Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp cho chị Trần Thị Nga - EU chỉ trích việc kết án nhà hoạt động Lê Đình Lượng

20 Tháng Tám 201811:37 CH(Xem: 1610)

Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp cho chị Trần Thị Nga

RFA
Bà Trần Thị Nga trong phiên tòa sơ thẩm hôm 25/7/2017
Bà Trần Thị Nga trong phiên tòa sơ thẩm hôm 25/7/2017
blank Courtesy Báo Nhân Dân

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế vào ngày 20 tháng 8 ra thông cáo kêu gọi cộng đồng có hành động khẩn cấp cho tù nhân lương tâm Trần Thị Nga đang bị đánh và dọa giết trong tù.

Thân nhân tù nhân lương tâm Trần Thị Nga tố cáo khẩn cấp về việc bà ngày bị đánh đập thường xuyên trong tù.

Sáng ngày 20 tháng 8, ông Phan Văn Phong, người phối ngẫu của tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, cho biết đã gửi đơn tố cáo khẩn cấp tới các cơ quan trong và ngoài nước về việc bà Nga bị đánh và dọa giết trong trại giam Gia Trung tỉnh Gia Lai.

Theo đơn tố cáo vào sáng ngày 18/8 tù nhân lương tâm Trần Thị Nga gọi điện thoại về nhà cho gia đình theo tiêu chuẩn hàng tháng và thông báo việc mình bị một tù nhân cùng buồng giam có tên là Nguyễn Thị Hải đánh nhiều lần và còn đe dọa sẽ giết chết.

Ông Phan Văn Phong cho Đài Á Châu Tự Do biết:

"Vào ngày thứ sáu 17 tháng 8 Nga gọi điện về cho biết bị đánh liên tục và còn bị dọa giết nữa. Với thông tin như thế và anh em tư vấn nên tôi viết đơn tố cáo.”

Trong đơn gửi các cơ quan như Giám thị trại giam Gia trung, Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà nội, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia lai cùng các tổ chức Quốc tế liên quan, ông Phong cho biết thêm không chỉ đánh và dọa giết mà thư từ của nhiều người dân gửi đến bà Trần Thị Nga cũng đều không được nhận.

Nhận định trong đơn tố cáo cho rằng: "Các hành vi vừa kể trên là vi phạm thô bạo luật pháp Việt nam cũng như công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc mà Việt nam ta đã tham gia kí kết từ 2013, có hiệu lực từ 2015.

Đài Á Châu Tự Do tìm cách liên lạc với ban quản lý trại giam Gia Trung để tìm hiểu sự việc nhưng các cuộc gọi đều không có người trả lời.

Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, 41 tuổi, có hai con nhỏ dưới 10 tuổi. Bà bị bị bắt vào ngày 21 tháng giêng năm ngoái và bị tòa kết án 9 năm tù vào ngày 25 tháng 7 năm 2017 với cáo buộc tội “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999.

Theo cáo trạng thì bà Nga đã đăng tải 13 video clip có nội dung được cho là "xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, truyền bá những tư tưởng phản động, gieo rắc sự nghi ngờ, gây hoang mang trong nhân dân... nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam."

Hàng loạt các tổ chức quốc tế, các chính phủ như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và kể cả Liên Hiệp Quốc sau phiên tòa ra các thông cáo báo chí yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho bà Trần Thị Nga.
Theo RFA


Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực, không nhận tội để được đặc xá

RFA
Ông Trần Huỳnh Duy Thức trong một lần gặp gỡ gia đình tại trại giam trước đây.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức trong một lần gặp gỡ gia đình tại trại giam trước đây.
Citizen photo

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Thức đang tuyệt thực để phản đối đòi hỏi nhận tội từ phía công an để đổi lại lệnh đặc xá. Anh Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của anh Trần Huỳnh Duy Thức cho đài Á Châu Tự Do biết tin này vào ngày 19/8.

