Lẽ Sống Hôm Nay: Đâu Là Hạnh Phúc Thật Sự?

04 Tháng Chín 201911:11 CH(Xem: 1764)

Chúa nhật Ngày 8 Tháng 9 năm 2019 - Chúa Nhật 23 Quanh Năm - Năm C
Lẽ Sống Hôm Nay: Đâu Là Hạnh Phúc Thật Sự?
Bible--banner-
Bài Đọc I: Kn 9, 13-18

"Ai có thể suy tưởng được sự Thiên Chúa muốn".

Trích sách Khôn Ngoan.

Ai trong loài người có thể biết được ý định của Thiên Chúa? Hay ai có thể suy tưởng được sự Thiên Chúa muốn? Vì những ý tưởng của loài hay chết thì mập mờ, và những dự định của chúng tôi đều không chắc chắn. Vì xác hay hư nát làm cho linh hồn ra nặng nề, và nhà bụi đất làm cho lý trí hay lo lắng nhiều điều ra nặng nề.

Chúng tôi ước lượng cách khó khăn các việc dưới đất, và khó nhọc tìm thấy những sự trước mắt. Còn những sự trên trời, nào ai khám phá ra được? Ai hiểu thấu Thánh ý của Chúa, nếu Chúa không ban sự khôn ngoan, và không sai Thánh Thần Chúa từ trời cao xuống. Như thế, mọi đường lối những kẻ ở dưới đất được sửa lại ngay thẳng, và loài người học biết những sự đẹp lòng Chúa.

Vì, lạy Chúa, những ai sống đẹp lòng Chúa từ ban đầu, thì được ơn cứu độ nhờ sự khôn ngoan.

Đó là lời Chúa.

 

Bài Đọc II: Plm 9b-10. 12-17

"Con hãy tiếp nhận nó không phải như một người nô lệ, nhưng như một người anh em rất thân mến".

 

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gởi cho Philêmon.

Con thân mến, Phaolô già nua, và hiện đang bị cầm tù vì Đức Giêsu Kitô, cha nài xin con cho Ônêsimô, đứa con cha đã sinh ra trong xiềng xích.

Cha trao nó lại cho con. Phần con, con hãy đón nhận nó như ruột thịt của cha. Cha cũng muốn giữ nó lại để thay con mà giúp đỡ cha trong lúc cha bị xiềng xích vì Tin Mừng. Nhưng vì chưa biết ý con, nên cha không muốn làm gì, để việc nghĩa con làm là một việc tự ý, chớ không vì ép buộc. Vì biết đâu nó xa con một thời gian để rồi con sẽ tiếp nhận muôn đời, không phải như một người nô lệ, nhưng thay vì nô lệ, thì như một người anh em rất thân mến, đặc biệt đối với cha, huống chi là đối với con, về phần xác cũng như trong Chúa. Vậy nếu con nhận cha là bạn hữu, thì xin con hãy đón nhận nó như chính mình cha vậy.

Đó là lời Chúa.

 

Alleluia: Ga 10, 27

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Con chiên Ta thì nghe Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 14, 25-33

"Ai không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta".

 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, có nhiều đám đông cùng đi với Chúa Giêsu, Người ngoảnh lại bảo họ rằng: "Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta.

"Có ai trong các ngươi muốn xây tháp mà trước tiên không ngồi tính toán phí tổn cần thiết, xem có đủ để hoàn tất không? Kẻo đặt móng rồi mà không thể hoàn tất, thì mọi người xem thấy sẽ chế giễu người đó rằng: 'Tên này khởi sự xây cất mà không hoàn thành nổí.

"Hoặc có vua nào sắp đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên không ngồi suy nghĩ xem mình có thể đem mười ngàn quân ra đương đầu với đối phương dẫn hai mươi ngàn quân tiến đánh mình chăng? Bằng chẳng nổi, thì khi đối phương còn ở xa, vua ấy sai một phái đoàn đến cầu hoà. Cũng thế, bất kỳ ai trong các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta ".

Đó là lời Chúa.

 

Suy Niệm:

Để trở nên môn đệ của Đức Giêsu, chúng ta cũng phải cùng đi con đường với Đức Giêsu. Đường Ngài đi là từ bỏ, là đón nhận Thập Giá. Chúng ta có dám từ bỏ bản thân? Có dám hy sinh cho lợi ích tha nhân như Chúa không?

 

Lẽ Sống Hôm Nay: Đâu Là Hạnh Phúc Thật Sự?

