Hòn Củ Tron, khu rừng rậm không bóng người và bãi đá hoang sơ nguyên thủy

08 Tháng Chín 20194:12 SA(Xem: 1766)

Hòn Củ Tron, khu rừng rậm không bóng người và bãi đá hoang sơ nguyên thủy

Nguyễn Thị Út
Đoạn đầu của con đường quanh co nguy hiểm đi bãi
Đoạn đầu của con đường quanh co nguy hiểm đi bãi
blank Ảnh: Lâm Long

Vòng theo con đường quanh hòn Lớn của quần đảo Nam Du, đến chân trường tiểu học có một con đường dốc đứng chạy lên trên. Nó cũng đổ xi măng bình thường như mọi con đường khác, nhưng đừng nhìn thế mà nhầm. Chạy quá trường tiểu học, con đường khu dân cư bình thường bỗng dần biến hình thành con đường mòn cheo leo quanh núi, Chỉ vài trăm mét nhưng khung cảnh đã khác hoàn toàn với bãi biển nắng gió dưới kia, cứ như lạc vào bộ phim tiên hiệp nào.

Ở đây đích xác là núi, không có lấy một chút dấu vết biển nào cả. Hai bên là cây rừng xanh ngắt, bịt bùng, âm u chắn hết tầm nhìn. Ngay giữa buổi chiều nhưng không một giọt nắng nào lọt qua nổi tầng cây dày. Giữa biển khơi mà khí núi tỏa ra mát lạnh đến xương, cảm giác thật yomost!

Vòng theo con đường quanh đảo, chạy đến chân trường tiểu học sẽ thấy một con đường dốc đứng lên trên. Nó cũng đổ xi măng bình thường như mọi con đường khác trên đảo, nhưng đó chỉ là bề ngoài lừa dối người ơi! Chạy quá trường tiểu học, con đường khu dân cư bình thường bỗng biến hình thành con đường cheo leo quanh núi. Chỉ vài trăm mét, mà trời đất, khung cảnh khác hoàn toàn với bãi biển nắng gió dưới kia, cứ như lạc vào một bộ phim tiên hiệp rùng rợn.

Ở đây đích xác là núi. Núi. Không có lấy một chút dấu vết biển nào cả. Cũng không có dấu vết con người. Hai bên toàn cây rừng xanh ngắt, bịt bùng, âm u chắn hết tầm nhìn. Ngay giữa buổi chiều nhưng không một giọt nắng nào lọt qua nổi tầng cây dày. Giữa biển khơi mà khí núi tỏa ra mát lạnh thấu xương, rùng mình!

Không một bóng người, hai bên toàn rừng núi, khí lạnh toát ra thấu xương
Không một bóng người, hai bên toàn rừng núi, khí lạnh toát ra thấu xương Ảnh: Lâm Long
blank

Con đường trải nhựa láng o nhưng chỉ vừa một chiếc xe máy chạy, hễ có hai xe ngược đường thì phải nép vào nhường nhau. Đã hẹp mà nó còn cua tay áo quanh co phát sợ. Một bên rừng, một bên là vực sâu thẳng xuống biển. Ngoài chúng tôi ra chẳng có bóng dáng du khách nào lò mò đến tận đây, chỉ thấy lâu lâu có một dân địa phương chạy xe máy đón con đi học về, chở bình ga đi đổi….. Quen đường, họ chạy cứ vèo vèo trên những đoạn dốc ngược và uốn khúc mà người lạ chỉ dám để số 1 bò bò, đã vậy còn quay lại hét to khích lệ: “Cứ chạy đi, hông sao đâu!”. Xong rồi họ phóng mất tiêu!

Vừa chạy, vừa bò, vừa đẩy, vừa run…. Nhưng muốn quay lại cũng khó nữa má ơi. Chúng tôi đành cứ đi tiếp (tuy run nhưng khoái, vì được khám phá).

Mãi rồi cũng hết dốc núi, con đường mòn tụt thấp trở lại xuống bãi biển. Biển lại hiện ra nhưng khác lạ. Bãi ở đây thấp sát, nước trong vắt và rất nhiều tảng đá nho nhỏ ở gần bờ. Nhảy theo những tảng đá đó có thể ra tận xa. Ở chỗ tận cùng có một cái quán nhỏ thưng vách ván bán giải khát, dầu hôi và mấy thứ tạp hóa khác, nhưng không bán xăng. Tổng cộng cuối bãi chỉ thảng hoặc khoảng chục ngôi nhà, chủ yếu vách gỗ. Vài người dân bản địa ngồi trên võng đung đưa chân, bưng tô cơm ăn và bình thản nhìn khách. Biển và rừng ở đây đẹp lạ lùng theo một kiểu man dại nào đó. Vắng vẻ và hoang sơ, nghèo nàn nhưng lại bình yên như thời loài người mới hình thành. Như không hề có mối liên lạc nào với phần còn lại của một hòn đảo du lịch đang nổi tiếng, cũng như với cả thế giới ngoài kia.

