Con Nuôi Mẹ Tính Tháng Tính Ngày…

25 Tháng Tám 20184:21 CH(Xem: 1416)

Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày…

blank
Mẹ tôi và bảy đứa con (Hình: La Quốc Tâm cung cấp)

La Quốc Tâm

LGT: Trong cuộc sống có nhiều chuyện mình muốn nói với ai đó, nhưng lại không thể nói trực tiếp được. Không nói được với nhau thì hãy viết cho nhau. Âu đó cũng là cơ hội để giải tỏa những tâm tư, những nỗi niềm. Mục “Viết Cho Nhau” do phóng viên Ngọc Lan phụ trách. Thư từ xin gửi về: Người Việt (Viết Cho Nhau), 14771 Moran St., Westminster, CA 92683, hay email: ngoclan@nguoi-viet.com.

Được tin nhắn mẹ tôi vào bệnh viện cấp cứu sau một chuyến đi xa về. Mẹ tôi tuổi đã cao nhưng vẫn thường xuyên đi du lịch đây đó, lúc đi thăm con cháu, lúc cùng những người bạn già đi hành hương hay dự các khóa tu v.v… Tôi rất vui khi tuổi mẹ đã cao nhưng còn đi đứng khỏe mạnh, vui vẻ sống trong chuỗi ngày xế bóng. Nhưng lần này vừa trở về từ khoá tu ở Canada, thì mẹ phải nhập viện vì sức khỏe quá yếu, hết năng lượng, phải ngồi xe lăn khi xuống máy bay.

Chúng tôi anh em bảy đứa, ai cũng đã lớn, lập gia đình riêng, rồi công ăn việc làm đẩy đưa chúng tôi sống nhiều tiểu bang. Trong khi mẹ tôi vẫn giữ lại căn nhà cũ ở New Jersey để tụi tôi có nơi tụ về mỗi lần đám giỗ ba. Có lần tôi gợi chuyện mời mẹ về ở chung với gia đình tôi. Tôi đưa lý do khí hậu Cali nắng ấm quanh năm thích hợp với người lớn tuổi hơn thời tiết khắc nghiệt bên miền đông bắc New Jersey vào mùa đông băng giá.

Đi tới chơi, ở thăm con cháu vài tuần, mẹ lại nhớ căn nhà nhỏ, nhớ cái không gian riêng biệt với gian thờ cúng của mẹ. Ở nhà, trên căn gác vài năm gần đây, mẹ dọn dẹp cho gọn gàng và sắp đặt bàn thờ Phật, bên cạnh là di ảnh của những người quá cố và hình ba tôi. Nơi căn gác nhỏ này, mẹ tôi có thể yên tĩnh, chú tâm vào những hồi kinh sáng sớm. Mẹ không muốn rời xa ngôi chùa mẹ thường lui tới hàng tuần từ bao năm nay, không muốn xa những người bạn già chở nhau đi chùa vào mỗi cuối tuần Chủ Nhật. Mẹ có cuộc sống riêng của mẹ, và mẹ không muốn làm gánh nặng cho bất kỳ đứa con nào. Mẹ tôi thường nói vậy để tụi tôi yên tâm chú trọng lo cho cuộc sống gia đình riêng và nuôi nấng các cháu của bà được sung túc là mẹ vui rồi. Mẹ tôi chân thật nói như vậy chứ không có ý hay lời trách móc.

Những lúc mẹ lên chương trình đi thăm con cháu, mẹ đều phân chia thời gian cho đều để tránh bị phân bì là mẹ thương đứa này hơn đứa kia. Mẹ cười nói đứa nào cũng là con, chỗ nào vui thì mẹ ở lâu hơn. Mỗi khi mẹ ghé thăm gia đình nào là hầu như con cháu đều giới thiệu những hàng quán, thức ăn ngon để lấy lòng mẹ ở cho lâu. Nhưng chỉ vài tuần mẹ lại đi tiếp chương trình thăm con cháu đã hoạch sẵn.

