Bệnh Gout: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
17 Tháng Chín 20191:39 SA(Xem: 1773)
Bệnh gút được đặc trưng bởi sự tăng cao nồng độ acid uric trong máu dẫn tới lắng đọng tinh thể monosodium urat (MSU) cục bộ ở mô hoặc trong khớp.
Bệnh gout là gì?
Gout (hay gút) là một dạng viêm khớp phổ biến do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh gút, đặc biệt là đàn ông độ tuổi trung niên.
Biểu hiện người mắc bệnh gút là xuất hiện cơn đau đột ngột, dữ dội, sưng, đỏ và đau ở khớp, thường là khớp ở ngón chân, xương bàn chân… nếu không chữa trị có thể gây biến chứng nguy hiểm tới các cơ quan khác như thận, gan, tim.
Triệu chứng của bệnh gout
Giai đoạn đầu: Giai đoạn này ít có triệu chứng nổi bật, khi xét nghiệm máu sẽ thấy dấu hiệu axit uric trong máu tăng cao đi kèm với triệu chứng đau nhức các khớp ngón chân, cổ chân, đầu gối, khớp cổ tay và ngón tay sưng đỏ. Biểu hiện rõ rệt hơn khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh, hoặc sau các cuộc liên hoan uống nhiều bia rượu và ăn nhiều các đồ hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật.
Giai đoạn mãn tính: Ở giai đoạn này, axit uric tích tụ ngày một nhiều lên. Tinh thể urat lắng đọng thành các u cục tophi ở các khớp gây nên tình trạng viêm, sưng đau đớn dữ dội, phá hủy các khớp xương gây tàn tật vĩnh viễn nếu không được điều trị. Biến chứng suy thận, sỏi thận làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Nếu cảm thấy đau đột ngột, dữ dội ở khớp, hãy đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời nếu mắc phải.
Nguyên nhân gây nên bệnh gout
Bệnh gút xảy ra khi các tinh thể urát tích tụ trong khớp, gây ra tình trạng viêm và đau dữ dội.
Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và đi qua thận đào thải qua nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận bài tiết quá ít axit uric. Khi đó, axit uric tích tụ, hình thành các tinh thể urát trong khớp hoặc mô xung quanh gây đau, viêm và sưng.
Chế độ ăn: Đối với thói quen ăn uống thiếu khoa học hiện nay thì tỉ lệ người mắc bệnh gout ngày càng tăng. Ăn ít rau xanh nhưng ăn nhiều thức ăn có hàm lượng purine cao như thịt đỏ, hải sản, sử dụng đồ uống có cồn bia rượu nhiều trong thời gian ngắn khiến quá trình đào thải axit uric không kịp làm lắng đọng các tinh thể urat tại các khớp gây nên bệnh gout.
Tuổi tác và giới tính: Bệnh gút xảy ra chủ yếu ở nam giới ở độ tuổi từ 30 đến 50, nữ giới ít mắc hơn là do nữ giới có nồng độ axit uric thường thấp hơn. Tuy nhiên, sau khi mãn kinh, nồng độ axit uric của phụ nữ tiệm cận với nam giới nên vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
Béo phì: Nếu bị béo phì, cơ thể sẽ sản xuất nhiều axit uric hơn do thường xuyên tiêu thụ các loại thức ăn chứa dầu mỡ và chất đạm, dẫn tới thận gặp khó khăn hơn trong việc loại bỏ axit uric.
Tác dụng của thuốc: Việc sử dụng thuốc lợi tiểu Thiazide để điều trị tăng huyết áp và aspirin liều thấp cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric. Vì vậy, việc sử dụng thuốc chống thải ghép có thể được quy định cho những người đã trải qua cấy ghép nội tạng.
Tiền sử gia đình: Nếu gia đình như bố mẹ bị mắc bệnh gút thì nguy cơ con cũng có thể mắc là có khả năng.
Ảnh minh họa internet
Biến chứng liên quan đến điều trị bệnh
Các biến chứng do dùng chống viêm giảm đau: viêm loét dạ dày tá tràng, ruột non. Tăng đông ở bệnh nhân bị chứng mạch vành. Tăng suy thận. Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Các biến chứng do dùng colchicin: tiêu chảy cấp, đặc biệt khi dùng quá liều.
