Những Bất Cập Quanh Việc Miễn Học Phí Cấp 2.......nhưng trên thực tế người dân vẫn phải trả rất nhiều tiền.

16 Tháng Tám 201811:19 CH(Xem: 1119)
  • Tác giả :

Những bất cập quanh việc miễn học phí cấp 2

RFA
Một trường cấp 2 ở huyện Mù Căng Chải tỉnh Yên Bái.
Một trường cấp 2 ở huyện Mù Căng Chải tỉnh Yên Bái.
blank AFP-Những bất cập quanh việc miễn học phí cấp 2.

Chính phủ VN ngày 15 tháng 8 đã quyết định miễn học phí cấp Trung học Cơ sở, hay còn gọi là cấp 2 các trường công lập.

Miễn học phí cho học sinh cấp Trung học Cơ sở là một phần trong dự án Luật giáo dục sửa đổi của Bộ Giáo dục trình lên Chính phủ. Bộ Giáo dục giải thích việc nhà nước mới miễn học phí đối với giáo dục tiểu học, còn trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh THCS chưa được miễn học phí. Điều này gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là đối với vùng núi, vùng dân tộc thiểu số. Mức thu học phí dù không quá cao, nhưng cũng là gánh nặng đối với gia đình có thu nhập thấp.

Chỉ một ngày trước khi Chính phủ đồng ý miễn học phí cấp 2, Bí thư thành ủy TP.HCM ông Nguyễn Thiện Nhân cũng nói rằng thành phố có thể sẽ miễn học phí cho học sinh THCS ở thành phố này bắt đầu từ năm 2019.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh, một nhà giáo ở Hà Nội, cho rằng học sinh được miễn học phí, nhưng vẫn phải đóng muôn vàn các loại phí khác:

Tình trạng chung của chúng ta trong giáo dục cũng như y tế là về mặt hình thức thì chúng ta nói là miễn phí hoặc rất rẻ nhưng trên thực tế người dân vẫn phải trả rất nhiều tiền. Cái dở nhất của chuyện miễn phí không triệt để này là người cung cấp dịch vụ giáo dục hoặc y tế sẽ đẩy người dân vào tâm thế như đi ăn mày, kiểu như đã miễn phí cho còn lắm chuyện nọ kia! Cho nên nó làm mất đi ý nghĩa của việc miễn phí.

Bà Nguyễn Hoàng Ánh cũng nhận định tiền học phí của học sinh thực chất không có nhiều, chủ yếu là các tiền phí khác là gánh nặng cho phụ huynh vào mỗi dịp đầu năm học.

về mặt hình thức thì chúng ta nói là miễn phí hoặc rất rẻ nhưng trên thực tế người dân vẫn phải trả rất nhiều tiền. 
- PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh

Trên các trang mạng, phụ huynh đăng tải danh sách những khoản đóng phí đầu năm, trong đó có những nơi lên đến hàng trăm triệu đồng, nhưng tiền học phí chỉ là phần rất nhỏ trong số đó. Trong khi đó, học sinh phải nộp tiền học thêm gấp nhiều lần học phí, chưa kể đến các khoản như hoạt động hè, sửa chữa trường, 4-5 loại quỹ, giấy kiểm tra, lao công, bảo vệ, nước uống, gửi xe, kỹ năng sống, học thêm nhóm,…

Hiện tại VN đã áp dụng chính sách phổ cập giáo dục Tiểu học bằng cách miễn học phí cho học sinh cấp 1 các trường công lập. Mặc dù như vậy nhưng phụ huynh vẫn kêu than họ phải đóng quá nhiều khoản cho con em, và có những khoản không hợp lý. Đây được gọi là tình trạng lạm thu trong ngành giáo dục.

Một phụ huynh ở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, Nghệ An nơi từng xảy ra vụ việc phụ huynh không cho con em tới trường để phản đối tình trạng lạm thu của trường tiểu học Diễn Đoài, cho RFA biết:

Trường đạt trường chuẩn quốc gia, tức không phải thu tiền học buổi 2 nữa nhưng họ vẫn thu. Đáng lẽ họ dậy 2 buổi mới đủ thời gian các môn, nhưng họ bịt dân bằng cách đẩy sang buổi chiều.

