Một bà ở Tây Ninh chết sau khi ‘đoàn liên ngành’ tới làm việc

19 Tháng Tám 201812:44 SA(Xem: 1340)
  • Tác giả :

Một bà ở Tây Ninh chết sau khi ‘đoàn liên ngành’ tới làm việc

blank
Số mì nạn nhân thu gom của người dân. (Hình: SGGP)

TÂY NINH, Việt Nam (NV) – “Đoàn liên ngành” của xã đến kiểm tra giấy phép kinh doanh một điểm thu mua mì. Bất ngờ một người trong “đoàn liên ngành” xô chủ điểm thu mua mì ngã xuống đất, khiến bà này chết tại chỗ.

Sáng 16 Tháng Tám, 2018, ông Hoàng Ngọc Phương, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, xác nhận với báo SGGP, ở xã vừa xảy ra vụ người dân bị tử vong sau khi “đoàn liên ngành” đến làm việc.

Tin cho hay, chiều 15 Tháng Tám, “đoàn liên ngành” của xã do ông Dương Quý Hà (phó chủ tịch xã) làm trưởng đoàn, cùng với ngành thuế, công an, đến kiểm tra giấy phép kinh doanh của bà Nguyễn Thị Bích (52 tuổi, ngụ ấp Hội Thạnh, xã Tân Hội, chuyên thu mua củ mì).

Tuy nhiên bà Bích xuất trình giấy phép kinh doanh do ông Trần Tiến Hiệp (36 tuổi, ngụ cùng xã, làm chung với bà Bích) đứng tên nên “đoàn liên ngành” đề nghị tịch thu mì, giấy phép kinh doanh và mời người liên quan về ủy ban xã làm việc.

“Trong lúc làm việc, bất ngờ một người trong ‘đoàn liên ngành’ xô bà Bích ngã xuống đất, nạn nhân tử vong tại chỗ. Nguyên nhân ban đầu gây ra cái chết của bà Bích là chấn thương sọ não, xuất huyết não, tụ máu bầm…,” báo SGGP cho hay.

“Người nhà nạn nhân phản ứng quyết liệt. Sự việc được báo cáo cho lãnh đạo xã Tân Hội và lãnh đạo xã này đã điều động thêm sáu người cùng công cụ hỗ trợ (ống tuýp sắt) đi trên ba xe gắn máy xuống hiện trường. Lúc này, người dân trong khu vực đã tụ tập khá đông, xôn xao về vụ việc. Toàn bộ thành viên trong ‘đoàn liên ngành’ ngay sau đó đã để lại phương tiện, mang theo giấy phép kinh doanh của nạn nhân và bỏ chạy,” báo này viết thêm.

blank
Xe gắn máy của “đoàn liên ngành” xã bỏ lại ở hiện trường. (Hình: Người Lao Động)

Theo báo SGGP, ngay trong tối cùng ngày, Công An tỉnh Tây Ninh đã xuống hiện trường điều tra sự việc, thu giữ toàn bộ xe gắn máy, ống tuýp sắt của “đoàn liên ngành.” Thi thể nạn nhân hiện đã được bàn giao cho gia đình lo hậu sự.

“Đoàn liên ngành” ở Việt Nam được hiểu là khái niệm chỉ một nhóm viên chức nhà nước, gồm thành viên của các ngành khác nhau như ủy ban, thuế vụ, công an… đến kiểm tra doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh. Và theo cách hiểu thông thường hơn thì mỗi khi bị “kiểm tra,” chủ doanh nghiệp, cơ sở đó phải “biết điều” bằng cách “bôi trơn,” “lót tay” nếu không muốn việc làm ăn của họ bị gây khó dễ, nhũng nhiễu đủ kiểu.

Nhiều blogger bình luận rằng trước đây, khi nghe đến “đoàn liên ngành” thì người ta chỉ biết đến chuyện “mất tiền,” còn nay thì “mất mạng.”

Facebook Ngọc Tuyên Đàm, người tự nhận là cháu gái của bà Bích, tường thuật: “Cô tôi phải chết tức tưởi do hành động của ông Dương Quý Hà (phó chủ tịch xã Tân Hội) và ba người khác làm ở thuế vụ, công an xã, nhân viên ủy ban xã.”

“Bốn kẻ nêu trên làm khó dễ và không cho cô tôi mua củ mì. Họ giật tờ giấy phép kinh doanh mua bán trên tay cô tôi rồi còn đòi xúc đống mì về xã. Cô tôi khóc và năn nỉ vậy mà họ còn ra tay xô cô tôi té xuống thềm xi măng gây chấn thương sọ não…,” Facebooker này viết.