Smiley_Flower_Happy__wallpaperTheo những con số chính xác được tiết lộ từ các bệnh viện tâm thần tại Nhật Bản, thì con số người mắc bệnh mất trí và thác loạn thần kinh đã gia tăng theo tỷ lệ thuận với sự phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế tại quốc gia Nhật Bản này. Người Nhật Bản nổi tiếng là người cần cù, siêng năng, và kỷ luật nhất thế giới. Nhật Bản là quốc gia được coi là mạnh nhất Á Châu và là nước một trong những kỹ thuật cao nhất thế giới.

Hạnh phúc là một cái gì vô cùng tương đối. Nhà giàu đứt tay không bằng ăn mày đổ ruột. Chúng ta hãy thử so sánh niềm vui của các trẻ em thuộc hai xã hội khác nhau. Một chiếc áo mới mỗi năm chỉ được mặc một lần của em bé nhà nghèo có lẽ sẽ làm cho em bé đó vui hơn tất cả những em bé suốt đời chỉ biết có lụa là gấm vóc. Của cải vật chất là một điều kiện cần thiết để cho con người được sống xứng với phẩm giá con người.

Người ta kể chuyện rằng: ngày kia một nhà văn sĩ người Ý bỗng nảy sinh ra một ý kiến ngộ nghĩnh. Ông ta muốn viết một cuốn sách. Mà cuốn sách ấy, ông muốn làm sao cho nó không được dài quá một trang. Cuốn sách một trang này lại phải làm sao cho nó không được dài quá một dòng. Dòng ấy phải làm sao cho nó chỉ vỏn vẹn có một chữ. Chữ độc nhất ấy, cố nhiên, phải làm sao diễn tả được hết mọi tư tưởng cao xa, tốt đẹp của người văn sĩ. Ý nghĩ ấy ngày đêm ám ảnh ông ta, làm cho ông ta mất ăn, mất ngủ. Làm thế nào viết được cuốn sách một chữ ấy?

Cuối cùng nhà văn kia đành ngồi khoanh tay bó gối, thở dài thất vọng. Tất cả những danh từ trên thế giới, không đủ cung cấp tài kiệu, và ý nghĩa cho công việc ông ta dự định thực hiện.

Nhưng, cuốn sách một chữ ấy Thiên Chúa đã viết được. Chữ độc nhất, hàm súc mọi ý nghĩa, vừa hùng hồn, sâu rộng, vừa nhẹ nhàng ý nhị để diễn tả được những kỳ công kiệt tác trong vũ trụ. Tất cả những gì là tươi mát, là xinh đẹp, tất cả những gì là đáng quý chuộng, đáng yêu thương, đáng đòi hỏi, đáng tìm kiếm, đáng ước ao, đáng khát vọng. Chữ ấy chính là: Maria, tên của người Trinh Nữ đã được thiên Chúa tuyển chọn và tô điểm cho cân xứng với thiên chức làm Mẹ Ngôi Hai Nhập Thể, cân xứng để trở nên vườn địa đàng thật hoàn hảo, thật sặc sỡ, thật kiều diễm để trong cung lòng của Maria, Thiên Chúa sẽ cử hành một lễ cưới long trọng, không phải giữa một người với một người, nhưng là giữa Thiên Chúa và nhân loại.

Cách đây 15 năm, có một cặp vợ chồng trẻ người Pháp đã đi đến Châu Á bằng chiếc xe đạp riêng của họ. Họ dùng xe đạp để đi thăm các nước. Trong vòng 7 năm qua, họ đã không ngừng di chuyển một cách thích thú trên hầu hết các nước và đã học hỏi nhiều kinh nghiệm khác nhau. Người con gái tên là Claudette đã giải thích mục đích của cuộc mạo hiểm như sau: "Kể từ thời của Marco Polo, con người không ngừng đi thám hiểm thế giới với nhiều lý do và với nhiều phương tiện khác nhau. Cuộc mạo hiểm nào cũng thích thú và nguy hiểm. Claudette kể lại rằng tại Thái Lan, họ đã bị hai tên cướp chận đường toan hành hung nhưng thoát được kịp thời. Tại Trung Đông, họ đã chứng kiến cảnh chết chóc hằng ngày. Và nhất là tại Ấn Độ, sau khi đã trải qua hai tuần lễ tại một vài trại cùi, họ đã ghi lại trong các sổ ghi niệm của các trung tâm này như sau: "Sau khi đã đến đây, chúng tôi cảm thấy không còn gì để than phiền trong cuộc sống này nữa".