Tận cùng hòn củ Tron: bãi Nhum
Tận cùng hòn củ Tron: bãi Nhum Ảnh: Lâm Long
blank

Bãi mang tên con Nhum vì xưa có nhiều nhum, nhưng giờ đường đi nguy hiểm, xe chạy tới đây lỡ không đủ xăng thì chỉ có nước dắt bộ leo dốc hoặc xin xăng từ người dân nên du khách hầu như chẳng ai vào. Tuy vậy, dưới mặt biển, đoạn gần trung tâm đảo cũng có một nhà nghỉ nhỏ nhiều bungalow gỗ thông và mái tôn nhiều màu đang xây dựng, nằm khép nép dưới rừng cây. Người ta bảo khách của nhà nghỉ này sẽ không đi đường bộ mà đi ghe từ biển vô. Quá đúng. Chứ đường đi như vầy, tôi thà lết bộ… “cho tim nhẹ nhàng hơn”.

Con đường cỏ lau và đá núi muôn màu

Từ bãi Chệt đi lên, qua Bãi cỏ lớn, Bãi cỏ nhỏ, bãi Tuồng, leo một con dốc là đến đoạn dốc cao, uốn lượn đẹp nhất. Nó là dốc Tình hay dốc ông Tình. Ông Tình là ai, tôi chưa kịp hỏi nhưng nếu dốc Tình thì có lý lắm: con đường quanh co mềm mại giữa một bên là vực trông thẳng ra mặt biển mênh mông xanh ngắt, một bên là vách núi đủ màu. Viền hai mép đường là hàng hàng cỏ lau cao ngang bụng. Mùa khô, bông lau trổ trắng bạc, cả một triền lau xao xác theo gió, đẹp não nùng. Đứng ở điểm cao nhất của dốc, dưới kia biển lăn tăn xanh ngắt trải ra bao la, hòn Ngang, hòn Mấu… mồn một trong tầm mắt. Tức cảnh sinh tình, cặp nào rủ nhau ra đây chơi sau này có em bé mà đặt tên Tình cũng ý nghĩa lắm đó.

Bên kia là vách núi. Màu đá núi trên đảo tự riêng nó đã là một danh thắng. Bất cứ lúc nào nắng đẹp cũng thấy vài du khách đang giang tay dựa lưng vào vách núi chụp hình. Nhưng để chụp cho đủ bộ, có lẽ họ phải ở lại đảo cả tuần và đi chụp vào ít nhất ba thời điểm trong ngày: bình minh, hoàng hôn và nắng xế.

Vách đá núi trên dốc Tình, hòn Củ Tron
Vách đá núi trên dốc Tình, hòn Củ Tron Ảnh: Lâm Long
blank

Ở dưới thấp, vách đá trắng sữa ngả hồng phấn và vàng hung trên nền xám nhạt, trên mặt điểm những vệt nâu đỏ như rám nắng. Những đường gân ngoằn ngoèo xám và đen vẽ trên mặt đá đủ hình dạng tha hồ cho trí tưởng tượng. Từ bãi Cây Mến trở đi, đá chuyển dần sang xám pha hung, đen sẫm rồi trắng phấn ở từng cung đường. Thiên nhiên sáng tạo và bay bổng đến khôn tả, giữa vô vàn sắc màu của biển, trời, mây, ánh nắng, lá cây, đá núi và hoa dại đủ loài không biết tên.

Dọc đường, có một thứ hoa trông giống hoa đậu biếc nhưng màu tím hồng rất đẹp. Nâng niu từng bông trên tay, tới trưa về tôi thấy quán Năm Nương thản nhiên bỏ nó vô xoong canh chua.

Những vạt rau muống biển, trái gồm bốn hình lập phương kết lại, khi khô dần nó phồng căng, màu vỏ trong trong như căn phòng riêng tư của loài tiên rừng nào đó gợi đầy tò mò. Có những bụi hoa vàng tươi, bông mọng lên như đầy phấn. Có những cây đầy hoa tím nhụy vàng, bông nhỏ nhắn nhàn nhạt đến man mác.

