Tài xế chống BOT ‘bẩn’: Số bị giải tán, người bị bắt

19 Tháng Ba 20199:36 CH(Xem: 873)
  • Tác giả :

Tài xế chống BOT ‘bẩn’: Số bị giải tán, người bị bắt

Diễm Thi, RFA
Ông Hà Văn Nam
Ông Hà Văn Nam
Photo: facebook

Hôm 15/3/2019, trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài thu phí trở lại sau gần 3 tháng dừng thu phí, xả trạm.

Theo báo chí trong nước thì từ khi mở trạm thu lại vào sáng 15/3/2019 cho đến nay, tại BOT này không xảy ra tình trạng lái xe phản đối. Blogger Nguyễn Lân Thắng từ Hà Nội nhận xét về việc này:

Thực sự đó là họ rút lui chiến thuật bởi việc phản đối trực diện bây giờ nó rất là nguy hiểm. Việc thò mặt ra BOT sẽ dễ bị lấy cớ gây rối trật tự công cộng rồi bắt giam, thậm chí họ đập phá xe, đánh người một cách ngang nhiên.

Khi các tài xế ra BOT Thăng Long- Nội Bài thực chất là họ nhử xem động thái mạnh của phía bên BOT cũng như phía bên công an như thế nào. Chắc họ sẽ theo một trình tự pháp lý để kiện những hành động sai trái đó, chứ bây giờ mà tiếp tục ra đó phản đối thì nó cũng rất là khó.”

Trước đó từ ngày 18/12/2018, một số tài xế ôtô đã dán biểu ngữ trên xe, tập trung tại BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài phản đối việc thu phí và yêu cầu chuyển trạm về tuyến tránh Vĩnh Yên. Hai ngày sau đó, trạm thu phí này đã mở barie liên tục vì tài xế và dân chúng tụ tập phản đối thu phí, cho rằng trạm đặt sai vị trí, thu phí vô lý với mức giá cao.

Cùng thời điểm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài bị lái xe tập trung phản đối năm ngoái, ba BOT khác cũng bị lái xe phản đối quyết liệt vì cho rằng nơi đặt trạm chưa hợp lý, đó là BOT Cai Lậy (Tiền Giang), Tân Đệ (Thái Bình), Mỹ Lộc (Nam Định).

Cho đến nay, BOT Tân Đệ đã bị tháo dỡ để đưa về tuyến đường tránh Đông Hưng.

Một số tài xế phản đối BOT đã bị bắt giam với tội gây rối trật tự. Một tài xế bị bắt giam gây phản ứng mạnh mẽ trong công luận là ông Hà Văn Nam, tài xế ở tỉnh Thái Bình bị bắt tạm giam theo thông báo của Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, do Thượng tá Nguyễn Kim Cương ký hôm 5/3/2019.

Hôm 18/3/2019, một nhóm luật sư đã tham gia buổi hỏi cung tại trại tạm giam. Luật sư Hà Huy Sơn, một người trong nhóm luật sư cho RFA biết:

Tôi cùng bốn luật sư khác tham gia buổi hỏi cung của điều tra viên hỏi cung anh Hà Văn Nam. Tôi chỉ là người dự cung chứ không phải được gặp riêng. Tình hình sức khỏe và tinh thần anh Hà Văn Nam tốt. Anh nói rằng anh không bị đánh đập, không bị ép cung, mớm cung.

Người ta khởi tố anh Nam theo khoản 2 điều 381, tức tội gây rối trật tự công cộng. Còn nội dung buổi hỏi cung thì theo luật quy định chúng tôi không được phép thông tin, không được phép tiết lộ.

Thực sự đó là họ rút lui chiến thuật bởi việc phản đối trực diện bây giờ nó rất là nguy hiểm. Việc thò mặt ra BOT sẽ dễ bị lấy cớ gây rối trật tự công cộng rồi bắt giam, thậm chí họ đập phá xe, đánh người một cách ngang nhiên. - Nguyễn Lân Thắng

Bà Trần Thị Nhài, vợ ông Hà Văn Nam nêu ra văn bản mới nhất của Công ty Cổ phần BOT Phả Lại thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giao Thông vận tải tại văn bản số 1619/BGTVT hôm 26/2/2019. Theo đó những người dân thuộc địa phận xã Đức Long, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh sẽ được miễn phí khi qua BOT Phả Lại.