Anh Tân cho biết anh và vợ anh Thức đã đến trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An để thăm anh Thức vào ngày 18/8. Anh nói: “Ngày hôm qua tôi và vợ anh Thức là chị Thoa đi lên thăm ảnh và biết được ngày hôm qua ảnh tuyệt thực là ngày thứ 5, hôm nay là ngày thứ 6, và ảnh sẽ tuyệt thực đến ngày 23/8 là 10 ngày… Và ảnh sẽ còn tuyệt thực nữa nếu yêu cầu của anh đối với trại giam không được giải quyết”.

Trong một phiên toà diễn ra vào tháng 1/2010, anh Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án tù 16 năm với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự năm 1999. Anh Trần Huỳnh Duy Thức từ trước đến nay vẫn một mực khẳng định mình vô tội.

Vào ngày 28/1/2018, sau 8 năm thụ án, anh Trần Huỳnh Duy Thức đã viết đơn gửi đến Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, yêu cầu xem xét lại án tù của mình, và giảm án chiếu Theo Bộ luật hình sự mới 2015. Gia đình của anh Thức cho biết chiếu theo những quy định trong các điều 7, 109 và 63 của Bộ Luật Hình sự mới, anh Thức có đủ điều kiện để Toà án giảm mức hình phạt đã tuyên. Đặc biệt, điều 63 về việc giảm hình phạt đã tuyên nêu rõ không quy định người được giảm hình phạt phải nhận tội.

Sở dĩ nhà cầm quyền muốn trả tự do cho anh Thức bằng cách đặc xá là vì họ không muốn áp dụng một quy định luật pháp mới có lợi cho mọi tù nhân nhân quyền - LS Lê Công Định

Luật sư Lê Công Định, người cùng bị bắt và bị xét xử với anh Trần Huỳnh Duy Thức, viết trên facebook cá nhân hôm 18/8: “Sở dĩ nhà cầm quyền muốn trả tự do cho anh Thức bằng cách đặc xá là vì họ không muốn áp dụng một quy định luật pháp mới có lợi cho mọi tù nhân nhân quyền, đó là Khoản 3, Điều 109 và Điều 14 của Bộ luật Hình sự 2015 về hành vi "chuẩn bị phạm tội" liên quan đến cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo đó mức hình phạt tù chỉ từ 1 năm đến 5 năm.

Nếu áp dụng điều khoản luật mới có lợi nói trên, nhà cầm quyền buộc phải trả tự do ngay lập tức và không điều kiện những người đã bị bắt giam về tội danh lật đổ chính quyền theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự cũ. Đó là điều họ không muốn.”

Anh Trần Huỳnh Duy Tân cho biết anh Thức kiên quyết ở tù chứ không chịu nhận tội: “Cho dù anh có ở lại trong tù hết án, dù rục xương vẫn không chấp nhận vì anh không có tội”.

Trước đây anh Trần Huỳnh Duy Thức cũng đã nhận được những lời đề nghị đi tị nạn ở nước ngoài nhưng anh cũng không chấp nhận và khẳng định “sẽ không lưu vong để đổi lấy tự do”.

Trong lần đến thăm này, anh Tân được anh Thức cho biết từ 2 tháng nay, trại giam số 6 có người quản lý mới là Đội trưởng Giáo dục và người này gây nhiều khó khăn cho anh. Những khó khăn mà anh Thức nêu ra bao gồm việc hạn chế viết thư cho gia đình, người thân, hạn chế gửi đơn đến các cơ quan. Anh Thức cũng không được gửi các sáng tác thơ, nhạc ra ngòai, Kiến nghị của anh gửi Chủ tịch nước không được chuyển đi, những khiếu nại gửi cho Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An, và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao không được gửi đi và không có thông tin phản hồi.

Luật sư Lê Công Định nhận định: "Gây áp lực buộc nhận tội lên anh Thức không thành, nhà cầm quyền sử dụng "biện pháp nghiệp vụ" quen thuộc là gây khó khăn cho sinh hoạt của anh trong tù.”

Anh Thức cho gia đình biết, sau 10 ngày, nếu trại giam không đáp ứng các yêu cầu của anh thì anh sẽ tiếp tục tuyệt thực.

