Cắt mỏ gà - Biện pháp cần được áp dụng trong chăn nuôi công nghiệp

25 Tháng Chín 20196:34 SA(Xem: 2392)

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi của tỉnh Lâm Đồng đã từng bước chuyển hướng từ sản xuất tự túc, tự cấp sang chăn nuôi hàng hóa. Nhiều gia đình đã chọn nghề chăn nuôi...
chick-ga con

Trong các vật nuôi được lựa chọn để phát triển thì con gà công nghiệp đã được các gia đình ở thành phố Đà Lạt, thị trấn Bảo Lộc và các vùng đông dân cư quan tâm. Trong 2 năm nay, đàn gà công nghiệp nuôi trong các hộ gia đình đã tăng từ 5000 con (1990) lên khoảng 20.000 con. Sở dĩ đàn gà công nghiệp phát triển mạnh là do tận dụng được lao động trong gia đình, đầu tư không lớn, nhanh có sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm dễ dàng và hiệu quả kinh tế cao.  

Để giúp người chăn nuôi có thêm một biện pháp kỹ thuật để giải quyết một số vấn đề thường gặp trong chăn nuôi gà công nghiệp, chúng tôi giới thiệu phương pháp cắt mỏ gà và khuyến cáo áp dụng trong chăn nuôi gà công nghiệp ở gia đình.  

Tại sao cần áp dụng biện pháp cắt mỏ gà?

Trước hết để giải quyết vấn đề nan giải mà trong chăn nuôi gà công nghiệp thường thấy: Hiện tượng gà trong một đàn mổ nhau, ăn lòng, ăn thịt nhau; gà đẻ có thể dễ dàng mổ vỡ trứng, mổ hậu môn, làm rách trực tràng, moi ruột con khác và ăn ruột... Khi đã xẩy ra hiện tượng trên, sự phát triển thường theo hướng ngày càng tăng và gây thiệt hại về kinh tế (có trường hợp không thể tiếp tục công việc chăn nuôi được).  

Hiện tượng gà mổ nhau, ăn lông, ăn thịt nhau có thể do một số nguyên nhân sau:  

  • Về thức ăn: Do mất cân đối về dinh dưỡng (thiếu protein, thừa năng lượng), gà bị bỏ đói, bỏ khát.  
  • Nhiệt độ chuồng nuôi gà quá nóng  
  • Mật độ nuôi gà quá dày hoặc chuồng nuôi quá nhiều gà, gà trong bầy không đồng đều.  
  • Do cường độ chiếu sáng quá mạnh  
  • Do giống gà: Giống gà đẻ thường mổ nhau hơn giống gà thịt


Để khắc phục những nguyên nhân nêu trên, nhiều chuyên gia chăn nuôi gà và các nhà nghiên cứu như: Godfrey (1962), Misersky (1968), Romagosa (1968), Crozco (1969) Monne (1971) cho rằng biện pháp cắt mỏ gà là hiệu quả nhất.  

Thứ hai: là cắt mỏ gà để tiết kiệm thức ăn tiêu tốn cho một đơn vị sản phẩm do hạn chế được lượng thức ăn rơi vãi và tăng hiệu quả hấp thụ thức ăn.  

Theo tác giả Bushman (1978) đã thí nghiệm và kết luận với các thiết bị và dụng cụ chuyên dùng để nuôi gà công nghiệp, đối với gà không cắt mỏ thì lượng thức ăn rơi vãi khoảng từ 2-3%. Trong nhiều trường hợp thí nghiệm khác, tỷ lệ thức ăn rơi vãi còn lớn hơn.  

Trong các thí nghiệm của các tác giả kể trên và thí nghiệm (1981) của chúng tôi (gồm 1248 con gà giống thịt, trong đó cắt mỏ 624 con) đều đạt được kết quả giống nhau là chỉ tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm ở gà được cắt mỏ là thấp hơn so với đối chứng, độ tin cậy là 95%.  