Bà cho rằng đây là điều ông Hà Văn Nam đứng lên đòi quyền lợi cho người dân và đã có kết quả. Bà khẳng định chồng bà vô tội:

“Hôm 15/3 vừa rồi đã có văn bản thông báo của BOT Phả Lại đã miễn phí cho người dân của hai xã quanh trạm này. Đó chính là nội dung anh Nam từng làm việc với đại diện của BOT Phả Lại hôm 31/12/2018 mà bị quy chụp là gây rối. Tức là kết quả đã có rồi. Chồng em đòi quyền lợi cho người dân, người dân được nhận quyền lợi rồi thì chồng lại bị quy chụp như thế. Mình chỉ đấu tranh đòi quyền lợi rất chính đáng bình thường thôi.

Rất nhiều người dân bức xúc chuyện như vậy nhưng họ không dám nói, hơn nữa họ cũng không biết nói như thế nào. Anh Nam nhà em đứng lên đòi quyền lợi cho người dân nên người dân ủng hộ và lên tiếng cho anh.

Trong lòng người dân thế nào thì họ biểu hiện vậy thôi. Em chỉ biết anh Nam nhà em vô tội thôi.”

Các lực lượng an ninh tại BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài.
Các lực lượng an ninh tại BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài. Courtesy of baomoi

Hôm 9/3/2019, Tổ chức Ân xá Quốc tế ra thông cáo báo chí yêu cầu nhà chức trách Việt Nam “phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện đối với nhà bảo vệ nhân quyền Hà Văn Nam, người bị bắt và cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” vì những hoạt động ôn hòa của ông ấy.”

Ân xá quốc tế xem cáo buộc chống lại ông Hà Văn Nam là có động cơ chính trị, vì nó chỉ liên quan đến việc ông ấy thực hành ôn hòa quyền con người như một người làm chiến dịch chống tham nhũng và đòi công lý.

Từ sáng ngày 15/3/2019, ngay khi BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài thu phí trở lại, Đội CSGT số 15 được huy động phối hợp với các đơn vị cảnh sát cơ động, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, công an huyện Sóc Sơn và các lực lượng chức năng khác tại cơ sở, trực suốt ngày đêm tại trạm để đảm bảo an ninh trật tự.

Chồng em đòi quyền lợi cho người dân, người dân được nhận quyền lợi rồi thì chồng lại bị quy chụp như thế. Mình chỉ đấu tranh đòi quyền lợi rất chính đáng bình thường thôi. - Trần Thị Nhài

Ông Nguyễn Lân Thắng nhận định việc này là trái pháp luật:

Chuyện đấy đương nhiên là trái pháp luật. Từ trước đến nay không phải chỉ riêng chuyện BOT mà chuyện thu hồi cưỡng chế đất đai cho các khu công nghiệp hay khu đô thị, thì việc họ sử dụng công an hay quân đội cưỡng chế đất đai hay cưỡng chế đóng những dịch vụ người ta không sử dụng.

Ông nhận xét sở dĩ có chuyện công an hay quân đội tham gia vào những việc dân sự này là do nhận thức quyền của người dân còn hạn chế nên họ không có những phản ứng và phản đối mạnh mẽ thích hợp. Bên cạnh đó là với cách tuyên truyền một chiều của hệ thống truyền thông Việt Nam, những người trong hệ thống công quyền bên công an hay quân đội không nghĩ rằng mình đã sai khi thực hiện việc cưỡng chế người dân như vậy.

Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài ra đời bởi Dự án xây dựng quốc lộ 2 được Chính phủ phê duyệt và Bộ Giao thông ký kết với Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8 theo hình thức BOT, có giá trị quyết toán đầu tư là 505 tỷ đồng, hoạt động từ ngày 28/12/2010.

BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài dùng nguồn thu với thời gian 16 năm 10 tháng để hoàn vốn cho dự án trên.

