Chăm Sóc Giống Dê Boer

03 Tháng Chín 20197:14 SA(Xem: 2062)

Dê Boer là một giống dê đã được phát triển ở Nam Phi vào những năm 1900 để sản xuất thịt. Tên của chúng bắt nguồn từ Afrikaans (Hà Lan) từ “Boer”, có nghĩa là người nông dân. Với đặc điểm nổi bật là lớn rất nhanh và cho sản lượng thịt nhiều hơn các loại dê thông thường và thịt chứa nhiều chất béo.

Giống dê Boer


Cách Chăm Sóc Dê Boer

Thức ăn cho chúng phải khô ráo, không hôi mốc, sạch không lẫn đất cát; phải để nước sạch trong chuồng để dê uống khi khát. Có thể nuôi theo 3 kiểu: chăn dắt (quảng canh), cột buộc ở khu vực quanh nhà, đồi gò hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả (bán thâm canh) và nuôi nhốt cố định tại chuồng (thâm canh).

Việc áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi rất quan trọng. Người nuôi dê phải biết áp dụng kỹ thuật từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi, quản lý đàn dê. Vì là loại động vật không ưa độ ẩm cao nên chuồng trại cho dê cần phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt. Khi làm chuồng, tùy theo đặc điểm từng vùng, từng nhà cụ thể mà xác định vị trí và hướng chuồng thích hợp để tận dụng yếu tố thuận lợi và hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi của thời tiết đối với dê.

Cần tránh cho dê giao phối đồng chủng để bảo đảm năng suất, chất lượng con giống. Khi dê đực con nuôi thời gian khoảng 4 tháng tuổi ra nuôi riêng với dê cái. Đối với dê cái phối giống lần đầu ở thời điểm nuôi từ 7 – 8 tháng tuổi. Không dùng dê đực giống là bố, dê cái là con hoặc cháu, đực giống là anh, dê cái là em cho phối giống với nhau để tránh hiện tượng trùng huyết. Trong thời gian dê có chửa tránh dồn đuổi, đánh đập và không nhốt chung với dê đực để tránh bị dê đực nhảy, dễ sảy thai.

Đối với dê chửa lần đầu cần xoa bóp nhẹ đầu vú để kích thích tuyến sữa phát triển, kích thích tuyến sữa phát triển và tập cho dê quen dần với việc vắt sữa sau này. Đối với dê cái đã đẻ nhiều lứa, đang cho con bú hoặc đang vắt sữa cho dê bằng cách giảm dần số lần cho con bú hoặc vắt sữa từ một lần. Để đảm bảo cho đàn dê cho năng suất sữa cao thì chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo hơn, khẩu phần giàu chất dinh dưỡng hơn. Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Thừa thức ăn tinh hỗn hợp thì không chỉ chất lượng sữa giảm, chi phí thức ăn tăng. Chế độ nuôi dưỡng dê sữa phải căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng.

Các Bệnh Thường Gặp Ở Dê Boer

Do dê ăn khẩu phần thiếu hay mất cân bằng canxi và phốtpho trong thời gian dài nên bị hội chứng rối loạn thần kinh, gây ra bệnh sốt sữa (Milk fever). Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn dê đang tiết sữa hoặc cạn sữa thời gian mà dê cần rất nhiều canxi và phốtpho so với bình thường, song không được đáp ứng đủ, do đó dê phải sử dụng nguồn canxi từ máu. Khi lượng canxi trong máu giảm dưới 6 mg/100ml thì dê bị rối loạn thần kinh. Dê sữa có năng suất cao thường bị bệnh này. Lúc đầu dê giảm ăn, suy nhược cơ thể, đi đứng khó khăn, sau đó dựa vào tường rồi nằm nghiêng một bên, co giật và tê liệt, không đứng dậy được. Thân nhiệt hạ xuống khoảng 38 độ C, mạch đập nhanh hơn bình thường. Không điều trị kịp thời, dê có thể tử vong.

Bệnh ỉa chảy do vi trùng hoặc thức ăn, nước uống bẩn, lạnh, thiu, mốc. Dê bị bệnh phân nát đến lỏng. Khi dê ỉa chảy, nên để nước uống và tảng liếm thường xuyên trong cũi Lồng chuồng. Ỉa chảy làm cho cơ thể mất nước, mất dịch thể và khoáng nghiêm trọng. Nếu ỉa chảy nặng và kéo dài (vài ngày) phải cung cấp dung dịch chống mất nước. Nếu không can thiệp, dê sẽ mất nước, mất cân bằng điện giải trong cơ thể, dê trở nên yếu và có thể bị chết. Bệnh chướng bụng đầy hơi do thức ăn thiu, mốc hoặc quá giàu đạm và thay đổi đột ngột. Dê bệnh thành bụng bên trái căng, chướng to, gõ tiếng bùm bụp, con vật khó thở sùi bọt mép.
Theo Kỹ Thuật nuôi trồng
chan nuoi