Chị tôi cho mọi người biết mẹ nhập viện vì quá yếu. Anh em ai cũng nao nao tìm vé bay về. Chị tôi cản lại, nói chưa tới nước phải gấp rút, để bác sĩ chẩn bịnh rồi coi chia lịch trình thăm nuôi dưỡng bịnh. Đừng về hết một lượt rồi ra đi cùng một lúc làm người bệnh cảm thấy thêm hiu quạnh. Nghe có lý, ờ thì chờ bệnh tình của mẹ ra sao rồi anh em tôi sẽ có sắp xếp chương trình, thời khóa biểu mỗi gia đình một tuần về NJ thăm mẹ.

Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày như vầy sao? Chúng tôi có phạm tội bất hiếu không khi xưa mẹ nuôi chúng tôi không kể tháng ngày?

Mỗi ngày, chị và ông anh đang sống ở tiểu bang NJ đều cho tụi tôi biết tình hình sức khỏe của mẹ. Có lúc mẹ ngủ mê man, lúc tỉnh thì lại quá yếu, thều thào nói chuyện, nên tụi tôi chỉ được tin nhắn bệnh tình của mẹ qua bà chị, ông anh.

Cho đến khi bác sĩ báo cho biết một mạch (artery) bị nghẽn, nếu không chữa trị sẽ đến lúc tệ hơn và sẽ bị tai biến xảy ra bất cứ lúc nào. Ông bác sĩ giải thích cặn kẽ và cho xe cứu thương di chuyển mẹ qua nhà thương điều trị về tim, cũng như cho biết cuộc phẫu thuật được sắp xếp lúc 7 giờ 30 sáng Thứ Hai.

Sau khi nghe ông anh cho biết tình trạng như vậy, không ai bảo ai, bảng vẽ lịch trình về thăm mẹ không còn phù hợp trong lúc này, mỗi đứa chúng tôi tự tìm vé để bay về với mẹ cho kịp trước khi mẹ vào ca mổ tim.

Không như dự tính ban đầu, tôi muốn về với mẹ sớm nhất có thể “Mẹ già như chuối chín cây, gió lây mẹ rụng…” nếu làm được gì cho mẹ hôm nay, tôi sẽ không đợi chờ.

Sáng sớm Chủ Nhật, khi còn đang ngủ, tiếng chuông điện thoại tôi reo. Nhận ra số điện thoại của mẹ, tôi bật dậy trả lời. Tôi muốn nghe tiếng nói của mẹ vì vài tuần nay, khi mẹ đi khoá tu rồi về thì nhập viện ngay, tôi ao ước được nghe lại tiếng của mẹ để tôi có thể biết sức khỏe mẹ tôi ra sao.

Tôi có nhiều câu hỏi muốn hỏi mẹ, nhưng giọng nhẹ nhàng mẹ hỏi về chuyến bay của tôi tối nay mấy giờ, và sẽ về ở bao lâu. Khi nghe anh em tôi tụ về, mẹ mừng lắm và an tâm hơn cho cuộc giải phẫu sáng Thứ Hai. Tôi lấy làm sung sướng đã đem lại niềm vui cho mẹ khi mẹ cần tụi tôi trong lúc này. Một quyết định sáng suốt là về thăm mẹ hôm nay vì có ai biết ngày mai sẽ ra sao, biết có còn bao nhiêu cơ hội được làm cho mẹ vui.

Ngồi trên chuyến bay đêm, tôi nhận ra là chưa bao giờ tôi nôn nóng, mong chờ và tính từng giờ để được về bên mẹ như lúc này. Tôi muốn bay về cho kịp giờ trước khi họ chuyển mẹ tôi vào phòng mổ. Tôi hy vọng sẽ về đúng lúc, để tôi đặt tay tôi lên tay mẹ và nói một lời cho mẹ yên tâm và vững tin để vượt qua cuộc giải phẫu.

Con luôn ghi nhớ mẹ nuôi con như biển trời lại láng, chúng con sẽ tính từng tháng, sẽ tính từng ngày để lo cho mẹ được sống những chuỗi ngày cuối đời bình an và tâm luôn an lạc.