Các biến chứng do bị dị ứng thuốc (như allopurinol, kháng sinh…): bệnh nhân bị gút thường có cơ địa rất dễ bị dị ứng, thậm chí có bệnh nhân dị ứng tất cả các thuốc điều trị gút.
Các biến chứng do dùng corticoid:
Đây là một gánh nặng lớn, thuốc nhóm này rẻ, dễ mua, giảm đau nhanh chóng nên hay bị lạm dụng, Vì lợi nhuận người ta có thể nghiền nhỏ, pha trộn thành các gói bột, viên hoàn tán, dạng chai dịch… bán với giá cao. Bệnh nhân uống thấy giảm đau tốt nghĩ là thuốc đắt tiền tốt, lần sau bị lại uống. Thuốc nhóm này làm giảm thải acid uric qua thận nên làm acid bị tích tự lại thành các hạt tophi, bệnh trở nên mãn tính.
Một loạt các tác dụng phụ khác của corticoid: làm tăng nguy cơ loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, đục thủy tinh thể, xuất huyết tiêu hóa, suy thượng thận…
Chẩn đoán mắc bệnh gút
Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh gút có thể bao gồm:
Xét nghiệm dịch khớp: Chọc hút dịch chất lỏng ở khớp có triệu chứng đau nóng, sưng và nhức để xét nghiệm tìm kiếm tinh thể urat dưới kính hiển vi.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ axit uric có trong máu có tăng cao hay không. Kết quả xét nghiệm máu có thể gây hiểu nhầm vì một số người có nồng độ axit uric cao, nhưng không bao giờ gặp phải bệnh gút. Và một số người có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gút, nhưng không có nồng độ axit uric bất thường trong máu. Vì vậy cần kết hợp với các triệu chứng và xét nghiệm để đánh giá chính xác.
Chụp X-quang: Chụp X quang giúp phát hiện các tinh thể urat có trong các khớp, loại trừ các nguyên nhân viêm khớp.
Siêu âm: Phương pháp này để phát hiện urat hoặc các hạt tophi trong các ổ khớp.
Các tinh thể urát lắng đọng bao quanh các khớp.
Điều trị bệnh gout
Sau khi chẩn đoán và xác định chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp:
Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc được sử dụng để điều trị gút từ giai đoạn đầu và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gút cấp là thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) tuy nhiên NSAID có nguy cơ đau dạ dày, chảy máu và loét.
Thuốc năng ngừa biến chứng: Nếu người bệnh đã mắc phải bệnh gout đang ở tình trạng nặng như sưng to, viêm, đi lại khó khăn, suy thận thì cần sử dụng các loại thuốc để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Sử dụng một số loại thực phẩm đã được nghiên cứu về khả năng làm giảm nồng độ axit uric, bao gồm:
Cà phê: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê thường xuyên và cà phê đã khử caffein giúp giảm nồng độ axit uric thấp hơn.
Vitamin C: Bổ sung có chứa vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu của bạn.
Quả anh đào: Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những sản phẩm từ anh đào có chứa hàm lượng anthocyanins cao có đặc tính chống oxi hóa và kháng viêm, giảm thiểu các cơn đau do gout gây ra.
Phòng ngừa bệnh gout
Một lối sống lành mạnh sẽ phòng ngừa được bệnh gout tấn công:
Tăng cường ăn rau xanh, sử dụng ít các loại thịt chứa nhiều nhân purine như đỏ và hải sản, nội tạng động vật, hạn chế bia rượu.
Tập thể dục thường xuyên là liệu pháp giúp phòng ngừa các loại bệnh tật đặc biệt là bệnh gout.
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước, hạn chế các đồ uống có lượng đường cao
Covid-19 - một loại virus gây viêm phổi nghiêm trọng bắt nguồn từ Trung Quốc đã lan sang nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Anh quốc.
Theo số liệu của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 19/02 cho biết đã có 74.185 ca nhiễm và 2.004 ca tử vong ở Trung Quốc đại lục.
Triệu chứng của bệnh
Thông thường bệnh bắt đầu bằng một cơn sốt, sau đó là ho khan.
Sau một tuần, bệnh có thể dẫn đến khó thở và một số bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện. Đáng lưu ý, virus corona hiếm khi gây chảy nước mũi hoặc hắt hơi.
