Tàu đánh cá Quảng Ngãi bị đâm ở biển Hoàng Sa

29 Tháng Tám 201811:17 CH(Xem: 886)
  • Tác giả :

Tàu đánh cá Quảng Ngãi bị đâm ở biển Hoàng Sa

blank
Đồn Biên Phòng cảng Sa Kỳ kiểm tra, xác minh thiệt hại của tàu cá QNg 90659 TS sau khi bị “tàu nước ngoài” đâm làm hư hại. (Hình: Tiền Phong)

QUẢNG NGÃI, Việt Nam (NV) – Một chiếc tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc đâm hư hại và bị cướp hết ngư cụ, trang bị hải hành tại vùng biển Hoàng Sa.

Đây là lần thứ hai trong Tháng Tám, tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã bị tàu tuần của Trung Quốc tấn công. Báo Tiền Phong hôm Thứ Ba, 28 Tháng Tám, 2018, thuật lại sự việc.

“Sáng 28 Tháng Tám, tàu cá QNg 90659 TS do ngư dân Võ Thành Tân, ở xã Bình Châu (Bình Sơn) làm thuyền trưởng cùng 7 lao động trên tàu đã về đến cảng Sa Kỳ và trình báo sự việc với Bộ Đội Biên Phòng Quảng Ngãi về việc bị tàu nước ngoài truy đuổi, lấy tài sản,” tờ Tiền Phong kể.

Nguồn tin thuật lại lời thuyền trưởng Võ Thành Tân cho biết: “Khoảng 20 giờ ngày 3 Tháng Tám, 2018, khi đang khai thác hải sản ở tọa độ 16 độ 30 phút độ vĩ Bắc- 111 độ 38 phút độ kinh Đông, thuộc khu vực đảo Ông Già thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì xuất hiện một tàu vỏ sắt, màu trắng, số hiệu 46101 chạy từ hướng Đông Nam đến áp sát và dùng loa phóng thanh buộc tàu cá dừng hoạt động.”

Kể tiếp về vự việc xảy ra cho chiếc tàu đánh cá của ông Võ Thành Tân, tờ Tiền Phong nói: “Khi tàu cá rời khỏi vị trí đang hành nghề thì tàu sắt bất ngờ truy đuổi, tông va liên tục vào bên mạn phải, làm tàu cá hư hỏng. Ngay sau đó, một số người trên tàu qua lấy 2 máy định vị, máy dò cá; 1 máy thông tin liên lạc và nhiều ngư cụ phục vụ khai thác hải sản trị giá trên 300 triệu đồng.”

Ngày 7 Tháng Tám, 2018, chiếc tàu đánh cá của tỉnh Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90546 TS “bị tàu lạ đâm chìm trong khu vực quần đảo Hoàng Sa, trên tàu có 7 thuyền viên,” theo tin VNExpress. Một chiếc tàu đánh cá khác cũng của tỉnh Quảng Ngãi hành nghề cách đó 11 hải lý đã chạy tới vớt các ngư dân gặp tai họa.

Tuy quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc cướp từ năm 1974 sau một trận hải chiến với Hải Quân VNCH, Việt Nam vẫn luôn luôn tuyên bố quần đảo này là thuộc chủ quyền Việt Nam. Hà Nội và Bắc Kinh hàng năm có các cuộc đàm phán về thi hành các hiệp định về nghề đánh cá và khu vực chồng lấn trên biển. Bắc Kinh từ chối thảo luận về các vùng biển đã cướp của Việt Nam nên các cuộc họp vẫn dậm chân tại chỗ.

