WASHINGTON, DC (AP) – Mới đây, trong buổi điều trần trước Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, ông Patrick Shanahan, đã tóm tắt dự thảo ngân sách quốc phòng năm 2020 để đối phó với các đe dọa an ninh quốc gia chỉ trong vỏn vẹn ba chữ: “Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc.”
Các đe dọa đó gồm cả: oanh tạc cơ chiến lược, hỏa tiễn siêu âm, tấn công điện toán và võ khí chống vệ tinh của Trung Quốc.
Quân đội Mỹ hiện vẫn đang phải chiến đấu trong các cuộc chiến nhỏ, chống lại thành phần Hồi Giáo quá khích, và Nga vẫn là một mối đe dọa đáng chú ý. Tuy nhiên, ông Shanahan nay muốn tập trung sự chú ý chính của quân đội Mỹ vào Trung Quốc, nơi có sự phát triển sức mạnh quân sự ngày càng nhanh chóng.
Ông Shanahan đưa ra điều này hôm Thứ Năm, 14 Tháng Ba, khi điều trần về bản dự thảo ngân sách 2020 của Bộ Quốc Phòng.
Ông không phải là vị bộ trưởng quốc phòng Mỹ đầu tiên bày tỏ sự lo ngại về Trung Quốc. Một số các bộ trưởng tiền nhiệm đã từng đưa ra các ngân sách quốc phòng nhắm tới việc đối đầu với đe dọa từ Bắc Kinh, như việc “chuyển trục” về vùng Á Châu-Thái Bình Dương dưới thời Tổng Thống Barack Obama.
Tuy nhiên, ông Shanahan coi đây là một vấn đề cấp thiết, vượt ra khỏi các biện pháp đối phó thông thường.
“Chúng ta lơ là vấn đề này đã quá lâu,” ông Shanahan cho hay.

Ngũ Giác Đài dự trù chi $25 tỷ cho các võ khí nguyên tử năm 2020, hầu có thể tiếp tục giữ thế thượng phong đối với Trung Quốc, vốn đang nhanh chóng phát triển.
Ông Shanahan nói Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo một oanh tạc cơ chiến lược tầm xa, có khả năng chở theo võ khí nguyên tử, để trở thành quốc gia thứ ba, ngoài Mỹ và Nga, có võ khí nguyên tử đặt trên bộ, dưới nước và trên không.
Ông cũng đưa ra một danh sách về các tiến triển quốc phòng khác của Trung Quốc, gồm cả hỏa tiễn siêu âm vốn là loại võ khí mà Mỹ không có nhiều khả năng đối phó; và các võ khí trên không gian.
Ông nêu lên việc Trung Quốc “đánh cắp có hệ thống” kỹ thuật cao của Mỹ và đồng minh và việc Bắc Kinh quân sự hóa các đảo họ chiếm được ở Biển Đông.
Quân đội Mỹ dự trù sẽ chi thêm nhiều tỉ đô la vào võ khí không gian, để bảo vệ các vệ tinh chống lại tấn công từ Trung Quốc, và chế tạo thêm hỏa tiễn siêu âm để không bị Trung Quốc và Nga vượt mặt.
Điều này cũng giải thích lý do vì sao Ngũ Giác Đài đang tính tới việc cho hàng không mẫu hạm USS Harry Truman nghỉ hưu sớm, vì trong chiến lược mới để đối phó với Trung Quốc, các hàng không mẫu hạm không còn vai trò quan trọng như những thập niên trước đây. (V.Giang)
Nguoi Viet
Trung Quốc từ chối cải cách nhân quyền vì ‘điều kiện chưa phù hợp’
“Không phù hợp với điều kiện quốc gia của Trung Quốc, mâu thuẫn với luật pháp Trung Quốc, thiên vị chính trị hoặc sai sự thật”, đó là cách chính quyền Trung Quốc đã từ chối hàng tá lời khuyến nghị của các chính phủ khác trong cuộc Đánh giá định kỳ toàn cầu tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva.
Bà Sophie Richardson, Giám đốc vấn đề Trung Quốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), đã đưa ra bình luận này trong một bài xã luận đăng trên Hong Kong HP (HKFP) ngày 15/3/2019.
Hoạt động đánh giá các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã đến cao trào vào ngày 15/3, khi chính phủ Trung Quốc giải thích những khuyến nghị nào mà họ sẽ chấp nhận và không chấp nhận thực hiện.