Có lẽ đó là kinh nghiệm lớn lao nhất mà hai người trẻ này đã cảm nhận được trong cuộc sống. Chạm chán với bao nguy hiểm, sờ được từng nỗi đau khổ, cảm nghiệm được niềm vui của từng dân tộc khác nhau. Tất cả những kinh nghiệm ấy cho cặp vợ chồng trẻ thấy rằng: Con người ta có thể vượt qua được tất cả mọi hàng rào ngăn cách để đến với nhau và nơi nào con người cảm thấy mình đang sống trong gia đình, thì đó là nhà của họ, là quê hương của họ. Đời là một chuyến đò. Không những đi một ngày đàng, học một sàng khôn, mà đi để tiến gần đến mục đích của cuộc sống!

Câu chuyện con dơi: Một con dơi thường bay ra ngoài kiếm ăn vào buổi tối. Nó là một sinh vật nhanh nhẹn, linh lợi và bay chính xác. Tuy nhiên, nó không thể cất cánh mà lại thả người rớt xuống rồi mới bay. Nếu nó được đặt trên sàn hoặc một mặt bat-doi-thumbnailphẳng, thì nó chỉ có thể lê bước loanh quanh một cách vô vọng, và, tất nhiên vô dụng, không thể bay đi. Cho đến khi nó được rớt từ một độ cao nhỏ thôi là có thể tung mình bay vào không trung. Câu chuyện về con ong: Con ong, nếu bị thả vào một cái ly lớn không đậy nắp, cũng sẽ ở trong ly đó cho đến chết. Nó không bao giờ nhìn thấy đường thoát ở phía trên, mà chỉ cố gắng tìm cách nào đó thoát ra qua các mặt ngang bên, hoặc qua... đáy ly. Và câu chuyện về con người: Trong rất nhiều trường hợp, con người cũng giống như con dơi và con ong ở trên. Vật lộn với tất cả các vấn đề rắc rối của mình, mà không bao giờ nhận ra rằng rất có thể có một giải pháp ở rất gần, trước mắt, vì từ lâu, con người đã thường tự giam mình trong những cái lồng của thói quen, sự cố chấp, sự ích kỷ, sự tham lam, và sự lệ thuộc vào người khác!

Người Tín Hữu có trí tuệ xưa nay thường không sống “trong miệng” của người khác, cũng không sống “trong mắt” của người khác. Gặp nhau là duyên mà không gặp cũng là duyên, gặp lại là duyên mà biệt ly cũng là duyên. Trần thế mênh mông giữa đến và đi cho nên gặp hay không gặp cần gì phải đau khổ luyến lưu? Vậy bí quyết sống hạnh phúc vui vẻ là gì?

Bất luận bạn làm tổn thương ai thì xét về lâu về dài, đó đều là sẽ tự làm tổn thương đến mình. Có thể hiện giờ bạn sẽ không cảm nhận thấy được nhưng nó nhất định sẽ chuyển động ngược trở lại và quẩn quanh bên bạn. Phàm là bạn làm việc gì đối với người khác thì cũng là đối với mình, bạn khiến người khác trải qua điều gì thì sau này bạn nhất định sẽ trải qua điều đó.

·  Bái gối hay cúi chào trong thánh đường không phải chỉ là khom lưng cúi người xuống mà là buông bỏ bản tính ngạo mạn của ta.

·  Đọc kinh và cầu nguyện không phải là thể hiện ở số lượng thanh âm mà là thể hiện ở sự thanh tịnh trong tâm địa của ta. 

·   Chắp tay không phải chỉ là khép hai tay lại mà còn thể hiện sự cung kính của ta. 

·  Quỳ gối không phải là quỳ cho lâu đến mức không đứng dậy nổi mà hãy để trong tâm của ta không bị dao động bởi bên ngoài.

·  Vui mừng không phải là ở khuôn mặt rạng rỡ mà là ở sự khoan khoái, hài hòa, và dễ chịu trong lòng của ta. 

·  Sống khiết tịnh không phải là ở sự vứt bỏ dục vọng mà là thể hiện ở tâm địa không mưu cầu danh lợi của ta. 

·  Bố thí quyên tặng không phải chỉ là cho đi hết vật chất dư thừa của ta mà là chia sẻ tấm lòng yêu thương tha nhân. 

·  Tin vào Thiên Chúa không phải chỉ giữ đạo và trao đồi trí thức mà là thực hiện lời Chúa và sống đạo của ta.

Có những người khi ăn chỉ chuyên chọn những thứ mình yêu thích, ở cũng chọn nơi mình yêu thích, kết giao bạn bè cũng chỉ chấp nhận người mình ưa thích. Vậy một khi gặp được điều mình không ưa thích sẽ không có cách nào tiếp nhận. Kỳ thực, cuộc sống không thể nào vĩnh viễn cho chúng ta toàn sự sung sướng và hạnh phúc. Chỉ có học được cách thích ứng được với cả điều mình không yêu thích thì mới vĩnh viễn có được niềm hạnh phúc thật sự!