Và Cây cô đơn: một gốc cổ thụ mọc chênh vênh bên vách núi, dáng cân đối rất đẹp. Chỉ duy nhất nó cao nhất, kiêu hãnh và đơn độc giữa rừng lau, rừng cây bụi và dây leo chung quanh. Cái tên cô đơn là từ đó. Và ngay cả chuyện nó là cột mốc dễ nhớ nhất để đánh dấu bãi rác (bạn phải bịt mũi chạy thật nhanh qua đoạn đường này) cũng chỉ làm tăng giá trị của nó: ngay cả khi cô đơn cạnh một bãi rác (gần bùn), nó vẫn khiến người ta ngước nhìn!

Bạn nên dành thời gian đi bộ chậm rãi trên cung đường này vào hai khung giờ đẹp nhất trong ngày là bình minh và hoàng hôn. Đi thật chậm rãi, ngắm thật kỹ càng để con mắt và tâm hồn đều được no đầy. Và nhớ sạc đầy pin máy ảnh hay điện thoại kẻo về lại chắt lưỡi tiếc rẻ như Thạch Sùng.

Ngôi miếu thờ người dân chết trong bão số 5

Miếu thờ người dân tử nạn trong bão số 5 tại quần đảo Nam Du, chín năm về trước
Miếu thờ người dân tử nạn trong bão số 5 tại quần đảo Nam Du, chín năm về trước Ảnh: Lâm Long
blank

Ở phía tay phải của cầu cảng, có một kiến trúc mang hình ngôi miếu khá lớn. Đây là nơi chôn cất hàng trăm người chết trên biển trong trận bão số 5 khủng khiếp năm 2010.

Một người dân trên hòn Ngang kể, năm đó vườn dừa của bà bị bão đánh tơi bời. Dân trên đảo không chết vì kịp mang ghe về trú ẩn, nhưng dân nơi khác đi biển tới vùng này (chủ quan, không nghe cảnh báo trú bão) thì chết nhiều lắm. Sau bão, dân đảo chở các thi thể sang hòn Lớn để người thân họ tới nhận xác. Nhưng người không còn nhận dạng được cũng nhiều lắm. Họ được chôn cất và làm miếu thờ cúng chung.