Về tỷ lệ nuôi sống ở đàn gà được cắt mỏ cũng được các tác giả thông tin là không có sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm và đối chứng. Trong bầy gà được cắt mỏ có một cuộc sống “hòa bình” hơn và giảm được sự cố rõ rệt.  

Đối với gà trống nuôi để làm giống, tất nhiên không thực hiện cắt mỏ.  

Cắt mỏ gà được thực hiện như thế nào?

Tuổi cắt mỏ

Nhiều thí nghiệm đã thực hiện cắt mỏ gà ở mọi lứa tuổi, nhưng kết luận chung nhất là chỉ nên cắt mỏ gà sau 12 ngày tuổi vì ở ngày tuổi trước đó, gà được cắt mỏ dễ bị choáng (Stress) và do mỏ còn quá nhỏ nên việc thực hiện khó chính xác.  

Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì tùy theo giống gà và điều kiện kỹ thuật chăn nuôi để xác định tuổi cắt mỏ:

  • Đối với giống gà nuôi đẻ: Thực hiện cắt mỏ ở 4 tuần tuổi, cắt lại mỏ ở 18 tuần tuổi và sau đó từ 4 đến 6 tháng cắt lại tùy theo mức độ phát triển của mỏ gà.  
  • Đối với gà nuôi lấy thịt: Nếu nuôi với số lượng hàng ngàn con thì nên cắt mỏ lúc 2 tuần tuổi; trường hợp nuôi với số lượng ít hơn, khi nào thấy hiện tượng mổ nhau thì mới can thiệp “cắt mỏ”.  

2. Độ dài của phần mỏ cần cắt  

Theo kinh nghiệm và hướng dẫn của các chuyên gia chăn nuôi gà thì phần mỏ cần cắt có tỷ lệ độ dài từ 1/3 đến 1/2 của phần mỏ trên và tương ứng với 1/4 và 1/3 của phần mỏ dưới.  

Kinh nghiệm của chúng tôi như sau:  

  • Đối với gà 2 đến 4 tuần tuổi, lần đầu thực hiện cắt 1/3 mỏ trên và 1/4 mỏ dưới.  
  • Đối với gà đẻ giống Lơgor, ở 18 tuần tuổi,  thực hiện  cắt 1/2 phần mỏ trên và 1/3 phần mỏ dưới.  

Cắt lại mỏ gà khi thấy hiện tượng mỏ gà đã quá dài hoặc mỏ phần trên và mỏ phần dưới có độ dài mất cân đối, cần phải cắt và “sửa lại” sao cho tương ứng với lần cắt mỏ trước.  

3. Nhiệt độ môi trường thích hợp nhất cho việc cắt mỏ gà là 21- 27oC  

Theo kinh nghiệm chúng tôi không cắt mỏ gà khi trời nóng trên 30 độ C vì dễ kích thích chẩy máu; không thực hiện khi trời lạnh đưới 15 độ C vì sẽ gây đau cho gà khi uống nước lạnh.  

4. Kỹ thuật cắt mỏ gà

Cắt mỏ gà bằng máy

Cắt mỏ gà bằng máy
Cắt mỏ gà bằng máy thường được thực hiện ở các cơ sở chăn nuôi có số lượng lớn hàng ngàn con.

Phương pháp này được thực hiện ở các cơ sở chăn nuôi có số lượng lớn hàng ngàn con. Máy cắt có một lưỡi dao được nung đỏ bằng điện năng, có một kỹ thuật viên chuyên làm công việc cắt mỏ.  

Cắt mỏ bằng phương pháp thủ công

Phương pháp này áp dụng trong chăn nuôi gà công nghiệp ở quy mô gia đình bằng các dụng cụ tự tạo và công việc cần có 2 người thực hiện. Sau đây là nội dung của phương pháp:  


Dụng cụ cắt mỏ gà gồm có:  

  • Một hoặc hai con dao cắt bằng loại dao Thái có kích thước: bản dao rộng khoảng 3 cm, bề dầy khoảng 1,5 mm, lưỡi dao sắc (bén), độ dài của lưỡi dao khoảng 25 cm, có cán để tay cầm được vững và không bị nóng khi nung đỏ lưỡi dao.  
  • Một tấm thớt hoặc một tấm gỗ đã được vô trùng dùng làm tấm kê. Tấm kê được đặt trên một giá đỡ (có thể là trên mặt bàn, hoặc mặt ghế) ở độ cao thích hợp để tiện thao tác.  
  • Một lò nấu than hoặc một bếp nấu củi dùng để nung lưỡi dao.  
  • Một đôi bao tay cho người thực hiện cắt mỏ gà.  


