
Dự án cải tạo một đoạn đường chỉ trên 2 km ở Hải Phòng đội vốn lên trên 1.310,9 tỉ VND, tương đương 56 triệu USD, theo báo Việt Nam.
Đó là dự án cải tạo 2,2km đường 356 đoạn từ ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ, thuộc Quận Hải An, do Sở Giao thông vận tải Hải Phòng thực hiện.
Theo các số liệu Thanh tra Chính phủ Việt Nam đưa ra, số vốn đầu tư ban đầu cho đoạn đường ngắn này chỉ là 314,9 tỉ đồng.
Nhưng sau đó, vốn bị "đội lên" tới con số 1.310,9 tỉ VND.
Được biết 'công trình' này đã hoàn thành.
Đâu cũng 'đội vốn và trượt giá'

Việc đội vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng xảy ra ở một đoạn đường khác, dài 7,56 km, là đường bao phía đông nam quận Hải An, lên 2.066,4 tỷ VND.
Ngoài ra, dự án xây dựng công trình tuyến đê biển Nam Đình Vũ cũng đội vốn lên 3.248,8 tỷ VND.
Theo Người Lao Động (16/07/2018), 22 dự án của Hải Phòng được Thanh tra Chính phủ phát hiện "có nhiều thiếu sót, tăng vốn từ vài trăm tỉ đến cả ngàn tỷ đồng, thậm chí hơn 2.000 tỷ đồng".
Nhưng Hải Phòng không phải là địa phương duy nhất có các công trình đắt tiền 'đội vốn'.
Các tỉnh thành khác đều có hiện tượng này và dư luận chỉ biết sau khi báo chí chính thống trích thuật các thông tin từ ngành thanh tra của nhà nước.
Ninh Bình: Dự án nạo vét sông Đáy 'phình ra' hơn 7.000 tỷ VND.
Thanh Hóa: Dự án kênh Hưng Long 'bị trượt giá' lên tới 9,942 VND, do nhiều sai phạm, theo các báo Việt Nam.

Sơn La: Thủy điện Sơn La 'đội vốn' đầu tư gần 60%, từ dự tính 31.000 - 37.000 tỷ lên 58.483,412 tỷ VND, theo báo Việt Nam hồi 11/2017.
TPHCM: Hai tuyến metro sẽ được điều chỉnh vốn tăng hàng tỷ USD, trong đó tuyến Bến Thành - Suối Tiên tăng 1,36 tỷ USD, tuyến Bến Thành - Tham Lương tăng 798,71 triệu USD, theo báo Việt Nam tháng 4/2018.
Theo BBC
Nhà giáo: Gian lận thi cử Hà Giang là bi kịch từ lỗi hệ thống
Một quan chức Sở Giáo dục tỉnh Hà Giang nâng điểm tốt nghiệp trung học phổ thông cho hơn 300 bài thi và đây là sai phạm “rất nghiêm trọng”, một cục trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định tại cuộc họp báo hôm 17/7.

Ông Mai Văn Trinh, đứng đầu Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng của bộ, cho báo chí trong nước biết người “trực tiếp can thiệp”, “sửa điểm” hàng trăm bài thi là ông Vũ Trọng Lương, phó trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý Chất lượng ở Hà Giang.
Chưa đầy một tuần trước, một số báo Việt Nam đưa tin dư luận “đặc biệt nghi ngờ” về kết quả thi tại Hà Giang, sau khi điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 được công bố.
Một bài báo của Thanh Niên cho hay ở khối thi gồm 3 môn toán, vật lý và tiếng Anh, riêng Hà Giang có 36 thí sinh đạt trên 27 điểm, trong khi cả nước chỉ có 76 thí sinh đạt mức điểm này.
Sau khi xuất hiện những nghi vấn do công chúng và báo chí đưa ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số đơn vị của Bộ Công an đã “kiểm tra, rà soát” hội đồng thi tốt nghiệp THPT của tỉnh Hà Giang.
Tường thuật của báo chí hôm 17/7 dẫn thông tin từ Bộ GD-ĐT nói rằng bộ kiên quyết chỉ đạo “xử lý nghiêm” các cá nhân, tập thể vi phạm để đảm bảo kỷ cương, nghiêm túc của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và cả cho những năm tiếp theo.
Scandal này là cái ngọn thôi, còn gốc của nó là nền giáo dục không đáp ứng được việc học của con ngườinhà giáo Phạm Toàn
Cùng ngày, một cựu thứ trưởng Bộ Giáo dục, phó giáo sư-tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ, được trang 24h.com trích lời hôm 17/7 nói rằng ông “quá sốc” về vụ gian lận mà ông gọi là “kinh khủng” và “làm khổ học sinh, làm ảnh hưởng xấu đến ngành giáo dục”.
Dư luận trên mạng xã hội nhận xét sự việc vừa xảy ra ở Hà Giang có thể là “vụ bê bối lớn nhất ngành giáo dục từ xưa đến nay”. Nhà giáo nổi tiếng Phạm Toàn, với kinh nghiệm nghiên cứu về giáo dục trong nhiều thập niên, bình luận với VOA:
“Cách dạy và cách học mấy chục năm nay sẽ dẫn đến cái scandal như thế. Bi kịch lớn nhất của nền giáo dục này là cách dạy cách học không tốt, càng học càng dốt. Scandal này là cái ngọn thôi, còn gốc của nó là nền giáo dục không đáp ứng được việc học của con người”.
Nhiều người thể hiện đồng quan điểm với nhà giáo Phạm Toàn. Thậm chí có những người đưa ra những nhận định đi xa hơn khi họ viết trên các diễn đàn mạng hoặc Facebook rằng rất có thể những gian lận tương tự cũng có ở các địa phương khác, chỉ là chưa “bị lộ”.
Trang tin VietnamNet cũng đặt ra nghi vấn này với bài viết có tít “Liệu còn những ‘Hà Giang chưa bị lộ’?”
Trước đây, báo chí Việt Nam đã ghi lại những vụ gian lận thi tốt nghiệp THPT khác ở Hà Nội và Bắc Giang rải rác trong các năm 2006, 2012, 2013 và 2015, trong đó có vụ hàng loạt giáo viên tiếp tay cho sai phạm ở thị trấn Đồi Ngô, Bắc Giang, được coi là có “tính lịch sử”.
Nhà giáo Phạm Toàn, người cũng tích cực hoạt động và lên tiếng vì sự tiến bộ ở Việt Nam, nhận xét với VOA rằng những bê bối trong lĩnh vực giáo dục nói riêng cũng phần nào cho thấy “sự suy đồi về đạo lý và văn hóa”.
Ông Toàn nói thêm sẽ rất khó để “sửa chữa” sự suy đồi này. Theo lời nhà giáo, “phải chữa từ lớp mẫu giáo và phải chữa vài chục năm” mới phục hồi được nền văn hóa và giáo dục của đất nước.