Những điều cần biết về sức khoẻ
Bài viết của Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh !
Những .... về sức khỏe
Qua nhiều năm tháng, chúng ta thu thập được khá nhiều kiến thức về các “tập tục” hay thói quen được tin là tốt cho sức khoẻ. Một số khiến thức được truyền miệng từ thế hệ trước sang qua thế hệ sau, gọi là kiến thức “dân gian”. Ở thời đại Internet và mạng xã hội, kiến thức “dân gian” và kiến thức “khoa học” về sức khoẻ, lẫn lộn với nhau, Những quan niệm, tập tục, thói quen về sức khoẻ cần phải được định nghĩa lại cho đúng. Một số niềm tin huyễn hoặc nầy đã được tác giả đề cập qua nhiều bài viết trước đây.
Giải độc và tẩy rửa cơ thể
SANTA MONICA, California (NV) – Không có gì khó chịu hơn một cơn đau răng bất ngờ ập tới, mà còn tồi tệ hơn là xảy ra ở thời điểm mà bạn không thể ngay lập tức đến gặp nha sĩ.
Dưới đây là tám mẹo đơn giản mà bạn có thể điều trị tại nhà khi lỡ may cơn đau răng xuất hiện, giúp giảm đau và hạn chế nhiễm trùng, trước khi có thể khám tại văn phòng nha sĩ, theo trang mạng Livestrong.
Đau răng có thể tấn công đột ngột vào ban đêm khi bạn cố gắng ngủ. (Hình: Andrea Piacquadio/Pexels)
1. Chườm nước ấm hoặc nước lạnh
Nha Sĩ Evelyn Taly Huaman, hiện đang công tác tại trung tâm Taly Dental Specialist ở San Diego, California, cho biết chìa khóa để trị đau răng tại nhà là cố gắng chẩn đoán xem cơn đau đến từ đâu.
“Nếu bạn có thói quen nghiến răng vào ban đêm trong lúc ngủ thì hàm và khớp răng dễ bị nhức mỏi. Nó như một cơn đau thắt,” Nha Sĩ Huaman nói. “Bạn nên cho một miếng gạc ngâm với nước ấm hoặc nước lạnh chườm quanh hàm để giúp giảm đau nhanh.”
Chúng ta có thể nói chuyện gián tiếp với một người mộng du, đặc biệt đó là một đứa trẻ, bằng cách giữ một khoảng cách vừa phải và ra lệnh bằng một câu ngắn gọn như: “Đứng yên, quay lại giường ngủ ngay,” tuy nhiên, chớ trông mong họ trả lời hoặc nhận thức về sự hiện diện của quí vị./28 Tháng Năm 2012(Xem: 7088)
/
Theo Đông y, nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí và cũng là vị thuốc quý hiếm, đứng đầu bộ thuốc quý “Sâm - Nhung - Quế - Phụ”. Khoa học ngày nay cũng đã chứng thực những tác dụng kỳ diệu, đồng thời còn phát hiện thêm nhiều tác dụng mới của nhân sâm, mà trước đây người xưa chưa biết./19 Tháng Năm 2012(Xem: 7567)
Sao Băng st
/
• Chemotherapy là phương pháp hoá trị vẫn thường được dùng đễ chữa bệnh ung thư.
Nhưng phương pháp này tiêu diệt cả tế bào ung thư lẫn tế bào lành mạnh. Nó làm cho người bệnh mệt lử, ói mửa, có khi còn bị nhiễm trùng, và chết.
Các bác sĩ hy vọng có thể tìm ra loại thuốc chữa ung thư mới tối tân hơn, không cần dùng phương pháp hoá trị.
PHƯƠNG PHÁP HOÁ TRỊ - CHEMOPTHERAPY
Từ bấy lâu nay vẫn thường được coi như là loại vũ khí mạnh, hữu hiệu đề chữa bệnh ung thư. Nó giúp cứu sống 20% bệnh nhân ung thư tại Hoa Kỳ trong hai thập niên vừa qua.
Nhưng loại độc tố này nhắm tiêu diệt tế bào ung thư đang phát triển, đồng thời cũng giết luôn những tế bào lành mạnh, và nhất là nó hành hạ bệnh nhân một cách tàn bạo.