Theo báo Người Lao Động, về việc tại sao phải kiểm tra, “làm căng” đối với những điểm thu mua nông sản nhỏ lẽ như vậy, một cán bộ của Ủy Ban Nhân Dân huyện Tân Châu cho rằng thời gần đây một số điểm thu mua, tiêu thụ mì, mũ cao su trộm cắp nên chính quyền mới có kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh. (T.K.)
Nguoi-viet.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.
“Ở Việt Nam không có các tổ chức tư nhân, không có các hội đoàn tư nhân, mà mọi hội đoàn muốn thành lập đều phải được nhà nước cấp phép. Nhà nước cho phép hoạt động thì cũng sẽ phải cấp ngân sách cho nó. Cho nên, gần đây có rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải có luật lập hội. Hiện nay luật lập Hội vẫn chưa có. Và khi đã có luật lập hội thì cá nhân có thể lập hội và hoạt động theo luật pháp, và đương nhiên là nhà nước không phải trợ cấp tiền cho họ, phải tự tạo ra chi phí của mình một cách hợp pháp. Phải để cho các hội đoàn tự tìm cách gây quỹ tạo kinh phí để hoạt động, nhà nước không nên cấp tiền.”
Tiếp tục tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư thay đổi thói quen, tập quán, thay vì mai táng, chuyển sang hỏa táng... nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm đất, chi phí... Kêu gọi vừa nêu được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đưa ra tại Hội nghị công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu lên tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2021 là cần có cơ chế khuyến khích để huy động nguồn lực trong dân, nhất là vàng, ngoại tệ, như vay tương đương vốn ODA. Xin được nhắc lại nguồn vốn ODA (Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài với các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.
Bạn trẻ Đăng Quang hối hả hòa vào dòng người đông đúc ở Sài Gòn, sau ngày làm việc cuối cùng của năm 2020 để kịp về nhà đón phút giao mùa mừng năm mới 2021. Chia sẻ với RFA mà không mất thời gian suy nghĩ khi chúng tôi liên lạc, Đăng Quang nói rằng bạn có ước vọng tất cả mọi người trên toàn thế giới được sức khỏe và cơn đại dịch COVID-19 được khống chế trong năm 2021. Đăng Quang tâm tình rằng dù cuộc sống gặp không ít khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, nhưng bạn thấy mình may mắn vì vẫn còn được nói, cười, nhìn thấy được người thân
Hôm 30 tháng 12 năm 2020, báo chí Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa thông tin về phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật". Thông tin này được loan dựa trên Quyết định 1722/QĐ-TTg Về việc ban hành danh mục bí mật Nhà nước của Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 3 tháng 11 năm 2020. Ngoài thông tin về an ninh, quốc phòng hay công tác đối ngoại, đối nội của đảng thuộc loại Tuyệt mật, môt số thông tin về nhân sự hay kỷ luật nhân sự trong đảng cũng thuộc loại Tuyệt mật.
Tại Hà Nội vào đầu năm nay, một người phụ nữ có xuất thân nghèo khổ phải đi đến một quyết định dù cuộc sống của cô phải chịu đảo lộn. Hoàn cảnh khó khăn, chồng đau ốm, bản thân cô còn phải lo cho cha mẹ già và con nhỏ. Trong khi đó không có, nên cô đã quyết định sang Đài Loan lao động. Ngày 28 tháng 5, cô bước vào phòng khám sức khỏe để xin giấy chứng nhận; đây là một điều kiện trong quy trình làm thủ tục đi lao động ở nước ngoài. Với kết quả tốt, ngày 4 tháng 9 cô đã lên máy bay, xuất cảnh sang Đài Bắc và không lâu sau đó, bắt đầu làm việc để gửi tiền về nuôi gia đình ở quê nhà.
Hơn 3 tháng sau khi một số bị cáo trong phiên tòa xét xử người dân xã Đồng Tâm đã được giảm án và trả tự do, những người này cho biết đến nay vẫn bị ám ảnh, hoảng loạn, mất ngủ bởi những gì họ trải qua trong lúc bị tạm giam. Bà Lê Thị Oanh, một người dân Đồng Tâm, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 20 tháng 12. “Sau phiên sơ thẩm thì 14 người được về. Khi họ về họ bảo, họ không giám nói. Người dân ra đón ở đầu làng đêm hôm sau phiên tòa sơ thẩm thì ai cũng nói là không bị đánh, không bị làm sao cả”.
Một trong những phiên tòa xét xử giới chức lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam trong năm 2020, được dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều có thể nói là trường hợp cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung. Ông bị đưa ra xử theo cáo buộc “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Cựu Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung bị khởi tố và bắt giam hồi cuối tháng 8 và phiên xử được tiến hành vào trung tuần tháng 12.
Tám Dân biểu Mỹ hôm 18/12 kêu gọi gọi Bộ Ngoại giao và Tài chính Mỹ thực hiện các chế tài cấm vận của Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với những công an Hà Tĩnh, những người đã tra tấn nhà báo Nguyễn Văn Hoá, người bị kết án tù 7 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong phiên toà năm 2017. Nguyễn Văn Hoá là cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA). Vào tháng 11 năm 2016, Hoá đã bị an ninh đánh đập, tịch thu thiết bị khi đang làm việc cho RFA. Khi bị giam giữ, Hoá lại bị tra tấn, ép phải ký biên bản hỏi cung.
Bảo Trợ