We love you, mom.
Nguoi-viet.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Không biết hai tiếng ‘tòm tem’ xuất hiện trong ngôn ngữ Việt từ bao giờ nhưng cái chuyện tòm tem thì quả là xưa không kém gì quả đất. Tuy nhiên, dù có xưa cách mấy thì tòm tem vẫn không bao giờ cũ, vì loài người còn tồn tại tới ngày hôm nay cũng là nhờ vào ‘tòm tem’. Chính vì thế mà thiên hạ vẫn cứ mãi mãi tòm tem và sẽ còn nói nhiều về chuyện tòm tem. Sở dĩ tôi dùng hai tiếng ‘tòm tem’ này để nói về một chuyện mà ngôn từ dùng để diễn tả lại vô cùng phong phú và thường được thả nổi, ấy là tại vì hai tiếng này vừa có gốc có gác, vừa nôm na dễ hiểu, lại không bị coi là tục để các vị thích rao giảng đạo đức bắt bẻ mà cũng không khô khan như từ ngữ chuyên môn của nhà khoa học. Tôi học được hai chữ này trong bài ca dao sau: Đang khi lửa đỏ cơm sôi Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem Bây giờ cơm chín lửa tàn Lợn ăn, con ngủ, tòm tem thì tòm
Bộ nào vỗ béo Ngân hàng -Khác nào siêu nạc cho đàn bầy heo -Lãi vay ngày một trèo leo -Bệnh phù Thống Đốc sao đèo nổi xe -Chuyện này mắt thấy tai nghe -Trên trang điện tử o oe mấy dòng/30 Tháng Năm 2012(Xem: 4070) Sỹ Hành/
Nữ nghệ sĩ Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo, sanh ngày 30 tháng 4 năm 1911 tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, huyện Châu Thành Tỉnh Mỹ Tho, Việt Nam. Bà mất ngày 05 tháng 7 năm 2009, tại nhà riêng xây trong khuôn viên chùa Nghệ sĩ Gò Vấp, Saigon, hưởng thọ 99 tuổi./09 Tháng Sáu 2012(Xem: 4163) /
Đến màn thứ hai để quảng cáo cho những chai dầu gió Thần Dược, là phần tôi rất khó quên, là những bài học ca dao “đầu đời” bình dân, đầy vần điệu do ông thầy võ múa máy, ngâm nga lớn tiếng: -“Đàn bà đau bụng chổng khu, - Xức vô một tí, xách cái dù đi chơi!” - -“Đàn bà chồng bỏ chồng chê, - Xức vô một tí, chồng mê về liền!”/31 Tháng Năm 2012(Xem: 4617) /
Tiếng Việt thì mênh mông lắm, bởi vậy tôi dùng đề tài "Nhâm nhi cà phê" thay vì "Uống Cà Phê" để viết lại cái thú được ung dung nhấm nháp, từng ngụm cà phê để thưởng thức hương vị. Đám bạn già chúng tôi bây giờ có cả đống thời giờ dư thừa mà không biết ai để cho bớt, nên đành nhâm nhi cà phê vậy!
Xưa nay chỉ thấy tô phở bò, gà theo chân người Việt tỵ nạn tràn lan và nổi danh toàn thế giới; còn tô hủ tiếu quê mình hình như đã tàn phai nhan sắc. Chớ hồi xưa trong nước, nhứt là Lục tỉnh Nam Kỳ tô hủ tiếu quê mình vẫn vô địch quyền vương, độc cô cầu bại. Tô phở Bắc mon men về tới cái đất Mỹ Tho danh trấn giang hồ về hủ tiếu cũng đành phải chịu xếp ve luôn. Mỹ Tho có cả hàng chục tiệm hủ tiếu chỉ loe ngoe vài ba tiệm phở tái, nạm, gầu… Phở Bắc chỉ làm ‘đại ca’ trên chốn giang hồ Sài Gòn, ngay cả vô Chợ Lớn cũng phải chào thua. Hủ tiếu là của người Tàu, người Quảng Đông; còn người Triều Châu thì ăn hủ tiếu bò vò viên, tức ‘ngầu dục viễn’! Nổi tiếng nhứt là hủ tiếu Mỹ Tho! Nó khác với hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế, bún mắm Sóc Trăng. Hủ tiếu Mỹ Tho của người Quảng Đông nhưng bánh hủ tiếu lại do người Việt ở Gò Cát, bên bờ kia sông Bảo Định, vùng ven thành phố Mỹ Tho làm.