Sau khi “làm mất tích” Thứ trưởng Bộ Công an Mạnh Hồng Vĩtrong khi ông đang làm người đứng đầu Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol vào năm 2018, Trung Quốc đã từ chối hoàn toàn các yêu cầu của các chính phủ khác về việc tham gia một hiệp ước quốc tế về những vụ mất tích, Bắc Kinh nói rằng “cần phải quan sát thêm”.
Trung Quốc cũng tương tự gạt đi hàng tá lời kêu gọi phê chuẩn Công ước quốc tế về nhân quyền và các quyền chính trị được ký vào năm 1998, tuyên bố rằng sau hai thập niên “các điều kiện có liên quan ở Trung Quốc” vẫn chưa “phù hợp” để tuân thủ công ước này, bà Richardson cho biết.
Trung Quốc tuyên bố đã chấp nhận hoặc đang thực hiện 284 trong số 346 khuyến nghị của các quốc gia, nói rằng họ không sử dụng cực hình tra tấn, tôn trọng quyền lợi những người bị giam giữ, bảo vệ tự do tín ngưỡng, bảo vệ quyền tự do ngôn luận của công dân, bao gồm cả những luật sư bảo vệ nhân quyền và những người hợp tác với các cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho thấy rõ một bộ mặt khác của Trung Quốc, bà Richardson bình luận.

Trung Quốc phớt lờ hàng tá lời khuyến nghị của nhà quan sát độc lập và LHQ về việc cho phép các tổ chức quốc tế tiếp cận khẩn cấp khu tự trị Tân Cương, nơi có khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ khác đang bị giam giữ tùy tiện vì giáo dục chính trị của Bắc Kinh.
Bà Richardson viết trên HKFP rằng Bắc Kinh tìm cách gạt bỏ những quan ngại của cộng đồng quốc tế bằng câu thần chú từ lâu đã vô hiệu: “Trung Quốc kiên quyết phản đối sự can thiệp vào chủ quyền và các vấn đề nội bộ dưới bất kỳ lý do nào”.
Bà Richardson bình luận rằng các quốc gia thành viên LHQ nên hiểu rõ ràng về tuyên bố lạnh lùng đó của Trung Quốc: Đó là sự từ chối mệnh lệnh của Hội đồng Nhân quyền, và nghiêm trọng nhất là “dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ tiếp tục vi phạm nhân quyền hàng loạt ở Tân Cương”.
Ngân sách quốc phòng mới của Mỹ tập trung đối phó Trung Quốc
Ngân sách quốc phòng mới được Bộ Quốc phòng Mỹ đề xuất tập trung vào việc đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc khi nước này đang gia tăng hiện đại hoá quân đội với những vũ khí hiện đại. Hãng tin AP loan tin này hôm 16/3.
Phát biểu trước buổi điều trần tại Uỷ ban Quốc phòng Thượng viện Mỹ hôm thứ Năm, ngày 14/3 vừa qua, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nói Hoa Kỳ đã bỏ qua vấn đề này quá lâu. Quyền Bộ trưởng Shanahan viết trong báo cáo gửi Thượng viện Mỹ rằng: “ Trung Quốc đang tích cực hiện đại hoá quân đội, ăn cắp một cách có hệ thống khoa học và công nghệ và tìm kiếm lợi thế quân sự qua chiến lược kết hợp quốc phòng và dân sự’.
Trong ngân sách đề nghị 718 tỷ đô la, Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị chi 25 tỷ đô la cho năm 2020 vào vũ khí hạt nhân để vượt hăn hơn Trung Quốc về kho vũ khí hạt nhân. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói Trung Quốc hiện đang phát triển máy bay ném bom tầm xa cso thể mang vũ khí hạt nhân và nếu Trung Quốc thành công thì điều này sẽ giúp Trung Quốc trở thành một trong ba nước bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc có vũ khí hạt nhân cả trên biển, bờ và trên không.
Bộ trưởng Shanahan không phải là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên bày tỏ những lo ngại về sự đe doạ từ Trung Quốc.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis cũng đã đặt Trung Quốc vào hàng đầu danh sách những vấn đề mà Mỹ phải đối phó trong chiến lược quốc phòng quốc gia của Mỹ.
Chiến lược quốc phòng quốc gia Mỹ chỉ rõ cùng với việc phát triển kinh tế và quốc phòng, Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi hiện đại hoá quân sự để tìm cách bành trướng ra khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương trong thời gian gần và tìm cách thay thế Mỹ trong tương lai.