyễn Văn Đề: "Trong vụ án nhận hối lộ của 2 cựu bộ trưởng bộ TT&TT, Nguyễn Bắc Son đã khai nhận hối lộ 3 triệu đôla (70 tỷ VND) từ Phạm Nhật Vũ (em trai Phạm Nhật Vượng) và đưa cho con gái nhiều lần, mỗi lần 300 đến 400 ngàn đôla nhưng cô con gái không thừa nhận, tức là bảo bố nói láo. Không biết thực hư việc này thế nào, nhưng ông Son đã từng làm ở Ban Tuyên Giáo, đến lúc này người dân mới thấy bố con nhà họ trở mặt với nhau, đây là hậu quả tất yếu của những kẻ chuyên tuyên truyền dối trá, mỵ dân."

Chưa tìm được một lời bàn nào bào chữa cho sự bác bỏ không nhận được tiền từ bố của bà Huyền, hay thông cảm cho hoàn cảnh của hai cha con ông Son.

Theo BBC

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.
“Ở Việt Nam không có các tổ chức tư nhân, không có các hội đoàn tư nhân, mà mọi hội đoàn muốn thành lập đều phải được nhà nước cấp phép. Nhà nước cho phép hoạt động thì cũng sẽ phải cấp ngân sách cho nó. Cho nên, gần đây có rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải có luật lập hội. Hiện nay luật lập Hội vẫn chưa có. Và khi đã có luật lập hội thì cá nhân có thể lập hội và hoạt động theo luật pháp, và đương nhiên là nhà nước không phải trợ cấp tiền cho họ, phải tự tạo ra chi phí của mình một cách hợp pháp. Phải để cho các hội đoàn tự tìm cách gây quỹ tạo kinh phí để hoạt động, nhà nước không nên cấp tiền.”
Tiếp tục tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư thay đổi thói quen, tập quán, thay vì mai táng, chuyển sang hỏa táng... nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm đất, chi phí... Kêu gọi vừa nêu được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đưa ra tại Hội nghị công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu lên tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2021 là cần có cơ chế khuyến khích để huy động nguồn lực trong dân, nhất là vàng, ngoại tệ, như vay tương đương vốn ODA. Xin được nhắc lại nguồn vốn ODA (Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài với các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.
Bạn trẻ Đăng Quang hối hả hòa vào dòng người đông đúc ở Sài Gòn, sau ngày làm việc cuối cùng của năm 2020 để kịp về nhà đón phút giao mùa mừng năm mới 2021. Chia sẻ với RFA mà không mất thời gian suy nghĩ khi chúng tôi liên lạc, Đăng Quang nói rằng bạn có ước vọng tất cả mọi người trên toàn thế giới được sức khỏe và cơn đại dịch COVID-19 được khống chế trong năm 2021. Đăng Quang tâm tình rằng dù cuộc sống gặp không ít khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, nhưng bạn thấy mình may mắn vì vẫn còn được nói, cười, nhìn thấy được người thân
Hôm 30 tháng 12 năm 2020, báo chí Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa thông tin về phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật". Thông tin này được loan dựa trên Quyết định 1722/QĐ-TTg Về việc ban hành danh mục bí mật Nhà nước của Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 3 tháng 11 năm 2020. Ngoài thông tin về an ninh, quốc phòng hay công tác đối ngoại, đối nội của đảng thuộc loại Tuyệt mật, môt số thông tin về nhân sự hay kỷ luật nhân sự trong đảng cũng thuộc loại Tuyệt mật.
Tại Hà Nội vào đầu năm nay, một người phụ nữ có xuất thân nghèo khổ phải đi đến một quyết định dù cuộc sống của cô phải chịu đảo lộn. Hoàn cảnh khó khăn, chồng đau ốm, bản thân cô còn phải lo cho cha mẹ già và con nhỏ. Trong khi đó không có, nên cô đã quyết định sang Đài Loan lao động. Ngày 28 tháng 5, cô bước vào phòng khám sức khỏe để xin giấy chứng nhận; đây là một điều kiện trong quy trình làm thủ tục đi lao động ở nước ngoài. Với kết quả tốt, ngày 4 tháng 9 cô đã lên máy bay, xuất cảnh sang Đài Bắc và không lâu sau đó, bắt đầu làm việc để gửi tiền về nuôi gia đình ở quê nhà.
Hơn 3 tháng sau khi một số bị cáo trong phiên tòa xét xử người dân xã Đồng Tâm đã được giảm án và trả tự do, những người này cho biết đến nay vẫn bị ám ảnh, hoảng loạn, mất ngủ bởi những gì họ trải qua trong lúc bị tạm giam. Bà Lê Thị Oanh, một người dân Đồng Tâm, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 20 tháng 12. “Sau phiên sơ thẩm thì 14 người được về. Khi họ về họ bảo, họ không giám nói. Người dân ra đón ở đầu làng đêm hôm sau phiên tòa sơ thẩm thì ai cũng nói là không bị đánh, không bị làm sao cả”.
Một trong những phiên tòa xét xử giới chức lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam trong năm 2020, được dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều có thể nói là trường hợp cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung. Ông bị đưa ra xử theo cáo buộc “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Cựu Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung bị khởi tố và bắt giam hồi cuối tháng 8 và phiên xử được tiến hành vào trung tuần tháng 12.
Tám Dân biểu Mỹ hôm 18/12 kêu gọi gọi Bộ Ngoại giao và Tài chính Mỹ thực hiện các chế tài cấm vận của Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với những công an Hà Tĩnh, những người đã tra tấn nhà báo Nguyễn Văn Hoá, người bị kết án tù 7 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong phiên toà năm 2017. Nguyễn Văn Hoá là cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA). Vào tháng 11 năm 2016, Hoá đã bị an ninh đánh đập, tịch thu thiết bị khi đang làm việc cho RFA. Khi bị giam giữ, Hoá lại bị tra tấn, ép phải ký biên bản hỏi cung.
Bảo Trợ