Người Kitô hữu luôn thức tỉnh để đánh giá đúng những phương tiện vật chất họ đang sử dụng hay đang tìm cách để đắc thủ. Sự chạy đua với những phương tiện vật chất không nên làm họ mờ mắt, bán đứng lương tâm của mình. Giáo Hội đã được định nghĩa như dân Chúa trên đường lữ thứ trần gian hướng về Thiên Quốc. Mỗi người Kitô hữu được mời gọi để tham dự vào cuộc lữ hành này. Hạnh phúc duy nhất và đích thực trong cuộc sống của người Kitô hữu phải là chính Chúa.

Chúa Nhật ngày 9/8 hôm nay toàn thể Giáo Hội hân hoan mừng ngày chào đời của công trình tuyệt hảo ấy của Thiên Chúa. Mừng ngày sinh nhật của Mẹ Maria hôm nay, chúng ta hãy cố gắng hái nhiều chiếc hoa xinh đẹp dâng kính Mẹ. Nhất là chúng ta hãy tiếp tục làm những việc đạo đức thông thường dâng kính mẹ, như: lần hạt Mân Côi, đọc kinh truyền tin, nguyện kinh cầu.

 

Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, gia đình chúng con, giáo xứ chúng con, tổ quốc chúng con cũng đang khao khát một cuộc sống ấm no, bình an, thịnh vượng và hạnh phúc. Nhưng để điều đó được hiện thực, Xin cho mỗi người chúng con phải biết bỏ đi tư lợi để xây dựng cho công ích. Chỉ khi biết sống vì tha nhân chúng con mới đích thực làm môn đệ của Chúa. Amen.
Trương Đình Quân biên soạn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, NĂM C Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Gr 33,14-16; 1Tx 3,12–4,2; Lc 21,25-28.34-36
(1) Thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. (2) Người mở miệng dạy họ rằng: (3) "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. (4) Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. (5) Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an./post 01 Tháng Mười Một 2016 (Xem: 938)/
Yêu tha nhân như chính mình. Thiên Chúa là Đấng vô hình vô ảnh ta không thấy được. Ta nói yêu mến Thiên Chúa, điều đó khó mà kiểm chứng được. Nên Thiên Chúa đã ràng buộc điều răn mến Chúa vào điều răn yêu người. Yêu Chúa thì phải yêu tha nhân. Yêu tha nhân là bằng chứng yêu mến Chúa.Chú giải và chia sẻ Tin mừng Chúa Nhật XXXI TN – năm BNguon Lamhong.org
CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Is 53,10-11; Dt 4,14-16; Mc 10,35-45
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Kn 7,1-7; Dt 4,12-13; Mc 10,17-30
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48 Tin Mừng Chúa nhật XXVI thường niên, năm B
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, NĂM B ......đôi khi chúng ta thấy người này người nọ thực sự yêu thương và phục vụ kẻ khác, nhưng họ lại là người vô thần, là người Phật giáo, thì lập tức chúng ta khựng lại. Chúng ta hãy nhớ lời Chúa: Ai yêu thương thì ở trong Thiên Chúa. Tại sao chúng ta lại khăng khăng phải ở trong đạo mới có tình thương. Chắc gì chúng ta những người có đạo lại sống được tốt lành như họ chưa./17 Tháng Bảy 2018(Xem: 1432)/
Trước hết cần đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra khi chúng ta cử hành nghi thức Thánh Thể. Câu trả lời thật đơn giản, đó là bữa tiệc của Chúa, đánh dấu khởi điểm việc Người chịu khổ nạn và cuộc khổ nạn ấy đang trở thành một thực tại giữa chúng ta và vì chúng ta./09 Tháng Sáu 20122:00 CH(Xem: 7616) Tác giả Karl Rahner Giuse - Nguyễn Cao Luật OP chuyển dịch /
CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa - Lời Chúa: Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37 - Người đã hóa thân làm một con người bé nhỏ, nghèo túng, hèn yếu nhất. Để từ nay, ai đón tiếp một người bé nhỏ nhất là đón tiếp chính Người. Ai giúp đỡ một người yếu hèn nhất là giúp đỡ chính Người. Ai yêu mến một người nghèo túng nhất là yêu mến chính Người./17 Tháng Bảy 2018 (Xem: 1663) GP.Vinh/
CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM B Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa Lời Chúa: Is 50,5-9a; Gc 2,14-18; Mc 8,27-35/17 Tháng Bảy 2018 (Xem: 1653) /
Bảo Trợ