Giữa năm 2018, UBND Hà Nội đã kiến nghị Bộ Giao thông xóa bỏ trạm thu phí này. Bộ Giao thông từng hai lần kiến nghị Chính phủ bỏ trạm nhưng Chính phủ yêu cầu tiếp tục thu phí theo đúng nội dung hợp đồng đã ký kết với nhà đầu tư.
Theo RFA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.
“Ở Việt Nam không có các tổ chức tư nhân, không có các hội đoàn tư nhân, mà mọi hội đoàn muốn thành lập đều phải được nhà nước cấp phép. Nhà nước cho phép hoạt động thì cũng sẽ phải cấp ngân sách cho nó. Cho nên, gần đây có rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải có luật lập hội. Hiện nay luật lập Hội vẫn chưa có. Và khi đã có luật lập hội thì cá nhân có thể lập hội và hoạt động theo luật pháp, và đương nhiên là nhà nước không phải trợ cấp tiền cho họ, phải tự tạo ra chi phí của mình một cách hợp pháp. Phải để cho các hội đoàn tự tìm cách gây quỹ tạo kinh phí để hoạt động, nhà nước không nên cấp tiền.”
Tiếp tục tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư thay đổi thói quen, tập quán, thay vì mai táng, chuyển sang hỏa táng... nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm đất, chi phí... Kêu gọi vừa nêu được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đưa ra tại Hội nghị công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu lên tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2021 là cần có cơ chế khuyến khích để huy động nguồn lực trong dân, nhất là vàng, ngoại tệ, như vay tương đương vốn ODA. Xin được nhắc lại nguồn vốn ODA (Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài với các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.
Bạn trẻ Đăng Quang hối hả hòa vào dòng người đông đúc ở Sài Gòn, sau ngày làm việc cuối cùng của năm 2020 để kịp về nhà đón phút giao mùa mừng năm mới 2021. Chia sẻ với RFA mà không mất thời gian suy nghĩ khi chúng tôi liên lạc, Đăng Quang nói rằng bạn có ước vọng tất cả mọi người trên toàn thế giới được sức khỏe và cơn đại dịch COVID-19 được khống chế trong năm 2021. Đăng Quang tâm tình rằng dù cuộc sống gặp không ít khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, nhưng bạn thấy mình may mắn vì vẫn còn được nói, cười, nhìn thấy được người thân
Hôm 30 tháng 12 năm 2020, báo chí Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa thông tin về phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật". Thông tin này được loan dựa trên Quyết định 1722/QĐ-TTg Về việc ban hành danh mục bí mật Nhà nước của Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 3 tháng 11 năm 2020. Ngoài thông tin về an ninh, quốc phòng hay công tác đối ngoại, đối nội của đảng thuộc loại Tuyệt mật, môt số thông tin về nhân sự hay kỷ luật nhân sự trong đảng cũng thuộc loại Tuyệt mật.
Tại Hà Nội vào đầu năm nay, một người phụ nữ có xuất thân nghèo khổ phải đi đến một quyết định dù cuộc sống của cô phải chịu đảo lộn. Hoàn cảnh khó khăn, chồng đau ốm, bản thân cô còn phải lo cho cha mẹ già và con nhỏ. Trong khi đó không có, nên cô đã quyết định sang Đài Loan lao động. Ngày 28 tháng 5, cô bước vào phòng khám sức khỏe để xin giấy chứng nhận; đây là một điều kiện trong quy trình làm thủ tục đi lao động ở nước ngoài. Với kết quả tốt, ngày 4 tháng 9 cô đã lên máy bay, xuất cảnh sang Đài Bắc và không lâu sau đó, bắt đầu làm việc để gửi tiền về nuôi gia đình ở quê nhà.
Hơn 3 tháng sau khi một số bị cáo trong phiên tòa xét xử người dân xã Đồng Tâm đã được giảm án và trả tự do, những người này cho biết đến nay vẫn bị ám ảnh, hoảng loạn, mất ngủ bởi những gì họ trải qua trong lúc bị tạm giam. Bà Lê Thị Oanh, một người dân Đồng Tâm, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 20 tháng 12. “Sau phiên sơ thẩm thì 14 người được về. Khi họ về họ bảo, họ không giám nói. Người dân ra đón ở đầu làng đêm hôm sau phiên tòa sơ thẩm thì ai cũng nói là không bị đánh, không bị làm sao cả”.
Một trong những phiên tòa xét xử giới chức lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam trong năm 2020, được dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều có thể nói là trường hợp cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung. Ông bị đưa ra xử theo cáo buộc “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Cựu Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung bị khởi tố và bắt giam hồi cuối tháng 8 và phiên xử được tiến hành vào trung tuần tháng 12.
Tám Dân biểu Mỹ hôm 18/12 kêu gọi gọi Bộ Ngoại giao và Tài chính Mỹ thực hiện các chế tài cấm vận của Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với những công an Hà Tĩnh, những người đã tra tấn nhà báo Nguyễn Văn Hoá, người bị kết án tù 7 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong phiên toà năm 2017. Nguyễn Văn Hoá là cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA). Vào tháng 11 năm 2016, Hoá đã bị an ninh đánh đập, tịch thu thiết bị khi đang làm việc cho RFA. Khi bị giam giữ, Hoá lại bị tra tấn, ép phải ký biên bản hỏi cung.
Bảo Trợ