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Dâu tây là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng. Với nhu cầu sử dụng các sản phẩm sạch như hiện nay thì cách trồng dâu tây tại nhà là rất cần thiết cho mỗi người.
Làm thế nào để hoa nở đúng vào dịp Tết? Đó là câu hỏi thường trực của các nhà vườn, bởi hoa nở đúng Tết đồng nghĩa với sẽ được giá bán. Mai vàng được xem là một trong những loại hoa biểu tượng của ngày Tết. Nếu miền Bắc chuộng hoa đào hồng đẹp nhẹ nhàng với ý nghĩa riêng thì miền Nam lại cực kỳ chuộng mai vàng và hầu như nhà nào cũng chưng ít nhất 1 chậu đón Tết trong năm. Cứ đầu tháng 12 hàng năm là người ta đã bắt đầu thấy hoa mai vàng được vận chuyển rải rác đến các trung tâm lớn đông dân bày bán. Đến từ giữa tháng 12 âm đến những ngày giáp Tết thì hoa mai vàng đã phủ kín nơi nơi khiến không gian tết với sắc vàng ngập khắp muôn nơi. Mai vàng là biểu biểu cho ngày Tết bởi người dân quan niệm rằng mai vàng mang lại sự may mắn, hạnh phúc và sung túc cho gia đình trong năm mới. Ngoài ra chúng còn xua đuổi những sự run rủi hoặc điềm xui có thể xảy ra với gia đình trong năm tới.
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi của tỉnh Lâm Đồng đã từng bước chuyển hướng từ sản xuất tự túc, tự cấp sang chăn nuôi hàng hóa. Nhiều gia đình đã chọn nghề chăn nuôi... Trong các vật nuôi được lựa chọn để phát triển thì con gà công nghiệp đã được các gia đình ở thành phố Đà Lạt, thị trấn Bảo Lộc và các vùng đông dân cư quan tâm. Trong 2 năm nay, đàn gà công nghiệp nuôi trong các hộ gia đình đã tăng từ 5000 con (1990) lên khoảng 20.000 con. Sở dĩ đàn gà công nghiệp phát triển mạnh là do tận dụng được lao động trong gia đình, đầu tư không lớn, nhanh có sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm dễ dàng và hiệu quả kinh tế cao.
Trước khi nuôi gà con cần phải nắm bắt được các thông tin về nguồn gốc đàn gà, uy tín của trại giống và nắm vững đặc tính năng suất của đàn gà sắp nuôi; đồng thời phải chuẩn bị chuồng trại đạt tiêu chuẩn.
Hiện nay ở nước ta chăn nuôi thỏ chưa thực sự phát triển mạnh dù giá trị kinh tế của thỏ rất lớn. Kythuatnuoitrong.edu.vn xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật nuôi, chăm sóc thỏ. - 1. Chọn thỏ giống Nên mua thỏ giống từ những gia đình quen biết, tin tưởng họ là những người nuôi thỏ có nhiều kinh nghiệm, quản lý đàn giống tốt, chăm sóc thỏ cẩn thận.
Hiện nay loại Na Thái có quả to, năng suất cao, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam được trồng phổ biến. Để có vụ na bội thu bà con nên tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc Na Thái dưới đây. - 1. Đặc điểm cây Na Thái Na hay mãng cầu là loại cây ăn quả thân gỗ, sống lâu năm, chiều cao khoảng 4-10m. Quả na rất thơm ngon, ngọt, rất được ưa thích.
Đất nước ta là một quốc gia nông nghiệp, chính phủ đã rất đúng đắn khi quyết định nông nghiệp là nền tảng và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Lý do được đưa ra là chúng ta may mắn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có phù sa và lượng mưa hàng năm lớn tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển. Các loại cây công nghiệp như cà phê, điều, trà xanh… đang mang lại lọi ích kinh tế cao xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
ĐẮK NÔNG, Việt Nam (NV) – Một nông dân ở Đắk Nông đã nhân giống thành công loại ớt Chaparita và bán thử nghiệm với giá hơn $2,000 đô la một kg khô, rẻ hơn chục lần so với hàng nhập cảng. Ớt Charapita được mệnh danh là gia vị “đắt nhất thế giới” ít được trồng đại trà nên càng trở nên quý hiếm. Loại nông sản này liên tục tạo “cơn sốt” ở Việt Nam khi được nhiều nhà hàng cao cấp và giới nhà giàu săn tìm. Theo báo VNExpress ngày 24 Tháng Tám, 2019, đoán trước nhu cầu, cách đây hai năm, ông Cường (ở Đắk Nông) đã nhập cảng giống ớt Charapita từ Châu Âu về trồng thành công và nhân rộng chúng lên được hơn 20,000 cây tại khu vườn nhà mình. Hiện khu vườn ớt nhà ông Cường đang cho trái đợt đầu với số lượng vài chục kg.
Thông thường trâu cái được nuôi theo phương pháp chăn thả truyền thống, mất 2 - 3 năm mới sinh được 1 lứa. Nhưng nếu chăn nuôi đúng kỹ thuật, chỉ một năm rưỡi, trâu lại sinh sản được 1 lứa, nghé con khỏe mạnh, nhanh lớn, hiệu quả kinh tế cao 1,5 - 2 lần so hình thức nuôi trâu sinh sản thông thường.
Kythuatnuoitrong.edu.vn xin giới thiệu đến bà con "Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng nái đẻ và heo con sinh sản" của Th.S Võ Văn Ninh & Th.S Bùi Thị Kim Phụng, ĐH Nông Lâm TP HCM - 1. Chăm sóc nuôi dưỡng nái sau khi đẻ và đang nuôi con Sau khi đẻ, nái thường mệt, ăn ít hoặc không ăn nhưng phải cung cấp đầy đủ nước uống. Nếu có điều kiện nên cho nái uống nước cháo tinh bột gạo, bắp, hay cám để cung năng lượng (chất bột đường) bù đắp cho cơ thể bị mất sau khi đẻ.
Bảo Trợ