Hậu quả của phương pháp hoá trị thay đổi tùy theo bệnh nhân, từ ói mửa cho đến bị nhiễm trùng mà chết.
16 kinh nghiệm….
16 kinh nghiệm….
1. Hạn chế uống trà sữa vì gây nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp
2. Không nên ăn uống bất kỳ thứ gì trong 2 giờ trước khi đi ngủ
3. Không nên ăn khuya vì có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
4. Không để điện thoại di động hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào đang sạc bên cạnh khi đi ngủ
5. Khoai lang vàng và khoai lang tím đều có thành phần ngừa ung thư rất tốt
6. Phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt không nên tắm hay gội đầu bằng nước lạnh
7. Phao câu gà có thể gây ung thư dạ dày.
8. Uống 1 ly nước lọc mỗi buổi sáng trước bữa sáng để ngăn ngừa bệnh sỏi mật và thông ruột
Tim là một cơ quan nội tạng quan trọng của hệ Tuần hoàn, có nhiệm vụ bơm máu thông qua mạch, cung cấp dưỡng chất và oxygen cho toàn cơ thể, đồng thời chuyển các chất thải chuyển hóa (metabolic waste) như carbon dioxide đến phổi để loại ra ngoài.
Những vấn đề bệnh lý của Tim (Heart disease) và bệnh Tim Mạch (Cardiovascular disease) ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và giới tính, bao gồm nhiều nguyên nhân và triệu chứng khác nhau. Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC), hai căn bệnh này là nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong, với tỉ lệ 25% trong số những người mắc phải, nghĩa là cứ mỗi 4 người mắc bệnh, thì có 1 người tử vong.
Có nhiều trường hợp bệnh lý về Tim như: Bệnh Động mạch vành Tim (Coronary Heart disease), bệnh Tim bẩm sinh (Congenital Heart Defects), Loạn nhịp Tim (Arrhythmia)…
WASHINGTON, D.C. (SGN) – Hoa Kỳ đang tạm dừng tiêm vaccine Johnson & Johnson (J&J) sau khi có báo cáo về một loại cục máu đông hiếm gặp ở sáu trong số 6.8 triệu người đã tiêm vaccine này. Họ còn bị lượng tiểu cầu trong máu thấp.
Tất cả những người bị ảnh hưởng là phụ nữ từ 18 đến 48 tuổi.
Những người đã tiêm vaccine J&J có thể lo lắng, mặc dù tỷ lệ bị cục máu đông rất thấp. Bác Sĩ Alex Spyropoulos, một chuyên gia về cục máu đông tại Northwell Health ở New York, nêu ra những gì bạn nên làm nếu đã tiêm vaccine J&J.
1. Nếu đã tiêm J&J hơn hai tuần, không cần lo lắng
Vì sáu phụ nữ bị đông máu xuất hiện các triệu chứng từ 6 đến 13 ngày sau khi tiêm chủng.
2. Nếu đã tiêm J&J chưa đầy 2 đến 3 tuần, hãy để ý các triệu chứng nhất định
Các triệu chứng được liệt kê trong tuyên bố của CDC và FDA là:
– Đau đầu dữ dội.
– Đau bụng.
– Đau chân.
– Khó thở.
Inline image
Người ta focus vào chữ vaccine nhiều quá...nên nghĩ đơn giản là vaccine (một khi chích vào rồi) thì nó bảo vệ mình (không bị nhiễm). Phải nói lại cho chính xác như sau: cái bảo vệ mình, không phải là vaccines mà là antibodies của mình. Antibodies này được (cơ thể) làm ra, khi chích vaccines vào.
Từ định nghĩa này, cho thấy:
1) Không cần biết là vaccine loại nào, của hãng nào. Cứ hễ chích vào, thì nó tạo ra antibodies. Cho nên, đợt này chích Pfizer, năm sau chích J&J cũng được...chứ không nhất thiết là phải chích cùng loại.
2) Mục tiêu là để đưa cái antibodies của mình lên tới Protective Level. Vấn đề ở đây là:
- Cái protective level của antibodies này, kéo dài trong bao lâu ? Những vaccines truyền thống (vì có chất adjuvant) nên kéo dài rất lâu...có khi cả đời...như vaccine về yellow fever, measles, BCG etc...
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.