Nếu tính tất cả các phí thì cũng khá nhiều cho nên thực tế mà nói bây giờ tất cả những gì nhu cầu mình dùng thì mình phải nộp tiền. Nhưng có những cái mình chả biết gì cả mà vẫn phải nộp khá nhiều.

Học sinh một trường THCS Hà Nội dự lễ khai giảng.
Học sinh một trường THCS Hà Nội dự lễ khai giảng. AFP
blank

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, hiện là Ủy viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia và Phát triển Nhân lực, cho rằng chủ trương miễn học phí THCS là đáng hoan nghênh, nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện:

Thách thức lớn nhất là trường sở, vì hiện nay mình vẫn còn trường công và trường tư thục. Chỉ trường công mới miễn học phí được, còn trường tư thục thì không có khái niệm miễn học phí bởi vì đã gọi là tư thục thì do các tổ chức, cá nhân lập ra thì họ phải có lợi nhuận. Cho nên khó khăn là sợ rằng các trường công có làm nổi không. Bởi vì nếu trường công không làm được thì rất khó bởi vì các trường tư họ không bao giờ làm việc đó.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, một chuyên gia giáo dục, nguyên giáo sư đại học Liège, hiện đang sống ở Việt Nam, cho rằng chính sách này khó thực hiện trong điều kiện tài chính hiện nay của VN:

Bây giờ về vấn đề tài chính, thành phố Sài Gòn cũng như cả nước đang thâm thủng tài chính và thiếu tiền dữ dội. Rồi không biết nếu miễn phí thì các trường làm sao có thể chu toàn việc trả lương cho các giáo viên, nhất là số lượng và hình thức lựa chọn giáo viên chưa được tốt nên số lượng giáo viên rất đông. Cái này là một quá trình dài chứ đâu phải chỉ một sớm một chiều.

Đề xuất miễn học phí cấp 2 trước đó cũng được Bộ Giáo dục trình lên Chính phủ để xin ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội hôm 12/3, nhưng Chính phủ đã lược bỏ nội dung này đi. Hai bộ Tài chính và Nội vụ lúc đó phản đối đề xuất miễn học phí cấp 2 vì làm tăng chi ngân sách Nhà nước vốn đang gặp khó khăn.


Rồi không biết nếu miễn phí thì các trường làm sao có thể chu toàn việc trả lương cho các giáo viên...
- GS. Nguyễn Đăng Hưng

PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh cho rằng giải pháp cần làm bây giờ để giảm gánh nặng chi phí cho phụ huynh không phải là miễn học phí, mà phải bỏ cái mác “phi thương mại” trong giáo dục để minh bạch các khoản thu:

Điều này giống như quản lý doanh nghiệp vậy. Thứ nhất, chúng ta phải bỏ được gông cùm cho rằng giáo dục là phi thương mại đi. Vì cái câu "giáo dục của VN là phi thương mại" trong các hiệp định WTO mà mình không thể áp dụng các quy tắc thương mại, chính ra lại là một rào cản làm cho giáo dục không tiến bộ được. Vì các luật về thương mại không được áp dụng nên cuối cùng không có cách nào kiểm soát cả. Giáo viên nào sống bằng đường công khai thì rất khổ. Thực tình bây giờ công khai thì tiền ít, nhưng không công khai thì không ai biết được là bao nhiêu.

Bà nói rằng nếu VN quản lý trường học như một doanh nghiệp, thuê những người quản lý giỏi ở nước ngoài, sẽ đem lại hiệu quả cao. Một ví dụ bà nêu ra đó là trường hợp thầy giáo Trương Nguyện Thành mà đại học Hoa Sen mời từ Mỹ về đã đem lại nhiều thay đổi lớn về cách quản lý cho trường này.
Theo RFA