Tấm bia lớn trong miếu ghi dòng chữ đơn giản nhưng đủ làm rùng mình.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Theo RFA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Mạc Tư Khoa là thủ đô đầu tiên của nước Nga sau khi quốc gia này được thống nhất vào cuối thế kỷ 14 nhưng sau khi thành phố St. Petersburg ra đời vào thế kỷ 18 thì thủ đô Moskva của nước Nga được dời đến St. Petersburg suốt 204 năm
Nhiếp ảnh gia Nick Selway, 28 tuổi, vừa cùng Kale CJ trình làng bộ ảnh “độc nhất” từ trước đến nay chụp vẻ đẹp chưa từng thấy của những cơn sóng biển dữ tợn. Rất yêu chuộng vẻ đẹp thiên nhiên, Nick Selway nói dù nhiều người cho rằng sóng biển thật dữ tợn và nguy hiểm, nhưng với ông nó luôn tiềm tàng những vẻ đẹp đặc biệt mà mẹ thiên nhiên ban tặng./02 Tháng Bảy 2012(Xem: 5302) Theo Dailymail - TNO /
Thiên nhiên luôn chứa đựng những điều kỳ bí đem đến sức hút lạ thường khiến con người luôn muốn đặt chân đến khám phá những điều diệu kỳ ẩn sâu bên trong. Nhắc đến vẻ đẹp thiên nhiên, chẳng cần đi đâu xa, ngay trên mảnh đất hình chữ S thân thương nơi được mệnh danh là “rừng vàng biển bạc” với của non sông hùng vĩ cũng đã đem đến vô vàn điều thú vị. Đừng bỏ lỡ cơ hội ngắm nhìn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên Việt Nam, chinh phục những vùng đất mới, thả hồn phiêu du theo những miền ký ức, cảm nhận vẻ đẹp tinh khiết nhất của đất trời để rồi chúng ta lại thêm yêu và tự hào về Việt Nam tươi đẹp.
Chuyên trang du lịch Rough Guides đưa ra danh sách 13 di sản thế giới đẹp nhất ở châu Á, trong đó có vịnh Hạ Long của Việt Nam. Các ruộng bậc thang Philippines 1. Các ruộng bậc thang Philippines: Nằm trong khu vực Cordillera phía bắc Luzon, những ruộng bậc thang được người Ifugao tạo ra và canh tác cách đây hơn 2.000 năm. Ruộng bậc thang tạo nên từ đá và bùn, thể hiện cho hệ thống kỹ thuật canh tác lúa nước trên sườn núi, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác trong nhiều thế kỷ. (Ảnh: Roughguides). Công viên khảo cổ Angkor 2. Công viên khảo cổ Angkor (Campuchia): Là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất khu vực Đông Nam Á. Nơi đây gồm rất nhiều đền đài, hệ thống thủy lợi và các tuyến đường giao thông quan trọng của Đế chế Khmer từ thế kỷ 9-15. Trong đó, ngôi đền đáng chú ý nhất là Angkor Wat, được cho là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới được xây dựng từ đầu thế kỷ 12.
Giethoorn là một ngôi làng nhỏ, có lịch sử lâu đời thuộc tỉnh Overijssel, Hà Lan. Với hệ thống kênh đào chằng chịt và hàng trăm cây cầu gỗ, làng Giethoorn còn được gọi là “Venice của phương Bắc”. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của Giethoorn với thành phố Venice, Italy là ngôi làng này không có đường đi. Những ngôi nhà mái tranh được xây dựng dọc theo các con kênh uốn lượn và liên kết với nhau bởi hơn 170 cây cầu gỗ. Làng Giethoorn không có xe hơi, phương tiện di chuyển chính là thuyền bè.
Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel- PAGE, Arizona (NV) – Hẻm vực Glen Canyon không chỉ có Horseshoe Bend một kỳ quan rất lạ do thiên nhiên tạo thành, mà còn có Lake Powell nhân tạo cho du khách thích thưởng ngoạn thắng cảnh hồ và núi. Colorado River là một trong những con sông chính của Hoa Kỳ. Nguồn nước của nó khởi lưu từ các rặng núi nằm trong địa phận tiểu bang Colorado, tuôn chảy về phía Tây Nam, vượt qua các tiểu bang Utah, Arizona, Nevada, California và đổ ra cửa vịnh Mexico. Trên con đường thiên lý lên ghềnh xuống thác dài hơn 2,300 cây số, dòng sông Colorado đã khéo léo đục, khắc, dũa, gọt các thung lũng, đồi núi, cao nguyên nơi nó đi qua, kiến tạo chúng thành những tác phẩm bất hủ trong vùng không gian tuyệt đẹp của hai tiểu bang Utah và Arizona. Horseshoe Bend (xin tạm dịch Vành Móng Ngựa) của dòng sông Colorado là một trong những tác phẩm tuyệt đẹp đó. Cực Bắc của tiểu bang Arizona giáp ranh giới với tiểu bang Utah có một thành phố hãy còn rất non trẻ vì
Người Hunza nổi tiếng trên thế giới với cuộc sống trường thọ, có lời đồn họ có thể sống đến 160 tuổi, tuổi thọ trung bình khoảng 120 tuổi. Người Hunza có thể là những cư dân tương lai của “vùng xanh” - vùng đất của những cư dân hạnh phúc, vui vẻ, và sống thọ nhất trên thế giới...
Đây không phải là nơi mà bạn có thể đến họp muộn năm phút - sai giờ là điều cấm kỵ ở cái thành phố Thụy Sĩ này, nơi hiện diện các ngành công nghiệp, hóa chất và dược phẩm trọng yếu, tất cả đều yêu cầu chính xác và trong vòng kiểm soát.
Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, nhiều địa danh của đất nước đã được gắn với con rồng - loài vật đứng đầu tứ linh. Hình tượng con rồng rất quen thuộc trong đời sống văn hóa - tâm linh của người Việt Nam cách đây hàng nghìn năm. Bởi vậy, rất nhiều địa danh của đất nước đã được gắn với loài vật đứng đầu tứ linh (long, li, quy, phượng) này dưới dạng tên Hán Việt hoặc tên Nôm.
Bộ ảnh dưới đây do độc giả Hoàng Hào (HaoHo) gửi tặng BBC News Tiếng Việt nhân dịp Giáng Sinh 2019. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, tên tiếng Anh là Immaculate Conception Cathedral Basilica, và tên tiếng Pháp, Cathédrale Notre-Dame de Saïgon.
Bảo Trợ