Tuy nhiên gia đình anh Trần Huỳnh Duy Thức rất lo cho tình hình sức khoẻ của anh vì anh đã rất mệt trong lần gặp này. Anh Tân nói với Đài Á Châu Tự Do: “Ảnh tuyên bố là 10 ngày nhưng lần này sức khoẻ ảnh tệ hại hơn lần trước. Gia đình cũng đang lo lắng về quyết định tuyệt thực. Gia đình cũng mong anh sớm ngưng để bảo đảm sức khoẻ và tính mạng của ảnh”.
Theo RFA


EU chỉ trích việc kết án nhà hoạt động Lê Đình Lượng

RFA
Nhà hoạt động vì môi trường Lê Đình Lượng tại phiên tòa ở Nghệ An hôm 16/8/2018
Nhà hoạt động vì môi trường Lê Đình Lượng tại phiên tòa ở Nghệ An hôm 16/8/2018
AFP

Phái đoàn Liên minh Châu Âu EU vào ngày 20 tháng 8 ra Tuyên bố về việc Tòa án Nghệ An vào ngày 16 tháng 8 vừa qua tuyên 20 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với nhà hoạt động nhân quyền và môi trường Lê Đình Lượng với cáo buộc "Hoạt động nhằm chống chính quyền nhân dân". Hai nhân chứng dùng để buộc tội ông đều phản cung tại phiên tòa là hai tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng.

Tuyên bố của EU khẳng định việc này là tiếp nối xu hướng tiêu cực trong việc đàn áp các nhà hoạt động ôn hòa tại Việt Nam.

Tuyên bố của EU nói rõ: "Ông Lê Đình Lượng đã ủng hộ một cách ôn hòa cho sự thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền như đã được đảm bảo trong Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã ký kết tham gia, trong đó có Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Vì việc kết án trên là một sự vi phạm trực tiếp đối với các nghĩa vụ quốc tế này, Liên minh châu Âu mong muốn rằng các cơ quan thẩm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức đối với ông Lê Đình Lượng cũng như tất cả các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền khác hiện đang bị phạt tù vì đã biểu đạt quan điểm của mình một cách ôn hòa."

Phái đoàn Liên minh Châu Âu cũng lấy làm tiếc về việc các đại diện của Liên minh châu Âu và các đại sứ quán các nước thành viên không được dự phiên xử nhà hoạt động Lê Đình Lượng.

Điều này gây lo ngại rằng "có thể dẫn đền những nghi vấn về tính minh bạch của quá trình xét xử này."

Hoa Kỳ vào ngày 17 tháng 8 cũng lên tiếng về bản án mà Việt Nam tuyên cho ông Lê Đình Lượng. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân lương tâm, đồng thời cho phép mọi cá nhân tại Việt Nam được quyền tự do bày tỏ quan điểm của bản thân, được tự do tụ họp ôn hòa mà không sợ bị trả thù.

Cũng theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì khuynh hướng ngày càng tăng về biện pháp bắt bớ và kết án nặng nề các nhà hoạt động tại Việt Nam là đáng ngại.

Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) cũng ra thông cáo báo chí nhắc lại ông Lê Đình Lượng, năm nay 52 tuổi, là một cựu chiến binh biên giới phía Bắc với Trung Quốc và là một nhà hoạt động xã hội đòi hỏi đền bù cho những ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường Formosa vào năm 2016.