Trong thời gian làm việc tại Việt Nam vừa qua, tôi viết rất nhiều về kỹ năng, phẩm chất, và chia sẻ nhiều công cụ giúp các bạn trẻ phát triển bản thân. Tuy nhiên, tôi nhận thấy có rất nhiều trường hợp bản thân các bạn trẻ không biết mình thiếu kỹ năng gì, hoặc tưởng là mình đã có kỹ năng rồi, nên không có kế hoạch rèn luyện. Hôm nay, đứng từ góc độ ngược lại của người sử dụng nhân sự, tôi muốn chia sẻ với các bạn những triệu chứng bệnh thường ngày tại nơi làm việc mà tôi ghi nhận được. Những căn bệnh này chính là nguyên nhân gây ra sự mất tập trung, cản trở việc phát triển bản thân. 1. Bệnh im: do lớn lên trong môi trường giáo dục thụ động, người Việt đã quen nghe và im. Khi bắt đầu làm đi làm, thói quen này trở thành bệnh. Sếp giao việc xong, làm xong không xong cũng im. Gặp vấn đề giữa chừng không giải quyết được cũng im. Sếp không hỏi tới thì im luôn, cho qua.
– Bia ôm: Đàn ông nhân danh đi uống bia nhưng vào bar rồi lại uống ít mà tay chân thì làm việc nhiều. Các em chiêu đãi tự nhiên như người Hà Nội, mở bia lia lịa, giấu dưới bàn, đổ ra sàn gạch… rồi khổ chủ cứ tự nhiên trả tiền trước đứng dậy ra về mà… vẫn sướng! – Cà-phê ôm: Hình thức gần giống như bia ôm, nhưng một ly cà phê có thể lên hàng chục ngàn đồng nếu biết lợi dụng câu giờ ôm và tận tình thám hiểm thì không đến nỗi phí tiền phí bạc! Mvznymk – Karaokê ôm: Chưa có thú tiêu khiển nào thanh lịch và văn minh hơn hình thức ôm nầy. Khách vào mở nhạc, miệng hát mà tay chân thì làm việc thoải mái… đến một lúc nào đó chẳng biết mình đang hát cái gì và hát đến đâu nữa thì, một là ra về, hai tiếp tục dẫn em lên thiên thai hay đi xuống địa ngục!…
Facebook Bây giờ đa số ai cũng chơi Facebook. Facebook phổ biến đến nỗi người già, người trẻ ai cũng có riêng một trang FB. Thói quen hay bệnh mê FB đến một cách tự nhiên đầy quyến rũ làm điên đảo con người. Buổi sáng vội vã vào FB xem một lượt có gì mới không, like cho bạn bè vài cái. Buổi trưa trong giờ nghỉ ngơi vừa ăn vừa bấm FB, gửi vài cái hình góp mặt bạn bè. Buổi tối "lướt phây", messenger bấm bấm chuyện trò say sưa quên cả thời gian. Nấu món gì ngon trước khi cho chồng cho con ăn, cho FB ăn trước. Trang trí cho thật mỹ thuật, chụp vài tấm hình gửi ngay vào FB rồi chốc chốc mở xem bạn bè có comment gì không để trả lời. Có ai khen bấm "Thank you" kèm cái hình có con vật nhảy nhảy, cái bông lắc lư hoặc cái mặt cười rạng rỡ.
Nói đến tuổi già thì ai mà không băn khuăn, lo nghĩ. Già có nghĩa là ốm yếu, bệnh hoạn, xấu xí, mất năng lực, không còn hữu dụng, mất khả năng, phải trong cậy vào người khác, nghèo khó, buồn nãn, cô đơn trong căn phòng hiu quạnh ngày nầy qua ngày nọ để chờ đến lúc ra đi theo ông theo bà...
Bảo Trợ