Công việc tiến hành theo trình tự như sau: 

  • Đốt bếp than hoặc củi để dùng vào việc nung các lưỡi dao cắt.  
  • Đặt lưỡi dao vào bếp chờ cho lưỡi dao đỏ hồng.  
  • Xếp đặt tấm kê để cắt sao cho thuận với tay người thực hiện cắt mỏ.  
  • Một người bắt gà và cố định chân và cánh bằng hai tay.  
  • Người thực hiện cắt (nếu thuận tay phải) dùng tay trái nắm lấy đầu con gà, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ cố định mỏ gà, áp đặt phần dưới mỏ lên tấm kê sao cho miệng gà khít lại để lưỡi gà không bị tổn thương khi cắt mỏ.  
  • Dùng tay phải nắm cán dao và đặt lưỡi dao (đã được nung đỏ) lên điểm cắt đã định ở phần trên của mỏ, lưỡi dao cắt nghiêng góc 60 độ so với mặt tấm kê. Dùng tay cầm cán dao ấn lưỡi dao xuống từ từ  trong khoảng thời gian 1-2 giây mỏ được cắt đứt (chủ yếu bằng nhiệt của lưỡi dao nung đỏ). Tiếp tục cà mặt lưỡi dao trong vài giây tiếp theo trên mặt vết cắt tạo một lớp vẩy sừng cháy ngăn cho máu không bị chảy ra.  
  • Kiểm tra mỏ sau khi cắt lần cuối. Nếu vết cắt khô, không chảy máu thì đưa gà vào chuồng.  

5. Chăm sóc dàn sau khi được cắt mỏ

Sau khi đàn gà được cắt mỏ cần theo dõi quan sát trong vài giờ, nếu có con nào chảy máu vết cắt thì dùng dao nung đỏ cà lại vết cắt.  

Thường xuyên nạp đầy thức ăn và nước uống vào máng cho gà ăn uống dễ dàng và không bị tổn thương vết cắt.  