Theo RFA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Trước khi Michael Phương Minh Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt, phải ra tòa tại Thành phố HCM vào ngày 24/6 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, gia đình ông ở California và những người quan tâm, trong đó có những dân biểu Mỹ, đã hy vọng rằng ông sẽ được trục xuất về Mỹ để đoàn tụ với gia đình ngay sau phiên tòa. Nhưng mọi hy vọng đã bị dập tắt ngay sau phiên tòa khi Michael Phương Minh Nguyễn bị tòa tuyên 12 năm tù và chỉ bị trục xuất sau khi đã thi hành án. Ngay sau phiên tòa, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng và cho biết
“Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” mà người Việt không bị đồng hóa, nhưng chỉ có 70 năm mà đảng CSVN có khả năng diệt chủng dân tộc Việt Nam. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chỉ là khẩu hiệu lừa bịp nhân dân mà thôi. Các trí thức, văn nghệ sĩ và nhân dân đừng hy vọng được bọn thái thú địa phương lắng nghe và thực hiện theo ý dân.
Nhiều nhân vật bất đồng chính kiến, nhiều nhà hoạt động nhân quyền đã bị đưa ra xét xử trong những phiên tòa chóng vánh, kết án nặng nề mà luật sư bào chữa chỉ ra những sai phạm trong tiến trình tố tụng…......Trong một số vụ án hình sự xét xử đối với những tội danh về xâm phạm an ninh quốc gia mà tôi có dịp tham gia bào chữa với tư cách là luật sư, thì hồ sơ truy tố không có chứng cứ hoặc chứng cứ không thuyết phục. Nhưng tất cả đều dễ dàng được tòa án chấp nhận là chứng cứ hợp pháp để kết tội và tuyên hình phạt rất nặng.
Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang, dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ. - Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ.
Thân nhân của tù nhân chính trị Trương Minh Đức công khai thư kêu cứu về tình trạng của những người đang phải tuyệt thực tại Trại Giam Số 6 Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Thư kêu cứu đề ngày 23 tháng 6 do Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ tù nhân chính trị Trương Minh Đức ký tên và gửi đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Nghệ An và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Nội dung thư nói rõ việc Phân trại K2, Trại Giam Số 6 đang bức hại, đàn áp tù nhân chính trị.
CÒN QUY HOẠCH CÁN BỘ THÌ KHÔNG THỂ CHỐNG CHẠY CHỨC CHẠY QUYỀN Nói đến Quy hoạch cán bộ thì hiểu ngay là có người được quyền Quy hoạch và có người được Quy hoạch. Được Quy hoạch là có cơ hội thăng tiến – nên cán bộ phải cố lên. Bởi vậy, còn Quy hoạch thì sẽ có chạy Quy hoạch. Ai chạy Quy hoạch? Người bị Quy hoạch sẽ chạy Quy hoạch. Chạy ai? Chạy người có quyền Quy hoạch.
Tôi nghĩ những ông như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng thì sách của ông ấy chỉ có đảng của ông ấy đọc, chứ chẳng ai đọc, có khi những đảng viên của ông ấy cũng chẳng đọc luôn, Bởi vì tôi cho rằng những kiến thức mà các ông viết ra không có ý nghĩa thực tế, nếu những kiến thức ấy có ý nghĩa thực tế thì đất nước Việt Nam đã phồn vinh rồi.”.- Lã Việt Dũng.....Do đó, việc xuất bản những quyển sách này chỉ làm tốn tiền dân, tốn giấy, mà không ai đọc.
Việt Nam từng ra báo từ rất lâu. Tuy nhiên theo nhận định ngay dưới thời bị Pháp đô hộ, báo chí lúc đó còn được những quyền tối thiểu mà nhiều cơ quan báo chí trong nước hiện nay không có được. Gia Định báo được cho là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam được xuất bản vào ngày 15/4/1865.
Giáo sư Trần Phương:: “Thế bây giờ Chủ nghĩa xã hội của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta sẽ đi là cái Chủ nghĩa xã hội gì đây?”./ Đại tá Phạm Đình Trọng: “Đảng CSVN đã đưa dân tộc Việt Nam vào cuộc thí nghiệm xây dựng Xã hội chủ nghĩa suốt gần nửa thế kỷ và nhân dân Việt Nam phải trả giá quá đắt.
“Trung Quốc có tình cảm với bất cứ ai đi chăng nữa nhưng lợi ích của họ không thay đổi. Việt Nam cũng phải hiểu điều đó. Hồi năm 2011 khi ông Nguyễn Phú Trọng mới đắc cử chức Tổng Bí thư thì ông sang Trung Quốc ký thỏa thuận chung về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển. Năm 2011 xảy ra vụ (Trung Quốc) cắt cáp, năm 2012 cũng cắt cáp, rồi đến năm 2014 Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng thềm lục địa của Việt Nam chẳng hạn thì đường dây nóng giải quyết tranh chấp giữa hai bên theo nguyên tắc coi như là số 0.”
Bảo Trợ