Vào năm 2016, Hong Yang, một tập đoàn của Trung Quốc đã mua 1.700 hecta đất tại vùng này để trồng lúa mì xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tập đoàn này cũng đã mua 900 hecta đất tại tỉnh Allier.
Phát ngôn viên của Tổng liên đoàn Nông dân Laurent Pinatel bày tỏ sự phẫn nộ : « Các nhà đầu tư Trung Quốc đã mua đất của nhiều sở hữu chủ, mua các cổ phần, lập các công ty một cách hoàn toàn hợp pháp, trong khi có một cơ chế kiểm soát việc mua bán, thuê đất ở Pháp. Cơ chế này đã tỏ ra không hiệu quả ».
Về phần bộ trưởng Nông Nghiệp Pháp Stéphane Travert, ông cho hãng tin AFP biết là một nhóm nghị sĩ Quốc Hội đang làm việc trên vấn đề này và ông đang chờ họ báo cáo kết quả để từ đó đưa ra những đề nghị cụ thể nhằm hạn chế việc Trung Quốc mua đất canh tác.
Tuy hiện giờ chỉ chiếm thiểu số, việc những công ty châu Á, trong đó có Trung Quốc, mua đất canh tác đã gây lo ngại cho giới nông gia Pháp. Tháng Hai vừa qua, tổng thống Emmanuel Macron đã loan báo đề ra những quy định để kiểm soát chặt chẽ việc người nước ngoài mua đất canh tác ở Pháp.
Theo các số liệu của hai viện nghiên cứu Mỹ, được công bố đầu năm này, đầu tư của Trung Quốc vào nông nghiệp ở nước ngoài tính từ năm 2010 đã lên đến ít nhất 76 tỉ euro. Trước đây các nhà đầu tư Trung Quốc chủ yếu nhắm đến Đông Nam Á, châu Mỹ La tinh và châu Phi, nhưng vài năm trở lại đây, họ chuyển sang mua đất ngày càng nhiều ở Mỹ, Úc và châu Âu.
Theo RFI
Úc cấm một thương vụ bán đất cho Trung Quốc

Với lý do bảo vệ « lợi ích quốc gia », hôm 19/11/2015, chính phủ Úc đã ra lệnh cấm bán một trang trại lớn nhất nước cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
Dự án bị cấm lần này liên quan đến công ty S. Kidman an CoLtd, được thành lập từ năm 1899. Tập đoàn này là nhà chăn nuôi lớn nhất Úc, với 185 000 đầu gia súc và sở hữu 2,5% diện tích đất nông nghiệp của cả nước, khoảng trên 101 000 km2.
Theo báo chí Úc, đế chế nông nghiệp này của Úc đang được hai tập đoàn Trung Quốc Genius Link Group và Shanghai Pengxin ngấp nghé trả giá khoảng gần 300 triệu đô la Mỹ.
Thông cáo của Bộ trưởng Tài chính Úc Scott Morrison công bố hôm nay ghi rõ : « Theo khuyến cáo của Hội đồng thẩm định đầu tư nước ngoài, tôi quyết định, việc nhượng lại công ty S. Kidman cho các nhà đầu tư nước ngoài là đi ngược lại lợi ích quốc gia và tôi sẽ không cho phép việc mua bán này thực hiện trong điều kiện hiện nay ».
Thông cáo của Bộ trưởng Tài chính úc giải thích thêm : « Úc đón tiếp đầu tư nước ngoài khi đầu tư này hài hòa với lợi ích quốc gia của chúng ta ».
Theo các quy định mới của chính phủ Úc, một người nước ngoài giờ đây muốn mua một diện tích đất có giá trị trên 15 triệu đô la Úc phải nộp hồ sơ lên cấp quản lý, và hồ sơ có thể bị bác. Ngưỡng này trước đó quy định là 252 triệu đô la Úc.
Từ tháng Ba năm nay, chính phủ Úc đã quan tâm kiểm soát gắt gao các thương vụ đầu tư nước ngoài vào đất đai nông nghiệp của nước này do những lo ngại của dư luận trước việc ngày càng nhiều nhà đầu tư Trung Quốc tìm kiếm mua lại các trang trại lớn của Úc.
Đa số người Úc trước đó nhận thấy chính phủ đã quá dễ để đầu tư Trung Quốc đổ vào quá đông.
Mỹ có thể áp thuế lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc vào tuần tới
Nếu kế hoạch đánh thuế 200 tỷ USD hàng Trung Quốc của Mỹ được triển khai, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ nhảy vọt lên một nấc thang mới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang muốn tiến hành kế hoạch áp khoản thuế trị giá 200 tỷ USD đối với hàng nhập khẩu từ Trung QUốc ngay trong tuần tới.
Khi được hỏi về thông tin trên trong buổi phỏng vấn với hãng tin Bloomberg ngày 30/8, ông Trump đã mỉm cười và nói rằng tin tức đó “không hoàn toàn sai”.

Các doanh nghiệp và người dân Mỹ có thời hạn đến ngày 6/9 để đưa ra ý kiến của mình về kế hoạch đánh thuế 200 tỷ USD hàng Trung Quốc mà chính quyền Tổng thống Trump đề xuất. Danh sách hàng hóa bị đánh thuế mới bao gồm hàng nghìn mặt hàng, từ gậy chụp ảnh selfie cho tới thiết bị bán dẫn.
Một nguồn thạo tin cho hay ông Trump muốn chính thức áp thuế ngay sau thời hạn trên.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng ông Trump vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, và chính quyền Mỹ có thể triển khai kế hoạch đánh thuế này theo từng giai đoạn.
Từ tháng 7 đến nay, Mỹ đã áp thuế bổ sung 25% lên 50 tỷ USD hàng Trung Quốc, và chính quyền Bắc Kinh cũng đáp trả bằng biện pháp tương tự.
Giới quan sát tính đến khả năng ông Trump sẽ chốt kế hoạch đánh thuế 200 tỷ USD hàng Trung Quốc vào tuần tới, và kế hoạch sẽ có hiệu lực chỉ một ngày sau khi chốt.
Hồi giữa tháng 6, chính quyền ông Trump quyết định áp thuế lên 50 tỷ USD hàng Trung Quốc, nhưng phải 3 tuần sau mới thực hiện đánh thuế 34 tỷ USD hàng hóa trong số này. Con số 16 tỷ USD hàng hóa còn lại phải đến tháng 8 mới bắt đầu bị áp thuế.
Một khi kế hoạch đánh thuế 200 tỷ USD hàng Trung Quốc được triển khai, đây sẽ bước đi đột biến trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thuế bổ sung áp lên các mặt hàng trong danh sách này dự kiến dao động trong khoảng 10-25%.
Cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung đến nay vẫn dậm chân tại chỗ, đặt ra khả năng cuộc chiến thương mại giữa hai nước sẽ còn kéo dài.