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Trước khi Michael Phương Minh Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt, phải ra tòa tại Thành phố HCM vào ngày 24/6 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, gia đình ông ở California và những người quan tâm, trong đó có những dân biểu Mỹ, đã hy vọng rằng ông sẽ được trục xuất về Mỹ để đoàn tụ với gia đình ngay sau phiên tòa. Nhưng mọi hy vọng đã bị dập tắt ngay sau phiên tòa khi Michael Phương Minh Nguyễn bị tòa tuyên 12 năm tù và chỉ bị trục xuất sau khi đã thi hành án. Ngay sau phiên tòa, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng và cho biết
“Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” mà người Việt không bị đồng hóa, nhưng chỉ có 70 năm mà đảng CSVN có khả năng diệt chủng dân tộc Việt Nam. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chỉ là khẩu hiệu lừa bịp nhân dân mà thôi. Các trí thức, văn nghệ sĩ và nhân dân đừng hy vọng được bọn thái thú địa phương lắng nghe và thực hiện theo ý dân.
Nhiều nhân vật bất đồng chính kiến, nhiều nhà hoạt động nhân quyền đã bị đưa ra xét xử trong những phiên tòa chóng vánh, kết án nặng nề mà luật sư bào chữa chỉ ra những sai phạm trong tiến trình tố tụng…......Trong một số vụ án hình sự xét xử đối với những tội danh về xâm phạm an ninh quốc gia mà tôi có dịp tham gia bào chữa với tư cách là luật sư, thì hồ sơ truy tố không có chứng cứ hoặc chứng cứ không thuyết phục. Nhưng tất cả đều dễ dàng được tòa án chấp nhận là chứng cứ hợp pháp để kết tội và tuyên hình phạt rất nặng.
Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang, dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ. - Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ.
Thân nhân của tù nhân chính trị Trương Minh Đức công khai thư kêu cứu về tình trạng của những người đang phải tuyệt thực tại Trại Giam Số 6 Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Thư kêu cứu đề ngày 23 tháng 6 do Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ tù nhân chính trị Trương Minh Đức ký tên và gửi đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Nghệ An và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Nội dung thư nói rõ việc Phân trại K2, Trại Giam Số 6 đang bức hại, đàn áp tù nhân chính trị.
CÒN QUY HOẠCH CÁN BỘ THÌ KHÔNG THỂ CHỐNG CHẠY CHỨC CHẠY QUYỀN Nói đến Quy hoạch cán bộ thì hiểu ngay là có người được quyền Quy hoạch và có người được Quy hoạch. Được Quy hoạch là có cơ hội thăng tiến – nên cán bộ phải cố lên. Bởi vậy, còn Quy hoạch thì sẽ có chạy Quy hoạch. Ai chạy Quy hoạch? Người bị Quy hoạch sẽ chạy Quy hoạch. Chạy ai? Chạy người có quyền Quy hoạch.
Tôi nghĩ những ông như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng thì sách của ông ấy chỉ có đảng của ông ấy đọc, chứ chẳng ai đọc, có khi những đảng viên của ông ấy cũng chẳng đọc luôn, Bởi vì tôi cho rằng những kiến thức mà các ông viết ra không có ý nghĩa thực tế, nếu những kiến thức ấy có ý nghĩa thực tế thì đất nước Việt Nam đã phồn vinh rồi.”.- Lã Việt Dũng.....Do đó, việc xuất bản những quyển sách này chỉ làm tốn tiền dân, tốn giấy, mà không ai đọc.
Việt Nam từng ra báo từ rất lâu. Tuy nhiên theo nhận định ngay dưới thời bị Pháp đô hộ, báo chí lúc đó còn được những quyền tối thiểu mà nhiều cơ quan báo chí trong nước hiện nay không có được. Gia Định báo được cho là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam được xuất bản vào ngày 15/4/1865.
Giáo sư Trần Phương:: “Thế bây giờ Chủ nghĩa xã hội của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta sẽ đi là cái Chủ nghĩa xã hội gì đây?”./ Đại tá Phạm Đình Trọng: “Đảng CSVN đã đưa dân tộc Việt Nam vào cuộc thí nghiệm xây dựng Xã hội chủ nghĩa suốt gần nửa thế kỷ và nhân dân Việt Nam phải trả giá quá đắt.
“Trung Quốc có tình cảm với bất cứ ai đi chăng nữa nhưng lợi ích của họ không thay đổi. Việt Nam cũng phải hiểu điều đó. Hồi năm 2011 khi ông Nguyễn Phú Trọng mới đắc cử chức Tổng Bí thư thì ông sang Trung Quốc ký thỏa thuận chung về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển. Năm 2011 xảy ra vụ (Trung Quốc) cắt cáp, năm 2012 cũng cắt cáp, rồi đến năm 2014 Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng thềm lục địa của Việt Nam chẳng hạn thì đường dây nóng giải quyết tranh chấp giữa hai bên theo nguyên tắc coi như là số 0.”
Bảo Trợ