Theo Khoahoc.TV
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Dâu tây là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng. Với nhu cầu sử dụng các sản phẩm sạch như hiện nay thì cách trồng dâu tây tại nhà là rất cần thiết cho mỗi người.
Làm thế nào để hoa nở đúng vào dịp Tết? Đó là câu hỏi thường trực của các nhà vườn, bởi hoa nở đúng Tết đồng nghĩa với sẽ được giá bán. Mai vàng được xem là một trong những loại hoa biểu tượng của ngày Tết. Nếu miền Bắc chuộng hoa đào hồng đẹp nhẹ nhàng với ý nghĩa riêng thì miền Nam lại cực kỳ chuộng mai vàng và hầu như nhà nào cũng chưng ít nhất 1 chậu đón Tết trong năm. Cứ đầu tháng 12 hàng năm là người ta đã bắt đầu thấy hoa mai vàng được vận chuyển rải rác đến các trung tâm lớn đông dân bày bán. Đến từ giữa tháng 12 âm đến những ngày giáp Tết thì hoa mai vàng đã phủ kín nơi nơi khiến không gian tết với sắc vàng ngập khắp muôn nơi. Mai vàng là biểu biểu cho ngày Tết bởi người dân quan niệm rằng mai vàng mang lại sự may mắn, hạnh phúc và sung túc cho gia đình trong năm mới. Ngoài ra chúng còn xua đuổi những sự run rủi hoặc điềm xui có thể xảy ra với gia đình trong năm tới.
Trước khi nuôi gà con cần phải nắm bắt được các thông tin về nguồn gốc đàn gà, uy tín của trại giống và nắm vững đặc tính năng suất của đàn gà sắp nuôi; đồng thời phải chuẩn bị chuồng trại đạt tiêu chuẩn.
Hiện nay ở nước ta chăn nuôi thỏ chưa thực sự phát triển mạnh dù giá trị kinh tế của thỏ rất lớn. Kythuatnuoitrong.edu.vn xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật nuôi, chăm sóc thỏ. - 1. Chọn thỏ giống Nên mua thỏ giống từ những gia đình quen biết, tin tưởng họ là những người nuôi thỏ có nhiều kinh nghiệm, quản lý đàn giống tốt, chăm sóc thỏ cẩn thận.
Dê Boer là một giống dê đã được phát triển ở Nam Phi vào những năm 1900 để sản xuất thịt. Tên của chúng bắt nguồn từ Afrikaans (Hà Lan) từ “Boer”, có nghĩa là người nông dân. Với đặc điểm nổi bật là lớn rất nhanh và cho sản lượng thịt nhiều hơn các loại dê thông thường và thịt chứa nhiều chất béo.
Hiện nay loại Na Thái có quả to, năng suất cao, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam được trồng phổ biến. Để có vụ na bội thu bà con nên tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc Na Thái dưới đây. - 1. Đặc điểm cây Na Thái Na hay mãng cầu là loại cây ăn quả thân gỗ, sống lâu năm, chiều cao khoảng 4-10m. Quả na rất thơm ngon, ngọt, rất được ưa thích.
Đất nước ta là một quốc gia nông nghiệp, chính phủ đã rất đúng đắn khi quyết định nông nghiệp là nền tảng và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Lý do được đưa ra là chúng ta may mắn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có phù sa và lượng mưa hàng năm lớn tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển. Các loại cây công nghiệp như cà phê, điều, trà xanh… đang mang lại lọi ích kinh tế cao xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
ĐẮK NÔNG, Việt Nam (NV) – Một nông dân ở Đắk Nông đã nhân giống thành công loại ớt Chaparita và bán thử nghiệm với giá hơn $2,000 đô la một kg khô, rẻ hơn chục lần so với hàng nhập cảng. Ớt Charapita được mệnh danh là gia vị “đắt nhất thế giới” ít được trồng đại trà nên càng trở nên quý hiếm. Loại nông sản này liên tục tạo “cơn sốt” ở Việt Nam khi được nhiều nhà hàng cao cấp và giới nhà giàu săn tìm. Theo báo VNExpress ngày 24 Tháng Tám, 2019, đoán trước nhu cầu, cách đây hai năm, ông Cường (ở Đắk Nông) đã nhập cảng giống ớt Charapita từ Châu Âu về trồng thành công và nhân rộng chúng lên được hơn 20,000 cây tại khu vườn nhà mình. Hiện khu vườn ớt nhà ông Cường đang cho trái đợt đầu với số lượng vài chục kg.
Thông thường trâu cái được nuôi theo phương pháp chăn thả truyền thống, mất 2 - 3 năm mới sinh được 1 lứa. Nhưng nếu chăn nuôi đúng kỹ thuật, chỉ một năm rưỡi, trâu lại sinh sản được 1 lứa, nghé con khỏe mạnh, nhanh lớn, hiệu quả kinh tế cao 1,5 - 2 lần so hình thức nuôi trâu sinh sản thông thường.
Kythuatnuoitrong.edu.vn xin giới thiệu đến bà con "Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng nái đẻ và heo con sinh sản" của Th.S Võ Văn Ninh & Th.S Bùi Thị Kim Phụng, ĐH Nông Lâm TP HCM - 1. Chăm sóc nuôi dưỡng nái sau khi đẻ và đang nuôi con Sau khi đẻ, nái thường mệt, ăn ít hoặc không ăn nhưng phải cung cấp đầy đủ nước uống. Nếu có điều kiện nên cho nái uống nước cháo tinh bột gạo, bắp, hay cám để cung năng lượng (chất bột đường) bù đắp cho cơ thể bị mất sau khi đẻ.
Bảo Trợ