Hồi giữa Tháng Bảy, trang thông tin của Cảnh Sát Biển Trung Quốc loan tin, kể từ Tháng Năm, 2018, đến thời điểm Tháng Bảy, Trung Quốc đã đuổi hơn 800 tàu cá “nước ngoài.” Trang thông tin này còn khoe đã cử hơn 60 tàu cảnh sát để giám sát các hoạt động đánh cá trong khu vực “thuộc vùng biển Trung Quốc” bao gồm Hoàng Hải, và cả Nam Hải tức Biển Đông. (TN)
Nguoi-viet.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.
“Ở Việt Nam không có các tổ chức tư nhân, không có các hội đoàn tư nhân, mà mọi hội đoàn muốn thành lập đều phải được nhà nước cấp phép. Nhà nước cho phép hoạt động thì cũng sẽ phải cấp ngân sách cho nó. Cho nên, gần đây có rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải có luật lập hội. Hiện nay luật lập Hội vẫn chưa có. Và khi đã có luật lập hội thì cá nhân có thể lập hội và hoạt động theo luật pháp, và đương nhiên là nhà nước không phải trợ cấp tiền cho họ, phải tự tạo ra chi phí của mình một cách hợp pháp. Phải để cho các hội đoàn tự tìm cách gây quỹ tạo kinh phí để hoạt động, nhà nước không nên cấp tiền.”
Tiếp tục tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư thay đổi thói quen, tập quán, thay vì mai táng, chuyển sang hỏa táng... nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm đất, chi phí... Kêu gọi vừa nêu được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đưa ra tại Hội nghị công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu lên tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2021 là cần có cơ chế khuyến khích để huy động nguồn lực trong dân, nhất là vàng, ngoại tệ, như vay tương đương vốn ODA. Xin được nhắc lại nguồn vốn ODA (Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài với các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.
Bạn trẻ Đăng Quang hối hả hòa vào dòng người đông đúc ở Sài Gòn, sau ngày làm việc cuối cùng của năm 2020 để kịp về nhà đón phút giao mùa mừng năm mới 2021. Chia sẻ với RFA mà không mất thời gian suy nghĩ khi chúng tôi liên lạc, Đăng Quang nói rằng bạn có ước vọng tất cả mọi người trên toàn thế giới được sức khỏe và cơn đại dịch COVID-19 được khống chế trong năm 2021. Đăng Quang tâm tình rằng dù cuộc sống gặp không ít khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, nhưng bạn thấy mình may mắn vì vẫn còn được nói, cười, nhìn thấy được người thân
Hôm 30 tháng 12 năm 2020, báo chí Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa thông tin về phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật". Thông tin này được loan dựa trên Quyết định 1722/QĐ-TTg Về việc ban hành danh mục bí mật Nhà nước của Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 3 tháng 11 năm 2020. Ngoài thông tin về an ninh, quốc phòng hay công tác đối ngoại, đối nội của đảng thuộc loại Tuyệt mật, môt số thông tin về nhân sự hay kỷ luật nhân sự trong đảng cũng thuộc loại Tuyệt mật.
Tại Hà Nội vào đầu năm nay, một người phụ nữ có xuất thân nghèo khổ phải đi đến một quyết định dù cuộc sống của cô phải chịu đảo lộn. Hoàn cảnh khó khăn, chồng đau ốm, bản thân cô còn phải lo cho cha mẹ già và con nhỏ. Trong khi đó không có, nên cô đã quyết định sang Đài Loan lao động. Ngày 28 tháng 5, cô bước vào phòng khám sức khỏe để xin giấy chứng nhận; đây là một điều kiện trong quy trình làm thủ tục đi lao động ở nước ngoài. Với kết quả tốt, ngày 4 tháng 9 cô đã lên máy bay, xuất cảnh sang Đài Bắc và không lâu sau đó, bắt đầu làm việc để gửi tiền về nuôi gia đình ở quê nhà.
Hơn 3 tháng sau khi một số bị cáo trong phiên tòa xét xử người dân xã Đồng Tâm đã được giảm án và trả tự do, những người này cho biết đến nay vẫn bị ám ảnh, hoảng loạn, mất ngủ bởi những gì họ trải qua trong lúc bị tạm giam. Bà Lê Thị Oanh, một người dân Đồng Tâm, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 20 tháng 12. “Sau phiên sơ thẩm thì 14 người được về. Khi họ về họ bảo, họ không giám nói. Người dân ra đón ở đầu làng đêm hôm sau phiên tòa sơ thẩm thì ai cũng nói là không bị đánh, không bị làm sao cả”.
Một trong những phiên tòa xét xử giới chức lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam trong năm 2020, được dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều có thể nói là trường hợp cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung. Ông bị đưa ra xử theo cáo buộc “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Cựu Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung bị khởi tố và bắt giam hồi cuối tháng 8 và phiên xử được tiến hành vào trung tuần tháng 12.
Tám Dân biểu Mỹ hôm 18/12 kêu gọi gọi Bộ Ngoại giao và Tài chính Mỹ thực hiện các chế tài cấm vận của Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với những công an Hà Tĩnh, những người đã tra tấn nhà báo Nguyễn Văn Hoá, người bị kết án tù 7 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong phiên toà năm 2017. Nguyễn Văn Hoá là cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA). Vào tháng 11 năm 2016, Hoá đã bị an ninh đánh đập, tịch thu thiết bị khi đang làm việc cho RFA. Khi bị giam giữ, Hoá lại bị tra tấn, ép phải ký biên bản hỏi cung.
Bảo Trợ